II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ SỬA CHỮ A CÔNG TRÌNH
2. Trình tự ghi chép.
2.5. Bảng tổng hợp thanh toán lương toàn Công ty.
Bảng thanh toán lương toàn Công ty là chứng từ căn cứđể lên bảng phân bổ tiền lương vào các khoản trích theo lương của Công ty là căn cứ kế
toán viết phiếu chi, thanh toán lương cho công nhân viên.
Bảng thanh toán lương toàn Công ty căn cứ vào bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi vào các dòng, các cột, tương ứng.
Bảng thanh toán lương toàn Công ty chia làm hai phần:
Phần I: Tiền lương các khoản thu nhập của các bộ phận, tổ, phòng ban.
Phần II: Các khoản khấu trừ lương và thực lĩnh kỳ II.
Cột lương sản phẩm: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 6 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởng cơ khí 1 là 17.422.000đ
Cột lương cơ bản: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 3 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởng cơ khí 1 là 11.281502đ
Cột lương thời gian: Căn cứ vào dòng tổng cộng, côt 8 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng trong tháng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởng cơ khí 1 là 3.525.134đ
Cột lương gián tiếp: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 10 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 1.120.020đ
Cột nghỉ hưởng 100% lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 10 của các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi.
Cột BHXH trả thay lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 12 trên các bảng thanh toán lương của các phân xưởng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 309.820đ
Cột phụ cấp quỹ lương: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 15 trên bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 625.000đ
Cột thu nhập khác: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 14 trên các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 400.000đ
Cột Ăn trưa: Căn cứ vào dòng tổng cộng, côt 13 trên các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởng chế thử là1.532.000đ
Cột tổng số: Cột 6 + cột 8 + cột 14 + cột 13 + cột 16 + cột 14 + cột 15 + cột 9.
Cột tạm ứng: Là khoản tiền mà các đơn vị, bộ phận, tổđược lĩnh vào giữa kỳ.
Ví dụ: Phân xưởng chế thử là 4.100.000đ
Cột khấu trừ:
BHXH, BHYT, KPCĐ: Căn cứ vào dòng tổng cộng, cột 20,21 trên các bảng thanh toán lương các phân xưởng để ghi.
Ví dụ: Phân xưởn chế thử là :BHXH,BHYT :676.890đ
KPCĐ :252.365đ
Cột thực lĩnh kỳ II: = Tổng số - tạm ứng - các khoản khấu trừ
` = Cột 17 - Cột 18 - Cột 23.
Ví dụ: Phân xưởng chế thử là:25.236.524-4.100.000- 929.255=20.207.269đ
Dựa vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương toàn Công ty trả lương cho công nhân viên. Và để theo dõi về chi phí lương kế toán lập bảng phân bổ lương.
2.6. Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. ( BPB số 1). Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương là bảng tập