CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2 Cơ sở lý thuyết về khả năng trả nợ của khách hàng
2.2.2 Khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp
Từ những quan điểm về khả năng trả nợ được tác giả đề cập ở phần trên, khả năng trả nợ của KHDN là việc ngân hàng đánh giá được KHDN có thực hiện đúng hạn các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng đã thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng hay không. Để xác định khả năng trả nợ của khách hàng, các ngân hàng thường dựa trên một số tiêu chuẩn nhất định do từng ngân hàng lựa chọn như:
năng lực tài chính, lịch sử giao dịch tín dụng, thiện chí trả nợ của khách hàng hoặc năng lực quản lý của lãnh đạo công ty, tài sản thế chấp,…
Ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng phân loại nợ thành 5 nhóm theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN. Từ năm 2005 đến năm 2015, NHNN đã sửa đổi bổ sung bốn lần về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Văn bản cập nhật mới nhất là thông tư số 22/VBHNNHNN về ngày 04 tháng 6 năm 2014 với một sửa đổi mới nhất của phân loại nợ, được tóm tắt như sau (Đoàn Thị Thùy Trang, 2017):
a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;
(ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;
(ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;
(iii) Nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;
(ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu;
(iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;…
d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vi) Nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
(i) Nợ quá hạn trên 360 ngày;
(ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
(iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
(iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;
v) Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
(vi) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được;
(vii) Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước công bố đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị phong tỏa vốn và tài sản;
(viii) Nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này Trên cơ sở những quy định và khái niệm tại Việt Nam và các quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới, khả năng trả nợ của khách hàng được trình bày ở bảng sau đây:
Bảng 2.2: Phân loại khả năng trả nợ của khách hàng
Loại khách hàng Khả năng thanh toán Phân loại nợ Có khả năng trả nợ - Không có nợ quá hạn
- Nợ quá hạn ≤ 90 ngày Nhóm 1-2 Không có khả năng trả nợ - Nợ quá hạn > 90 ngày
- Nợ gia hạn Nhóm 3-5
Nguồn: Thông tư 02/2013/TT-NHNN; Đoàn Thị Thùy Trang, 2017 Bảng 2.2 cho thấy khả năng trả nợ của khách hàng thuộc các nhóm nợ 1 – 2;
trong khi các khách hàng được phân loại nhóm nợ 3 – 5 là các khách hàng không có khả năng trả nợ.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung vào đối tượng khách hàng doanh nghiệp, bao gồm DNNVV và DN lớn theo định danh tại Vietcombank (số CIF).
- Xét trong mối quan hệ tín dụng ngân hàng, “khả năng trả nợ của khách hàng”
là việc đánh giá khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ cho bên cấp tín dụng trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảng thời gian xác định hay không. Phương pháp xác định khả năng trả nợ của khách hàng
thường được dựa trên một số tiêu chuẩn nhất định do ngân hàng lựa chọn như đặc điểm của khách hàng như năng lực tài chính, thiện chí trả nợ của khách hàng khi chưa phát sinh nghĩa vụ nợ hoặc/và dựa trên đặc điểm của khoản nợ như lịch sử thanh toán nợ, tình trạng trả nợ thực tế của khách hàng. Kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng luôn thay đổi trong suốt thời gian quan hệ tín dụng, nên mô hình đo lường khả năng trả nợ thường được giới hạn dự báo kết quả trong ngắn hạn (trong 1 năm) (Đoàn Thị Xuân Duyên, 2013).
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp là việc đánh giá được khách hàng có thực hiện đựơc đúng hạn nghĩa vụ trả nợ cho bên cấp tín dụng trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảng thời gian xác định hay không (Nguyễn Thị Yến Nhi, 2016).