Kinh nghiệm về thực hiện chính sách QLNN đối với việc thu hút vốn FDI của Singapore

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước Đối với việc thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Địa bàn tỉnh bình dương (Trang 41 - 48)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 8

1.8 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách QLNN đối với việc thu hút vốn FDI của một số quốc gia, một số địa phương trong nước và Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bình Dương

1.8.1 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách QLNN đối với việc thu hút vốn FDI của một số quốc gia

1.8.1.2 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách QLNN đối với việc thu hút vốn FDI của Singapore

Trong thời gian vừa qua, Singapore đã trở thành quốc gia đạt được thành công cao nhất trong khu vực ASEAN khi thu hút một lượng FDI ổn định và bền vững qua nhiều năm. Tuy nhiên, từ cuối tháng 12 năm 2019, đại dịch COVID-19 đã bùng phát và lan ra hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, gây ra một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Cạnh tranh trong việc thu hút FDI trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Là một thành viên của ASEAN, Singapore đã không ngừng thể hiện vai trò dẫn đầu trong việc thu hút lượng FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài trong khu vực. Trong suốt những năm qua, Singapore đã duy trì vị thế hàng đầu với khối lượng FDI đạt số cao nhất trong khu vực ASEAN. Theo con số cụ thể vào năm 2022, Singapore đã thu hút tổng cộng 58 tỷ USD vốn FDI, vượt xa các quốc gia khác trong khu vực như Indonesia với 18 tỷ USD, Việt Nam với 14 tỷ USD, Philippines với 6,4 tỷ USD, và Malaysia cùng Thái Lan chỉ đạt lần lượt 2,5 tỷ USD và 1,5 tỷ USD.

Để đạt được kết quả trên, Singapore đã thực hiện nhiều chính sách như:

Không phân biệt đối xử với đầu tư nước ngoài: Thay vì áp dụng một luật đầu tư riêng biệt, Singapore điều chỉnh hoạt động đầu tư thông qua các luật chung, bao gồm luật hợp đồng, luật công ty và các luật cụ thể trong từng ngành. Tổng quát, không có sự phân biệt đối xử giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, trừ khi có những trường hợp đặc biệt được quy định bởi các luật cụ thể. Singapore thiết lập các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực như viễn thông, truyền thông, ngân hàng và quyền sở hữu đất đai. Những hạn chế này được quy định chi tiết trong các luật liên quan đến từng ngành.

Kết hợp chính sách tài chính và chính sách lao động: Trong những năm 1960, Singapore đã áp dụng các chính sách thuế ưu đãi đầu tiên như ưu đãi cho các công ty tiên phong, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư khi đặt trụ sở tại Singapore, nhằm thu hút FDI thông qua Luật Khuyến khích Mở rộng Kinh tế. Đạo luật này đã được chỉnh sửa vào năm 2010 để khuyến khích các dịch vụ kỹ thuật và chuyên nghiệp khác nhau trong các ngành trước đây bị hạn chế như ngân hàng, báo chí - in ấn và điện tử viễn thông. Để cạnh tranh với các quốc gia láng giềng có chi phí lao động thấp, Singapore nhận ra rằng cần phải dịch chuyển sang các hoạt động sản xuất có giá trị cao và nâng cao kỹ năng của lực lượng lao động.

Bộ máy giải quyết việc nhanh chóng: Trong những năm gần đây, Singapore đã được biết đến với hệ thống quản lý chính quyền hoạt động hiệu quả, linh hoạt và nhanh chóng, đồng thời sự cộng tác tốt giữa các cơ quan liên quan nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động và phát triển. Đối với các doanh nghiệp nước ngoài, việc xin cấp giấy phép hoạt động và đăng ký thành lập chỉ đơn giản thông qua quy trình kiểm soát của Cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán (ACRA), với nhiều hình thức như thành lập công ty con, văn phòng chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

Quy trình đăng ký này được thực hiện một cách rõ ràng và nhất quán, đi kèm với cơ chế thuế ưu đãi và hợp tác liên doanh hiệu quả, cũng như cho phép sở hữu 100%

vốn nước ngoài.

Hệ thống thuế đơn giản và thân thiện: Hệ thống thuế của Singapore được coi là "đơn giản và thân thiện với nhà đầu tư". Mức thuế doanh nghiệp cao nhất chỉ là 17%, đây là mức thuế doanh nghiệp thấp nhất trên toàn cầu. Đồng thời, Singapore đã ký kết hơn 70 hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA) với nhiều quốc gia trên thế giới, giúp giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài. Mạng lưới DTA ngày càng mở rộng, cùng với việc không áp dụng thuế tăng vốn và thuế thu nhập cổ tức, đã biến Singapore trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các hoạt động đầu tư kinh doanh thông qua hình thức liên danh.

Hệ thống pháp luật minh bạch, công bằng và vô tư: Hệ thống pháp luật của Singapore hoạt động với độ hiệu quả cao. Luật pháp liên tục được cập nhật và điều chỉnh để phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế và thương mại hiện tại.

1.8.2 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với việc thu hút vốn FDI của một số địa phương

1.8.2.1 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với việc thu hút vốn FDI của Thành phố Hồ Chí Minh

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, cuối năm 2022 Thành phố có 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư với 10.925 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đạt 78,32 tỷ USD.

Trong thời gian gần đây, TP.HCM đã tập trung vào chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư từ các tập đoàn công nghệ hàng đầu với sự sử dụng công nghệ cao và ưu tiên các nhà đầu tư mạnh về tài chính, có công nghệ mới và hàm lượng chất xám cao, đồng thời thân thiện với môi trường. Ngoài ra, thành phố cũng tập trung vào các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, sở hữu kiến thức khoa học và công nghệ cao, các ngành kinh tế số, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin, tự động hóa và sử dụng năng lượng sạch và tái tạo.

Đồng thời, TP.HCM đã mở rộng hoạt động xúc tiến đầu tư tại các thị trường và đối tác mới tiềm năng đồng thời vẫn tập trung vào việc thu hút đầu tư từ các thị trường và đối tác truyền thống thông qua các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Thành phố cũng chú trọng đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư

trực tiếp với các dự án hợp tác đầu tư thành công và hỗ trợ các nhà đầu tư lớn, có tính chiến lược hoặc các tập đoàn đa quốc gia đã thành công trong việc đầu tư tại Việt Nam.

Để duy trì vị thế hàng đầu trong việc thu hút đầu tư, TP.HCM tiếp tục tiến hành cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư linh hoạt và thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư lựa chọn thành phố là điểm đến của các dự án đầu tư. Cụ thể, thành phố đã rút ngắn 30% thời gian giải quyết các thủ tục đăng ký đầu tư so với quy định pháp luật.

TP.HCM đã tích cực triển khai các hoạt động nhằm cải thiện môi trường đầu tư như gặp gỡ và đối thoại với doanh nghiệp, thành lập các tổ công tác đầu tư do Chủ tịch UBND Thành phố làm tổ trưởng. Ngoài ra, TP.HCM cũng đang chuẩn bị hơn 300 ha đất dành cho các khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao với cơ sở hạ tầng kỹ thuật phù hợp, quy tụ tất cả doanh nghiệp công nghệ cao.

Hiện nay, TP.HCM đang tập trung vào việc khuyến khích và hỗ trợ phát triển công nghiệp với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ môi trường để đạt được tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, thành phố đang thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chủ lực của mình, trong đó công nghiệp hỗ trợ được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển toàn diện của ngành công nghiệp thành phố.

Mục tiêu cốt lõi của TP.HCM là thông qua việc quảng bá sức hấp dẫn của thị trường trong nước để thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ và hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu thông qua sự tham gia đầu tư của các thương hiệu quốc tế

và tập đoàn đa quốc gia. Để đạt được mục tiêu này, TP.HCM đã áp dụng các chính sách ưu tiên thu hút đầu tư và thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ. Thành phố đã xây dựng mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo Việt Nam với các công ty đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); đồng thời hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao để đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng toàn cầu. TP.HCM cũng ưu tiên và khuyến khích các công ty đa quốc gia và công ty FDI thực hiện nội địa hóa

thông qua các chính sách khuyến khích về thuế, lao động, nghiên cứu và phát triển.

Nhờ vào những chính sách này, TP.HCM tiếp tục củng cố vị thế hàng đầu trong việc thu hút đầu tư FDI, duy trì mối quan hệ vững chắc với các nhà đầu tư lớn và các tập đoàn đa quốc gia.

1.8.2.2 Kinh nghiệm về thực hiện chính sách quản lý nhà nước đối với việc thu hút vốn FDI của Hà Nội

Là trung tâm kinh tế và chính trị của cả nước, Hà Nội thu hút một lượng lớn doanh nghiệp và nhà đầu tư trong và ngoài nước. Điều này mang đến một cơ hội lớn và động lực để Hà Nội vươn lên thành một trong những địa điểm hàng đầu thu hút đầu tư FDI và đóng góp ngân sách lớn nhất cho cả nước.

Để đạt được những thành tựu đáng kể đó, Hà Nội không ngừng nâng cao môi trường kinh doanh và đầu tư, xây dựng một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trong chiến lược phát triển, Hà Nội ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài theo hướng bền vững.

Theo đó, Hà Nội tập trung vào việc thu hút các dự án chất lượng, tạo ra giá trị gia tăng và có tính cạnh tranh cao trong các lĩnh vực quan trọng như: phát triển hạ tầng đô thị, xây dựng thành phố thông minh; công nghiệp hỗ trợ sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; dự án liên quan đến công nghệ thông tin; hoạt động nghiên cứu và phát triển; du lịch, dịch vụ tài chính và ngân hàng; đào tạo nhân lực; nông nghiệp công nghệ cao và sản xuất thực phẩm an toàn.

Như vậy, thông qua việc ưu tiên các lĩnh vực này, Hà Nội hướng đến việc tăng cường phát triển bền vững và đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế của cả nước.

Thành phố Hà Nội cũng đã có những cải tiến trong công tác xúc tiến đầu tư, kết nối với việc xúc tiến thương mại, du lịch và quan hệ đối ngoại. Hà Nội đã xác định rõ các thị trường và quốc gia trọng điểm như G7, G8, OECD và các tập đoàn lớn để giới thiệu tiềm năng và lợi thế của thành phố. Ngoài ra, Hà Nội tập trung và tăng cường việc xúc tiến đầu tư tại chỗ, đồng thời đồng hành và hỗ trợ hoạt động của tổ công tác thúc đẩy hợp tác đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Với mục tiêu phục hồi và tăng trưởng kinh tế, Hà Nội đã chú trọng phát triển nền tảng số, cải cách thể chế và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giải quyết các thủ tục hành chính như đăng ký kinh doanh, đăng ký đầu tư, thuế, bảo hiểm và đất đai. Thành phố cũng công bố công khai và minh bạch toàn bộ quy hoạch ngành, quy hoạch phân khu và kế hoạch sử dụng đất theo nhiều hình thức, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin đầu tư. Đồng thời, Hà Nội cũng đẩy mạnh vai trò của các cơ quan xúc tiến đầu tư đối với các tổ chức ngoại giao và khu vực kinh tế vốn có đầu tư nước ngoài.

Hà Nội đã xác định rõ mục tiêu ưu tiên phát triển hạ tầng, và hiện tại trên địa bàn thành phố đã có 10 khu công nghiệp được thành lập và hoạt động với tổng diện tích 1.347,42ha. Trong số đó, có 9 khu công nghiệp với diện tích 1.270,5ha đã hoạt động ổn định và đạt tỷ lệ lấp đầy gần 100%. Đồng thời, Hà Nội đang tiến hành triển khai dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội nhằm tăng cường kết nối và liên kết vùng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đây có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội và thu hút đầu tư.

Có thể khẳng định rằng trong thời gian qua, Hà Nội đã liên tục nỗ lực mạnh mẽ để cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, đảm bảo sự thông thoáng, thuận lợi, minh bạch và công bằng. Những nỗ lực này nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư kinh doanh thành công và phát triển bền vững, đồng hành với sự phát triển của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

1.8.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bình Dương

Bình Dương đứng ở vị trí thứ hai trong cả nước (sau thành phố Hồ Chí Minh) về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với 4.085 dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và vẫn có hiệu lực. Tổng vốn đầu tư đăng ký của các dự án này là hơn 39,7 tỷ đô la Mỹ, chiếm hơn 9% tổng vốn đầu tư nước ngoài trên toàn quốc.

Để phát huy những kết quả tích cực về thu hút đầu tư và kinh nghiệm của các quốc gia, các địa phương Bình Dương cần:

Hơn nữa, để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, cần thực hiện các chính sách và giải pháp một cách đồng bộ. Một trong những

giải pháp quan trọng là tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh với các doanh nghiệp.

Điều này sẽ đóng góp đáng kể vào việc tăng cường lực lượng lao động qua đào tạo nghề tại Bình Dương. Đồng thời, tỉnh cũng cần triển khai nhiều chính sách hấp dẫn để thu hút những chuyên gia giỏi từ các lĩnh vực làm việc và hợp tác. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cung cấp môi trường làm việc thuận lợi, chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các chuyên gia nhập cư và làm việc tại Bình Dương. Đây sẽ làm nổi bật tiềm năng và thu hút những nguồn lực nhân tài quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và hợp tác của tỉnh.

Tỉnh Bình Dương cần chú trọng nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện quá trình chuyển đổi số và phát triển thành phố thông minh. Đặt sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm tiêu chí để đo lường hiệu quả của các chính sách và năng lực của các cơ quan và đơn vị hành chính của tỉnh.

Tỉnh Bình Dương cần tập trung nỗ lực mạnh mẽ để cải cách thủ tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử và thúc đẩy quá trình chuyển đổi số để phát triển thành phố thông minh. Sự hài lòng của cả người dân và doanh nghiệp sẽ là tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chính sách và khả năng của các cơ quan và đơn vị hành chính trong tỉnh.

Bình Dương cần nỗ lực hơn nữa trong việc duy trì và mở rộng mối quan hệ hợp tác với các địa phương trong và ngoài nước. Đồng thời, cần xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến và thu hút đầu tư một cách hiệu quả.

Hơn nữa, Bình Dương cần duy trì việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và nắm bắt xu hướng phát triển qua việc liên tục tiếp xúc và hợp tác với các tỉnh, thành phố của nước ngoài đã kết nghĩa với Bình Dương. Điều này sẽ giúp tạo ra môi trường thuận lợi để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi những xu hướng mới nhất trong quá trình phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước Đối với việc thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Địa bàn tỉnh bình dương (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)