Giới thiệu về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước Đối với việc thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Địa bàn tỉnh bình dương (Trang 48 - 107)

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

2.1 Giới thiệu tổ chức quản lý nhà nước đối với việc thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương

2.1.1 Giới thiệu về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương

Các khu công nghiệp ở Bình Dương phát triển từ khoảng đầu những năm 2000, kéo theo là thu hút nguồn lực lao động từ khắp nơi đến với tỉnh. Chính điều này giúp Bình Dương trở thành một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa lên đến 82%, cao nhất Việt Nam.

Hiện tại, cỏc KCN tại Bỡnh Dương chiờ́m đờ́n ẳ diện tớch khu cụng nghiệp khu vực Nam bộ. Vì vậy Bình Dương cũng là một trong số các địa phương dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Ngày nay, Bình Dương đã trở thành thủ phủ công nghiệp của khu vực miền Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Danh sách khu công nghiệp Bình Dương đã lên đến 29 khu công nghiệp (KCN Cây Trường – Bến Cát mới được thành lập tháng 03/2022 với diện tích quy hoạch 1.000 ha) với tổng diện tích lên đến 12.670,5 ha và tỷ lệ lấp đầy bình quân 87,4%. Ngoài danh sách khu công nghiệp tại Bình Dương, tỉnh còn có 12 cụm công nghiệp có quy mô lên đến 790 ha, và tỷ lệ lấp đầy cũng khá cao 67,4%.

Mô hình xây dựng KCN Bình Dương cũng trở thành hình mẫu về cơ sở hạ tầng, khả năng thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường cho các địa phương khác của Việt Nam. Một số khu công nghiệp Bình Dương nổi trội như VSIP, VSIP2, Mỹ Phước, Đồng An…

Hiện tại, các KCN ở Bình Dương đang đối mặt với các thách thức lớn khi quỹ đất không còn nhiều, tỷ lệ lấp đầy liên tục tăng cao, trong khi các thị trường khu công

nghiệp mới nổi ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu đang sở hữu quỹ đất lớn, mật độ còn thưa thớt, có sức hút rất lớn với nhà đầu tư, đặc biệt trong làn sóng dịch chuyển vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam.

Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương, trong tháng 1/2022, tỉnh đã thu hút được 108 tỷ đồng đầu tư trong nước, với 4 dự án mới. Trong khi đó thu hút đầu tư nước ngoài của Bình Dương đạt 118,89 triệu USD, trong đó có 5 dự án mới với tổng vốn đầu tư 59,2 triệu USD. Cũng trong tháng 1/2022, Bình Dương có 2 dự án đầu tư nước ngoài dừng hoạt động, có tổng vốn đầu tư 42,55 triệu USD.

Và đến tháng 1/2022, toàn thị trường KCN Bình Dương có hơn 3.000 dự án đang đầu tư. Trong đó dự án có vốn đầu tư nước ngoài có số lượng 2.333 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 25,89 tỷ USD. Số lượng dự án đầu tư trong nước là 667 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 78.513 tỷ đồng. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các KCN đã có đóng góp công sức rất lớn, giúp Bình Dương từ một tỉnh chủ yếu dựa vào nông nghiệp trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp hàng đầu cả nước.

Đồng thời, sự thành công về hiệu quả của mô hình phát triển các khu công nghiệp đã trở thành kiểu mẫu để các tỉnh thành trong cả nước học hỏi và áp dụng.

Tuy nhiên do Bình Dương có tính đặc thù riêng về địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu, chính sách thu hút đầu tư, nhân lực... vì vậy một số địa phương mặc dù áp dụng theo mô hình các KCN của Bình Dương nhưng vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.

Điều này có thể khẳng định mô hình phát triển KCN của Bình Dương vừa có những đặc điểm chung và những đặc thù riêng. Từ đó đã tạo nên sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của tỉnh nhà, trong thời gian tới phát triển KCN vẫn là ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong việc thu hút đầu tư, đóng góp lớn vào công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước.

Hình 2.1: Bản đồ phân bố các KCN tỉnh Bình Dương

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Bình Dương

2.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức QLNN đối với việc thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương

Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức QLNN đối với thu hút FDI của tỉnh Bình Dương

Nguồn: UBND tỉnh Bình Dương

2.2 Phân tích tình hình thực hiện nội dung các chính sách QLNN đối với việc thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 -2022

2.2.1 Thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương bao gồm việc thực hiện chính sách của các nhóm sau đây

2.2.1.1 Nhóm các chính sách tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài

Phương pháp tiếp cận thực thi chính sách thông qua hướng tiếp cận “từ trên xuống dưới” đã được áp dụng tại tỉnh Bình Dương từ Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI vào năm 1997. Chủ trương đã đưa ra là tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi, tận dụng các lợi thế địa lý, nguồn lực và tiềm năng của dân cư và doanh nghiệp trong tỉnh, nhằm thu hút các nguồn lực từ ngoài tỉnh và nước ngoài để tạo động lực phát triển và hình thành kinh tế mở. Đồng thời, việc mở rộng quan hệ với đối tác bên ngoài và tận dụng nguồn lực đầu tư từ nước ngoài cũng được tối đa hóa nhằm phát triển công nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X về đổi mới trong thu

UBND tỉnh Bình Dương

Sở Kế hoạch và Đầu tư BQL các KCN Sở Tài chính Sở Xây dựng

Chủ các Dự án FDI

hút các nguồn đầu tư và Chương trình số 34-CTr/TU về đổi mới thu hút đầu tư đã được Tỉnh ủy Bình Dương ban hành vào ngày 15/12/2016. Trong đó, Tỉnh ủy Bình Dương đã đặt mục tiêu tập trung vào việc thu hút đầu tư từ các đối tác có sức mạnh kinh tế, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Đồng thời, tăng cường kêu gọi và thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít lao động thâm dụng và thân thiện với môi trường. Các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch là những đối tượng tập trung thu hút. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương cũng đã kết hợp hướng tiếp cận “từ dưới lên trên” để tạo sự tương tác giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. Đây được thể hiện rõ ràng trong việc thực hiện thành công chính sách “trải thảm đỏ thu hút đầu tư”, làm nổi bật sự ấn tượng khi các nhà đầu tư đến Bình Dương. Tiếp tục xây dựng trên thành công này, trong những năm gần đây, tỉnh đã áp dụng chính sách "chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh hy vọng doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng chính quyền trong việc tìm ra các giải pháp cụ thể, khắc phục các khó khăn và vướng mắc, nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách và lâu dài, từ đó phát triển kinh tế và xã hội.

Trong thời gian gần đây, Bình Dương đã triển khai một loạt chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế và tăng cường xuất khẩu. Tỉnh liên tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư bằng việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kêu gọi đầu tư vào việc hoàn thiện hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, tỉnh quan tâm phát triển mô hình nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động. Một điểm đáng chú ý là Bình Dương đã đổi mới mô hình phát triển bằng việc hợp tác và triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh, cũng như gia nhập Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới (WTA) và Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF).

Trong việc thu hút đầu tư, tỉnh ngày càng tập trung vào việc lựa chọn kỹ càng hơn, ưu tiên các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ chất lượng cao. Đồng thời, Bình Dương cũng hạn chế tối đa và dần dần chấm dứt việc thu hút các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường và sử dụng lao động không hiệu quả. Các giải pháp trọng tâm này đã góp phần đáng kể vào thành công của

tỉnh trong việc thu hút đầu tư trong thời gian qua, làm cho Bình Dương trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

a) Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Bình Dương vượt mục tiêu kết quả hài lòng: SIPAS năm 2022 của tỉnh Bình Dương đạt 85,52% xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (tăng 18 bậc so với năm 2021). Trung ương đánh giá Bình Dương là 1 trong 41 tỉnh có kết quả SIPAS 2018 tăng so với SIPAS 2022 và là 1 trong 25 tỉnh có SIPAS tăng bền vững trong giai đoạn 2018 - 2022

Báo cáo công bố cũng cho thấy có 35/63 tỉnh, thành phố tăng thiếu bền vững và 3/63 tỉnh, thành phố giảm dần qua các năm. Mục tiêu kế hoạch CCHC của Chính phủ đến năm 2020, đạt từ 80% hài lòng trở lên. Trong kế hoạch CCHC của tỉnh Bình Dương cũng đặt mục tiêu từ 90% hài lòng trở lên vào năm 2022. Như vậy, kết quả SIPAS của Bình Dương tăng đều trong 5 năm và vượt mục tiêu 8,02%.

Trong nhóm các tỉnh miền Đông Nam bộ, năm 2022 tỉnh Bình Dương xếp hạng 1/8 tỉnh, thành phố (năm 2018 xếp hạng 2/8, sau tỉnh Đồng Nai). Trong nhóm các đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II, Bình Dương xếp hạng 7/38 tỉnh, thành phố (năm 2022 xếp hạng 12/38 tỉnh, thành phố). Kết quả hài lòng các yếu tố thành phần đánh giá của tỉnh Bình Dương năm 2022 có 4/5 yếu tố tăng về kết quả và xếp hạng so với năm 2021.

Năm 2022, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) là yếu tố đạt kết quả cao nhất trong 5 nhóm yếu tố và là yếu tố duy nhất đạt kết quả hài lòng trên 90%.

TTHC được công khai, minh bạch và đạt được nhiều đánh giá tốt từ người dân, tổ chức. Năm 2022, 100% người dân, tổ chức qua khảo sát trả lời các cơ quan, địa phương có thông báo và xin lỗi khi giải quyết TTHC trễ hẹn (năm 2021, chỉ đạt 80,83%). Cán bộ, công chức, cơ quan, địa phương tiếp tục nhận được sự đánh giá cao (91,29%). Trong đó nổi bật nhất là tinh thần, thái độ phục vụ cũng như sự tận tình trong hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện TTHC.

Theo kết quả công bố của Trung ương, hầu hết các yếu tố đo lường năm 2022 đều có kết quả tăng so với năm 2019, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại bộ phận “một cửa” đã được các địa phương quan tâm đầu tư,

nâng cấp khang trang, hiện đại. Trong các yếu tố đo lường, yếu tố tiếp nhận, xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị năm 2022 có kết quả giảm so với 2021 và đạt dưới 80%

(79,84%). Yếu tố đánh giá về cơ sở vật chất dù năm 2022 có tăng so với năm 2019 nhưng vẫn có 22,76% người dân, tổ chức kiến nghị cần cải thiện cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư trong năm Bình Dương vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp của kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục kéo dài như suốt 2 năm qua nên cộng đồng doanh nghiệp tại Bình Dương đã phải chịu tác động đến mọi mặt sản xuất kinh doanh. Đó là những lý do chính khiến cho Chỉ số PCI của tỉnh đạt 65,13 điểm (giảm 4,48 điểm), xếp thứ 36/63 tỉnh, thành trên cả nước (giảm 30 bậc so với năm 2021) và xếp thứ 5 so với các tỉnh Đông Nam bộ (giảm 4 bậc so với năm 2021). Chỉ số PAR Index, Bình Dương đạt 84,78/100 điểm, xếp hạng 35/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (giảm 22 bậc so với năm 2021). Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định, nguyên nhân do tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến thực hiện còn thấp; công khai thủ tục hành chính cũng như tiến độ kết quả giải quyết hồ sơ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính còn chưa kịp thời; tính hiệu quả của việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao. Mức độ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước trong năm của tỉnh còn chậm.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư của Bình Dương đã triển khai thực hiện đề án cải cách thủ tục hành chính và áp dụng cơ chế một cửa trong cấp phép đầu tư. Điều này giúp hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả, cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án. Sở cũng đảm bảo giải quyết kịp thời các khó khăn và vướng mắc của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Bình Dương, đồng thời lắng nghe ý kiến góp ý từ các nhà đầu tư.

Những cải cách và hỗ trợ này đã giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư và xây dựng hình ảnh thu hút của Bình Dương, khuyến khích các dự án mở rộng quy mô sản xuất và thu hút dự án mới.

Ngoài các cải cách thủ tục, Bình Dương cũng có chính sách ổn định, rành mạch và dễ dự báo trong việc thu hút đầu tư, làm cho tỉnh trở thành một lựa chọn ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình an ninh và trật tự ổn định cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các tập đoàn kinh tế lớn và uy tín trên thế

giới xem xét khi lựa chọn địa điểm đầu tư.

2.2.1.2 Nhóm các chính sách hấp dẫn đối với thu hút FDI a) Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp

Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ đang thực hiện cải cách thuế giai đoạn 4.

Trong giai đoạn này, bối cảnh kinh tế của đất nước có nhiều thay đổi. Thêm vào đó, hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh theo hướng nâng cao chất lượng, phát triển theo chiều sâu. Luật thuế mới được ban hành và Luật sửa đổi, bổ sung các Luật thuế trong thời gian này cũng được xây dựng theo hướng phù hợp với những thay đổi trên. Cụ thể:

Điều 13, Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13 của Quốc hội khóa XIII ban hành ngày 19/06/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 quy định về mức ưu đãi: (i) doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực CNC, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư phát triển CSHT đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm phần mềm được áp dụng thuế suất 10%

trong thời gian 15 năm (so với mức thông thường 23%); (ii) doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường được áp dụng thuế suất 10%; (iii) đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và CNC thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm.

Mức thuế suất TNDN trung bình hiện nay của Việt Nam là 20% được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC. Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC được sửa đổi tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định thuế suất ưu đãi từng trường hợp cụ thể đối với các doanh nghiệp với mức thuế suất 10% trong 15 năm;

doanh nghiệp có thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động; doanh nghiệp có mức thuế suất 15%; doanh nghiệp có thuế suất 17% trong 10 năm; doanh nghiệp có

thuế suất 17% trong suốt thời gian hoạt động. Điều 20 Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính được sửa đổi tại Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về các trường hợp được miễn thuế 04 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 09 năm tiếp theo; trường hợp được miễn thuế 04 năm, giảm 50% thuế phải nộp trong 05 năm tiếp theo; trường hợp được miễn thuế 02 năm và giảm 50% thuế trong 04 năm tiếp theo.

b) Luật đất đai

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ đã ban hành các Nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước và ban hành theo thẩm quyền các Thông tư hướng dẫn với những quy định nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cải thiện MTKD: miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật đầu tư; ưu đãi trong lĩnh vực xã hội hóa; ưu đãi khi đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; mở rộng phạm vi áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất và đối tượng áp dụng để xác định nghĩa vụ tài chính về tiền thuê đất cho doanh nghiệp đã cải cách TTHC, rút ngắn thời gian xác định, thông báo nộp tiền thuê đất vào NSNN và hỗ trợ một phần cho doanh nghiệp... Một số văn bản quan trọng có các nội dung hỗ trợ doanh nghiệp như miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư như: Thông tư liên tịch số 87/2016/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn việc thẩm định dự thảo Bảng giá đất, phương án giá đất của Hội đồng thẩm định giá đất và Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-BTC-BTNMT quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất. Hai thông tư này cũng xác định trách nhiệm của các cơ quan tài nguyên môi trường, tài chính, thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xác định giá đất, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; tiến hành cải cách, công khai TTHC, rút ngắn thời gian xác định tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Năm 2017, nhằm thu hút đầu tư, tăng cường hiệu quả quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính đất đai tại các KKT, khu CNC, Chính phủ ban hành Nghị định 35/2017/NĐ-CP ngày 03/04/2017 quy định tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước Đối với việc thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Địa bàn tỉnh bình dương (Trang 48 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)