Nhóm các chính sách tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước Đối với việc thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Địa bàn tỉnh bình dương (Trang 51 - 55)

CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2018 - 2022

2.2 Phân tích tình hình thực hiện nội dung các chính sách QLNN đối với việc thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 -2022

2.2.1 Thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thu hút vốn FDI của tỉnh Bình Dương bao gồm việc thực hiện chính sách của các nhóm sau đây

2.2.1.1 Nhóm các chính sách tạo lập môi trường đầu tư nước ngoài

Phương pháp tiếp cận thực thi chính sách thông qua hướng tiếp cận “từ trên xuống dưới” đã được áp dụng tại tỉnh Bình Dương từ Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI vào năm 1997. Chủ trương đã đưa ra là tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi, tận dụng các lợi thế địa lý, nguồn lực và tiềm năng của dân cư và doanh nghiệp trong tỉnh, nhằm thu hút các nguồn lực từ ngoài tỉnh và nước ngoài để tạo động lực phát triển và hình thành kinh tế mở. Đồng thời, việc mở rộng quan hệ với đối tác bên ngoài và tận dụng nguồn lực đầu tư từ nước ngoài cũng được tối đa hóa nhằm phát triển công nghiệp. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X về đổi mới trong thu

UBND tỉnh Bình Dương

Sở Kế hoạch và Đầu tư BQL các KCN Sở Tài chính Sở Xây dựng

Chủ các Dự án FDI

hút các nguồn đầu tư và Chương trình số 34-CTr/TU về đổi mới thu hút đầu tư đã được Tỉnh ủy Bình Dương ban hành vào ngày 15/12/2016. Trong đó, Tỉnh ủy Bình Dương đã đặt mục tiêu tập trung vào việc thu hút đầu tư từ các đối tác có sức mạnh kinh tế, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Đồng thời, tăng cường kêu gọi và thu hút vốn FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít lao động thâm dụng và thân thiện với môi trường. Các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch là những đối tượng tập trung thu hút. Ngoài ra, tỉnh Bình Dương cũng đã kết hợp hướng tiếp cận “từ dưới lên trên” để tạo sự tương tác giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp. Đây được thể hiện rõ ràng trong việc thực hiện thành công chính sách “trải thảm đỏ thu hút đầu tư”, làm nổi bật sự ấn tượng khi các nhà đầu tư đến Bình Dương. Tiếp tục xây dựng trên thành công này, trong những năm gần đây, tỉnh đã áp dụng chính sách "chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp", cam kết đồng hành cùng các nhà đầu tư. Đồng thời, tỉnh hy vọng doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng chính quyền trong việc tìm ra các giải pháp cụ thể, khắc phục các khó khăn và vướng mắc, nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách và lâu dài, từ đó phát triển kinh tế và xã hội.

Trong thời gian gần đây, Bình Dương đã triển khai một loạt chính sách và giải pháp nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế và tăng cường xuất khẩu. Tỉnh liên tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư bằng việc tập trung phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, kêu gọi đầu tư vào việc hoàn thiện hạ tầng khu, cụm công nghiệp. Đồng thời, tỉnh quan tâm phát triển mô hình nhà ở xã hội cho công nhân và người lao động. Một điểm đáng chú ý là Bình Dương đã đổi mới mô hình phát triển bằng việc hợp tác và triển khai Đề án xây dựng thành phố thông minh, cũng như gia nhập Hiệp hội Đô thị Khoa học Thế giới (WTA) và Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF).

Trong việc thu hút đầu tư, tỉnh ngày càng tập trung vào việc lựa chọn kỹ càng hơn, ưu tiên các dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ và dịch vụ chất lượng cao. Đồng thời, Bình Dương cũng hạn chế tối đa và dần dần chấm dứt việc thu hút các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường và sử dụng lao động không hiệu quả. Các giải pháp trọng tâm này đã góp phần đáng kể vào thành công của

tỉnh trong việc thu hút đầu tư trong thời gian qua, làm cho Bình Dương trở thành điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

a) Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Bình Dương vượt mục tiêu kết quả hài lòng: SIPAS năm 2022 của tỉnh Bình Dương đạt 85,52% xếp hạng 4/63 tỉnh, thành phố trên cả nước (tăng 18 bậc so với năm 2021). Trung ương đánh giá Bình Dương là 1 trong 41 tỉnh có kết quả SIPAS 2018 tăng so với SIPAS 2022 và là 1 trong 25 tỉnh có SIPAS tăng bền vững trong giai đoạn 2018 - 2022

Báo cáo công bố cũng cho thấy có 35/63 tỉnh, thành phố tăng thiếu bền vững và 3/63 tỉnh, thành phố giảm dần qua các năm. Mục tiêu kế hoạch CCHC của Chính phủ đến năm 2020, đạt từ 80% hài lòng trở lên. Trong kế hoạch CCHC của tỉnh Bình Dương cũng đặt mục tiêu từ 90% hài lòng trở lên vào năm 2022. Như vậy, kết quả SIPAS của Bình Dương tăng đều trong 5 năm và vượt mục tiêu 8,02%.

Trong nhóm các tỉnh miền Đông Nam bộ, năm 2022 tỉnh Bình Dương xếp hạng 1/8 tỉnh, thành phố (năm 2018 xếp hạng 2/8, sau tỉnh Đồng Nai). Trong nhóm các đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II, Bình Dương xếp hạng 7/38 tỉnh, thành phố (năm 2022 xếp hạng 12/38 tỉnh, thành phố). Kết quả hài lòng các yếu tố thành phần đánh giá của tỉnh Bình Dương năm 2022 có 4/5 yếu tố tăng về kết quả và xếp hạng so với năm 2021.

Năm 2022, kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) là yếu tố đạt kết quả cao nhất trong 5 nhóm yếu tố và là yếu tố duy nhất đạt kết quả hài lòng trên 90%.

TTHC được công khai, minh bạch và đạt được nhiều đánh giá tốt từ người dân, tổ chức. Năm 2022, 100% người dân, tổ chức qua khảo sát trả lời các cơ quan, địa phương có thông báo và xin lỗi khi giải quyết TTHC trễ hẹn (năm 2021, chỉ đạt 80,83%). Cán bộ, công chức, cơ quan, địa phương tiếp tục nhận được sự đánh giá cao (91,29%). Trong đó nổi bật nhất là tinh thần, thái độ phục vụ cũng như sự tận tình trong hướng dẫn người dân, tổ chức thực hiện TTHC.

Theo kết quả công bố của Trung ương, hầu hết các yếu tố đo lường năm 2022 đều có kết quả tăng so với năm 2019, đặc biệt là cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức tại bộ phận “một cửa” đã được các địa phương quan tâm đầu tư,

nâng cấp khang trang, hiện đại. Trong các yếu tố đo lường, yếu tố tiếp nhận, xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị năm 2022 có kết quả giảm so với 2021 và đạt dưới 80%

(79,84%). Yếu tố đánh giá về cơ sở vật chất dù năm 2022 có tăng so với năm 2019 nhưng vẫn có 22,76% người dân, tổ chức kiến nghị cần cải thiện cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ người dân, tổ chức.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư trong năm Bình Dương vẫn phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ các tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp của kinh tế - chính trị thế giới tiếp tục kéo dài như suốt 2 năm qua nên cộng đồng doanh nghiệp tại Bình Dương đã phải chịu tác động đến mọi mặt sản xuất kinh doanh. Đó là những lý do chính khiến cho Chỉ số PCI của tỉnh đạt 65,13 điểm (giảm 4,48 điểm), xếp thứ 36/63 tỉnh, thành trên cả nước (giảm 30 bậc so với năm 2021) và xếp thứ 5 so với các tỉnh Đông Nam bộ (giảm 4 bậc so với năm 2021). Chỉ số PAR Index, Bình Dương đạt 84,78/100 điểm, xếp hạng 35/63 tỉnh, thành phố trong cả nước (giảm 22 bậc so với năm 2021). Theo đánh giá của Hội đồng thẩm định, nguyên nhân do tỷ lệ hồ sơ trực tuyến, thanh toán trực tuyến thực hiện còn thấp; công khai thủ tục hành chính cũng như tiến độ kết quả giải quyết hồ sơ trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính còn chưa kịp thời; tính hiệu quả của việc thực hiện cơ chế tự chủ tại các đơn vị sự nghiệp công lập chưa cao. Mức độ giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước trong năm của tỉnh còn chậm.

b) Hỗ trợ doanh nghiệp

Sở Kế hoạch và Đầu tư của Bình Dương đã triển khai thực hiện đề án cải cách thủ tục hành chính và áp dụng cơ chế một cửa trong cấp phép đầu tư. Điều này giúp hỗ trợ nhà đầu tư một cách hiệu quả, cung cấp thông tin liên quan đến dự án đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư, xây dựng và triển khai dự án. Sở cũng đảm bảo giải quyết kịp thời các khó khăn và vướng mắc của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Bình Dương, đồng thời lắng nghe ý kiến góp ý từ các nhà đầu tư.

Những cải cách và hỗ trợ này đã giúp củng cố niềm tin của nhà đầu tư và xây dựng hình ảnh thu hút của Bình Dương, khuyến khích các dự án mở rộng quy mô sản xuất và thu hút dự án mới.

Ngoài các cải cách thủ tục, Bình Dương cũng có chính sách ổn định, rành mạch và dễ dự báo trong việc thu hút đầu tư, làm cho tỉnh trở thành một lựa chọn ưu tiên cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tình hình an ninh và trật tự ổn định cũng là một trong những tiêu chí hàng đầu mà các tập đoàn kinh tế lớn và uy tín trên thế

giới xem xét khi lựa chọn địa điểm đầu tư.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý nhà nước Đối với việc thu hút vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Địa bàn tỉnh bình dương (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)