Quan điểm và định hướng

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 81)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Khó khăn, bất cập tác động đến phát triển kinh tế trang tế chăn nuôi gà huyện Tân Sơn

3.3.1. Quan điểm và định hướng

Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà tại huyện Tân Sơn cần ít nhất đáp ứng các quan điểm và định hướng chủ yếu sau đây:

3.3.1.1. Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng đến phát triển bền vững

Kinh tế trang trại là những tổ chức sản xuất nông nghiệp có vai trò thúc đẩy tích cực quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Điều này cho thấy, phát triển kinh tế trang trại phải gắn liền với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; đồng thời không tách rời với vấn đề nông dân và nông thôn nhằm phát triển nông nghiệp bao trùm gắn liền với chuỗi giá trị với các liên kết ngang, liên kết dọc đủ mạnh. Các chính sách phát triển kinh tế trang trại phải thể hiện rõ quan điểm trên đây.

3.3.1.2. Phát triển kinh tế trang trại đảm bảo hài hòa giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển; hướng đến nền nông nghiệp bền vững

Phát triển kinh tế trang trại là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở huyện Tân Sơn. Vì thế quan điểm này cần được nhận thức đầy đủ, nhất quán để vận dụng trong xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế trang trại ở địa phương. Thực hiện và nhân rộng mô hình chăn nuôi gà 3 F (Farm- Feed- Food), thực hiện tốt các liên kết dọc, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, và các liên kết ngang, liên kết giữa các trang trại để phát triển kinh tế trang trại gà ở huyện Tân Sơn.

3.3.1.3. Phát triển kinh tế trang trại huyện Tân Sơn dựa trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương gắn với thị trường

Các trang trại gà muốn đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, cần căn cứ vào điều kiện cụ thể để phát huy tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh, tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh cao ở địa phương huyện Tân Sơn, đó là điều kiện tự nhiện thuận lợi, tổ chức sản xuất và tiêu thụ tốt,…. Đồng thời cần nhận thức rằng, trong nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế trang trại phải gắn với thị trường, gồm cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

3.3.1.4. Phát triển kinh tế trang trại huyện Tân Sơn gắn với vùng nguyên liệu quy mô, chuyên môn hóa cao và gắn với công nghiệp chế biến

Nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm gà huyện Tân Sơn, hiệu quả sản xuất kinh doanh là mục tiêu sống còn của các trang trại huyện Tân Sơn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, để đạt được giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường các trang trại ở huyện Tân Sơn cần phải gắn với công nghiệp chế biến, là yêu cầu cấp bách để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường cho hàng hóa nông sản. Đồng thời phát triển trang trại cần gắn với những vùng nguyên liệu quy mô lớn và có trình độ chuyên môn cao.

3.3.1.5. Phát triển kinh tế trang trại gắn liền với cải thiện năng lực cạnh tranh sản phẩm, nâng cấp chuỗi giá trị sản phầm

Muốn nâng cao năng suất lao động và tăng giá trị gia tăng, trang trại phải trở thành những tác nhân tham gia chuỗi giá trị nông sản. Tham gia chuỗi giá trị, trang trại có cơ hội đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn khi còn ở ngoài chuỗi giá trị và chấp nhận cạnh tranh. Đến hiện nay, hầu hết các trang trại gà ở huyện Tân Sơn (nhất là các trang trại HTX) đã bước đầu tham gia chuỗi giá trị hàng nông sản do trang trại sản xuất, nhưng nhìn chung tỷ lệ tham gia còn ít và còn lỏng lẻo. Tuy nhiên, số lượng HTX còn ít (hiện

mới có 7 HTX chăn nuôi gà cả huyện), số thành viên HTX chưa nhiều. Vì vậy, trang trại ở huyện Tân Sơn cần phải tích cực tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị nông sản toàn cầu, đồng thời tham gia những công đoạn có giá trị gia tăng cao như chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm,… nhằm cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị.

3.3.1.6. Phát triển kinh tế trang trại gà huyện Tân Sơn hướng đến chuyển dần lên hình thức cao hơn là doanh nghiệp nông nghiệp

Kinh tế trang trại gà huyện Tân Sơn có quy mô, mức độ tập trung, tích tụ các nguồn lực sản xuất (đất đai, vốn, lao động) và chuyên môn hóa cao;

năng suất, hiệu quả và mức lợi nhuận cao. Tuy nhiên, do kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, được phát triển trên cơ sở kinh tế hộ gia đình nông dân có sự tích tụ và tập trung ruộng đất, vốn và lao động với quy mô lớn nhằm mục đích tạo ra một khối lượng hàng nông sản nhiều hơn, có hiệu quả hơn theo yêu cầu của thị trường, nên kinh tế trang trại không phải là một thành phần kinh tế. Như vậy, kinh tế trang trại chưa phải là doanh nghiệp nông nghiệp, nên chưa thể nhận được những ưu đãi cũng như lợi thế cạnh tranh mà doanh nghiệp có được. Vì thế việc phát triển kinh tế trang trại gà ở huyện Tân Sơn cần hướng đến chuyển dần lên hình thức cao hơn là doanh nghiệp nông nghiệp, nhất là đối với một địa bàn có những lợi thế về vị trí địa lý cũng như các nguồn tài nguyên khác.

3.3.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống trang trại nói chung và trang trại chăn nuôi nói riêng

* Các nhân tố chủ quan - Thiếu vốn dẫn đến:

+ Quy mô trang trại nhỏ gây sức ép với việc tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

+ Làm hạn chế việc áp dụng công nghệ mới và máy móc hiện đại, ảnh hưởng tới quá trình sản xuất.

+ Không đáp ứng được chất lượng các yếu tố đầu vào như: giống, kỹ thuật, vật tư, máy móc thiết bị,…

+ Ảnh hưởng tới việc học tập và nâng cao trình độ của các chủ trang trại.

+ Thiếu vốn cũng ảnh hưởng dán tiếp đến việc xử lý chất thải trong sản xuất, gây ô nhiễm môi trường.

* Các nhân tố khách quan - Nhân tố môi trường

+ Khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết,…): Ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của vật nuôi, tới việc bảo quản thức ăn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh,…

Dịch bệnh: Dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển của mỗi trang trại. Nếu trang trại phòng trừ và chữa trị tốt vật nuôi khỏe mạnh lớn nhanh sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho trang trại, tuy nhiên nếu không có biện pháp phòng trừ hợp lý để dịch bệnh lây lan trên diện rộng không những làm thiệt hại cho trang trại mà còn ảnh hưởng tới các trang trại xung quanh, cũng như vấn đề vệ sinh môi trường các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi gà ở huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)