Khái quát về tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chí nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 24 - 27)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2 Cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng

2.2.1 Khái quát về tín dụng doanh nghiệp

“Nợ xấu” trong tiếng Anh là bad debt, non-performing loan, doubtful debt, là các khoản cho vay bắt đầu được đưa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên (Rose, 2009; Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2017).

Theo AEG (2004) và nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2017), “các khoản vay được coi là nợ xấu là khi quá hạn thanh toán lãi và/hoặc gốc từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản lãi suất quá hạn 90 ngày trở lên đã được vốn hóa, cơ cấu lại,

hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; hoặc khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày, nhưng có những lý do để nghi ngờ rằng các khoản thanh toán sẽ không được thực hiện đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu được xác định dựa trên hai yếu tố: (i) Quá hạn trên 90 ngày và (ii) Nghi ngờ khả năng trả nợ.

Trong IMF (2004), Quỹ Tiền tệ Thế giới IMF đưa ra định nghĩa về nợ xấu là

“một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ. Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế” (Nguyễn Thị Hồng Vinh, 2017).

Như vậy theo quan điểm của IMF (2004) và AEG (2004), nợ xấu là các khoản phải thanh toán nhưng đã quá hạn 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ không được thanh toán đầy đủ. Mặc dù hiện tại chưa có sự thống nhất về khái niệm khả năng trả nợ của khách hàng, cũng như khả năng trả nợ của KHDN. Tuy nhiên theo Basel II, có hai căn cứ để đánh giá khả năng không trả nợ được của khách hàng: (1) Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi đến hạn mà chưa tính đến việc ngân hàng bán tài sản (nếu có) để hoàn trả; (2) khách hàng có các khoản nợ xấu có thời gian quá hạn trên 90 ngày.

Trong đó, những khoản thấu chi được xem là quá hạn khi khách hàng vượt hạn mức hoặc được thông báo một hạn mức nhỏ hơn dư nợ hiện tại (Basel, 1999; Nguyễn Thị Yến Nhi, 2016).

Theo nghiên cứu của Yunus (1999), khả năng trả nợ của người đi vay được xác định thông qua các đặc điểm chính sau đây: tính cách, năng lực và vốn. Ngoài ra, theo Olotomola (2002), khả năng trả nợ vay phụ thuộc vào đặc tính của người cho vay, người đi vay và khoản vay. Tác động biên của mỗi đặc tính đó có thể ảnh hưởng đến nợ quá hạn hoặc nợ xấu.

Một quan điểm khác về khả năng trả nợ vay của khách hàng do Pottow (2011) đề cập trong nghiên cứu của tác giả: khả năng trả nợ vay của KH bao gồm việc xem xét lịch sử tín dụng của KH, thu nhập hiện tại, thu nhập dự kiến mà KH có thể tạo ra trong tương lai, các nghĩa vụ hiện tại, tỷ lệ nợ trên thu nhập hoặc thu nhập còn lại và các nghĩa vụ liên quan đến thế chấp, và các nguồn tài chính khác ngoài vốn chủ sở hữu… Chủ nợ sẽ xác định khả năng trả nợ của KH bằng cách sử dụng lịch thanh toán và các khoản thanh toán lãi hàng kỳ theo thời hạn của khoản vay (Pottow, 2011).

Tại Việt Nam, căn cứ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về việc phân loại khoản nợ theo phương pháp định lượng, định tính như sau:

Bảng 2.1: Các điểm khác nhau giữa tín dụng KHCN và KHDN

Đặc tính Tín dụng KHCN Tín dụng KHDN

Mục đích vay

Nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân hoặc sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ, cá nhân, hộ gia đình.

Mua sắm tài sản cố định, máy móc, phương tiện sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh, bổ sung nguồn vốn lưu động, mua sắm hàng hóa…

Nguồn trả nợ vay

Từ nguồn lương, nguồn thu nhập tự kinh doanh.

Từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Thủ tục cho vay

Thủ tục, giấy tờ, yêu cầu để thẩm định khoản vay đơn giản, hoàn tất trong thời gian ngắn.

Thủ tục, giấy tờ, yêu cầu để thẩm định khoản vay phức tạp hơn, tiêu tốn nhiều thời gian hơn.

Rủi ro

Mức độ rủi ro lớn (nguồn tài chính trả nợ vay thường thay đổi nhanh chóng tùy theo tình trạng công việc, sức khỏe của cá nhân, trình độ quản lý, kinh doanh thường yếu hơn so với doanh nghiệp).

Mức độ rủi ro thấp hơn (trình độ quản lý, kinh doanh tốt hơn).

Lãi suất vay

Lãi suất vay cao (do quy mô khoản vay nhỏ nên chi phí thẩm định, hành chính, quản lý tín dụng trên mỗi đơn vị cho vay cao)

Lãi suất vay thấp hơn (quy mô khoản vay lớn nên chi phí tính trên đơn vị thấp hơn)

Thời hạn vay

Chủ yếu là vay ngắn hạn, trung

hạn theo quy định của TCTD Đa dạng thời hạn vay theo vòng quay vốn của khách hàng, theo nhu

cầu đầu tư dự án hoặc mua sắm tài sản cố định

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chí nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)