II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
5. Các hình thức trả lương:
Việc trả lương có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh , tính chất công việc và trình
độ quản lý của doanh nghiệp.
5.1. Hiện nay các doanh nghiệp thường áp dụng 2 hình thức trả
lương cơ bản là hình thức trả lươg theo thời gian và trả lương theo khối lượng sản phẩm ( đủ tiêu chuẩn) do công nhân viên làm ra. Tương ứng với 2 chếđộ trả lương đó là 2 hình thức tiền lương cơ bản
- Hình thức tiền lương thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo th
ời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và lang thang của người lao động .
Theo hình thức này tiền lương thời gian phải trả được tính bằng thời gian làm việc nhân với mức lương cấp bậc ( áp dụng với từng bật lương)
Tiền lương thời gian chia ra:
+ Tiền lương tháng: Là tiền lương trả cố định hàng tháng trên cơ sở
hợp đồng lao động .
+ Tiền lương tuần: Là tiền lương trả cho một tuần làm việc được xác
định trên cơ sở tiền lương tháng cách tính: Lương tuần = Lương tháng4
+ Tiền lương ngày: là tiền lương trả cho một ngày làm việc được xác định trên cơ sở tiền lương tuần, cách tính
Lương ngày = số ngày làm viLương tuầnệc
Hình thức tiền lương theo sản phẩm đảm bảo nguyên tắc phân phối theo số lương và chất lượng lao động , khuyến khích người lao động quan tâm đến kết quả và chất lượng sản phẩm mà họ làm ra. Do đó các doanh nghiệp hiện nay thường áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm
- Ngoài hai hình thức : tiền lương cơ bản ( lương sản phẩm , lương thời gian) thì một số doanh nghiệp còn áp dụng hình thức tiền lương khoán, tiền lương làm thêm…).
- Chếđộ thưởng: là khoản tiền bổ sung nhằm quán triệt đầy đủ hơn nguyên tắc phân phối theo lao động. Nó phụ thuộc vào chỉ tiêu thưởng và kết quả sản xuất kinh doanh.
Tiền thưởng trở thành công cụ khuyến khích vật chất cho người lao
động, giúp cho người lao động và chủ doanh nghiệp gắn bó với nhau hơn. - Chế độ phụ cấp: Trong một số doanh nghiệp một số loại phụ cấp thường được áp dụng như sau:
+ Phụ cấp làm đêm: Theo khoản 3, điều 8 của Nghị định số 197/CP thì:
Phụ cấp làm đêm = Tiền lương cấp bậc chức vụ x 30% (40%) x số giờ làm đêm Số giờ tiêu chuẩn quy định trong tháng.
+ Phụ cấp trách nhiệm: Nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc vừa làm công tác chuyên môn, vừa kiêm nghiệm công tác quản lý không phụ thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm việc đòi hỏi trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương. Phụ cấp trách nhiệm gồm có 3 mức: 0,1; 0,2; 0,3.
+ Phụ cấp độc hại: áp dụng với doanh nghiệp có các nghề có mức
độc hại.
- Chế độ trả lương khi ngừng việc: áp dụng cho những trường hợp người lao động làm việc thường xuyên buộc phải ngừng việc do các nguyên nhân khách quan (bão lũ, mất điện,…).
- Chế độ trả lương khi làm sản phẩm hỏng: áp dụng hco những trường hợp người lao động làm sản phẩm xấu, hỏng, không đúng quy định.
- Chếđộ trả lương thêm giờ: áp dụng với những trường hợp làm việc trong thời gian ngoài giờ làm việc theo quy định trong hợp đồng lao động.
Cách tính: Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương cấp bậc chức vụ số giờ quy định tháng X 150% (200%) X Số giờ làm thêm 6. Quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương doanh nghiệp trả cho tất cả lao động mà doanh nghiệp quản lý.
Quỹ tiền lương bao gồm các khoản:
- Tiền lương tính theo thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm, tiền lương khoán.
- Tiền lương trả cho người lao động tạo ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chếđộ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian điều động công tác, làm nghĩa vụ theo chếđộ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học,…
- Các loại phụ cấp làm đêm, làm thêm,…
- Các khoản tiền lương có tính chất thường xuyên.
Ngoài ra trong quỹ tiền lương, tiền lương kế hoạch còn được tính cả
các khoản chi đóng BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên.
Về phương tiện hạch toán quỹ tiền lương của doanh nghiệp được chia làm 2 loại: tiền lương phụ,tiền lương chính.
Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân trong thời gian công nhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả
theo cấp bậc và các khoản phụ cấp kèm theo (phụ cấp trách nhiệm, khu vực,…).
Để hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp thì việc quản lý và chi tiêu quỹ lương phải được đặt trong mỗi quản lý cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiêu tiết kiệm và hợp lý quỹ lương.