CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2022
2.2 Phân tích tình hình thực hiện nội dung các chính sách QLNN đối với việc thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 -2022
2.2.1 Thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương bao gồm việc thực hiện chính sách của các nhóm sau đây
2.2.1.4 Tính hiệu quả của chính sách
Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Dương đã mang lại một số kết quả tích cực, nhưng cũng gặp phải một số vấn đề hạn chế, cụ thể:
Qua 30 năm thực hiện công tác thu hút đầu tư trong đó có việc thu hút vốn FDI, Bình Dương đã và đang nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước về số dự án FDI được cấp phép và triển khai, cùng với các địa phương: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2022 nguồn vốn FDI ở Bình Dương đã gần 40 tỷ đô la Mỹ.
Hiệu quả của quá trình thu hút vốn đầu tư FDI còn tạo ra nhiều ngành sản xuất, kinh doanh mới mà trước đó ở địa phương chưa có hoặc không có khả năng đầu tư, triển khai được. Nguồn FDI cũng là yếu tố chính quyết định đến lĩnh vực hoạt động ngoại thương của Bình Dương tăng trưởng cao hàng năm. Trong 10 năm qua Bình Dương là địa phương có hoạt động xuất siêu cao nhất cả nước.
Các dự án FDI đi vào sản xuất, kinh doanh còn góp phần đảm bảo giải quyết hàng triệu việc làm cho cư dân địa phương và các tỉnh thành trong cả nước.
Quá trình thu hút vốn FDI cũng tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực thương mại, dịch vụ, phát triển đô thị để tạo tiền đề cần thiết cho Bình Dương thực hiện mục tiêu xây dựng Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc TW trong thời gian tới.
Cải thiện cơ sở hạ tầng: Khi các doanh nghiệp FDI triển khai tại địa phương, tất yếu sẽ kéo theo việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng. Những năng lực mới của kết cấu hạ tầng được tạo ra từ các dự án nói trên, không những chỉ có tác dụng đối với chính dự án đó mà còn ảnh hưởng đến các dự án khác và sự phát triển của địa phương. Chính các doanh nghiệp FDI đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh Bình Dương rõ ràng và dễ đập vào mắt mọi người chính là hệ thống giao thông trong nội tỉnh, hệ thống chiếu sáng đô thị, hệ thống cung cấp điện và nước của Tỉnh,… Quá trình thu hút vốn FDI cũng đặt ra cho địa phương các yêu cầu về đầu tư hạ tầng, quản lý tài nguyên, quản lý nguồn lực, quản lý xã hội, quản lý môi trường nhằm đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập và phát triển.
Tuy nhiên: Các chương trình xúc tiến đầu tư nước ngoài (XTĐT) thường diễn ra đều đặn, nhưng hiện tại chúng chủ yếu tập trung vào việc quảng bá hình ảnh, mục tiêu phát triển kinh tế và các cam kết của chính quyền địa phương. Do đó, chưa có hiệu quả trong việc thu hút nhà đầu tư có chất lượng cao đến Việt Nam. Ngoài ra, các chính sách thu hút FDI gần đây cũng đã gây ra nhiều vấn đề bất ổn trong xã hội, đòi hỏi Chính phủ phải tìm cách giải quyết, ví dụ như gia tăng tệ nạn xã hội, ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường; Sự mất cân đối về đối tác đầu tư: Trong số vốn FDI hơn 20 tỷ USD vào Bình Dương, hiện tại Đài Loan, Nhât Bản, Hàn Quốc đã chiếm 50% lượng vốn đầu tư. Trong đó doanh nghiệp Đài Loan có qui mô đầu dự án nhỏ, đầu tư các ngành thông dụng lao động (Thực chất là tận dụng lợi thế nhân công giá rẻ tại Việt Nam nói chung) nên không thể chuyển giao được tiến bộ khoa học cho nền kinh tế. Mặt khác với số lượng lao động lớn
trong mỗi doanh nghiệp đã tạo cho địa phương nhiều áp lực liên quan đến gia tăng dân số, chính sách nhà ở, chính sách y tế, giáo dục cho địa phương cũng như công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội; Đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, tuy qui mô của mỗi doanh nghiệp lớn gấp 2 lần so với qui mô vốn doanh nghiệp FDI tại Bình Dương, song một số doanh nghiệp chỉ thuần túy thực hiện một phần chi tiết, kết cấu của sản phẩm công nghiệp nên việc chuyển giao công nghệ sản xuất cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư trong nước là không thể thực hiện được; Đối với doanh nghiệp Hàn Quốc, đầu tư của họ chủ yếu là các ngành thâm dụng lao động, gia công, chưa tạo được giá trị gia tăng cao trong sản phẩm công nghiệp; Sự mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề đầu tư: Nguồn đầu tư FDI vào Bình Dương trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và dịch vụ chất lượng cao còn ít nên đóng góp của khu vực có vốn FDI còn khiêm tốn vào giá trị thương mại dịch vụ của địa phương.
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát tính hiệu lực của chính sách
Nội dung
Giá trị nhỏ nhất
Giá trị lớn
nhất
Giá trị trung
bình
Kết quả đánh giá
Nội dung chính sách thu hút vốn FDI đã
đầy đủ, cụ thể 2 4 2,15 Không
đồng ý
Cán bộ thực thi chính sách được tập huấn đầy đủ, được quán triệt sâu sắc kịp thời, nghiêm túc thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành chính sách của Nhà nước
1 3 1,51 Không
đồng ý
Nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận được các thông tin chính sách dành cho họ
1 5 2,25 Không
đồng ý
Đánh giá chung về tính hiệu lực của
chính sách 1 5 1,97 Không
đồng ý
Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát về tính hiệu quả của chính sách thu hút vốn FDI
Nội dung Giá trị
nhỏ nhất
Giá trị lớn nhất
Giá trị trung
bình
Kết quả đánh giá Các chính sách thu hút vốn FDI đã giúp
Bình Dương thu hút vốn FDI phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế
2 5 2,68 Trung bình
Các chính sách thu hút vốn FDI đã tác động tích cực đến môi trường và giúp Bình Dương thực hiện các mục tiêu xã hội khác như phát triển nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm, …
3 4 1,72 Không
đồng ý
Các chính sách thu hút vốn FDI đã giúp Bình Dương thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng trong sản xuất
3 5 3,52 Đồng ý
Các chính sách thu hút vốn FDI đã giúp Bình Dương thu hút vốn, công nghệ, học tập kinh nghiệm quản lý của các nước tiên tiến
1 3 1,81 Không
đồng ý
Đánh giá chung về tính hiệu quả của
chính sách 2 5 2,88 Bình