Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chí nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 39 - 45)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng và mô hình nghiên cứu đề xuất

2.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng

Trên cơ sở nghiên cứu của Jiménez và Saurina (2003); Altman và cộng sự (2004); Niua (2008); Chiara Pederzoli & Costanza Torricelli (2010); Trương Đông Lộc (2010); Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012); Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Đoàn Thị Thùy Trang (2017), các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN được trình bày ở bảng sau đây:

Bảng 2.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN

STT Nhân tố Nghiên cứu Đề xuất của

luận văn

1 Quy mô DN

Ohlson (1980); Cassar (2004); Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Đoàn Thị Thùy Trang (2017)

2 Hiệu quả kinh doanh Pederzoli và Torricelli (2010); Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)

3 Tài sản đảm bảo

Jiménez và Saurina (2003); Niua (2008);

Trương Đông Lộc (2010); Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013);

Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)

4 Loại hình DN

Jiménez và Saurina (2003); Niua (2008);

Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013); Đoàn Thị Thùy Trang (2017)

5 Giá trị khoản vay

Jiménez và Saurina (2003); Niua (2008);

Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)

6 Thời gian vay

Jiménez và Saurina (2003); Niua (2008);

Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Đoàn Thị Thùy Trang (2017)

7 Lãi suất vay Flannery (1986); Nguyễn Thị Yến Nhi

(2016) 

8 Đòn bẩy tài chính

Hol và cộng sự (2002); Altman và cộng sự (2004); Pederzoli và Torricelli (2010); Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012);

Nguyễn Thị Yến Nhi (2016)

9 Doanh thu thuần

Park và Han (2002); Pederzoli và Torricelli (2010); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Đoàn Thị Thùy Trang (2017)

10

Dòng tiền; và Độ lệch chuẩn của dòng tiền

Hol và cộng sự (2002); Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012)

11 Số năm hoạt động Ongena và Smith (2001); Le và Nguyen (2013); Đoàn Thị Thùy Trang (2017)

12 Xếp hạng tín dụng Nguyễn Thị Yến Nhi (2016) 

13

Yếu tố liên quan đến ngân hàng (kinh nghiệm CBTD…)

Trương Đông Lộc (2010); Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011)

14 Yếu tố liên quan đến

môi trường vĩ mô Altman và cộng sự (2004)

Nguồn: tác giả tổng hợp 2.5.1.1 Quy mô doanh nghiệp

Dựa trên kết quả nghiên cứu của Ohlson (1980); Cassar (2004); Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Đoàn Thị Thùy Trang (2017), tác giả kế thừa yếu tố quy mô DN là yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHDN. Quy mô doanh nghiệp là việc phân chia ra thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ. Việc lựa chọn quy mô khi thành lập doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác nhau như: tổng tài sản, nguồn vốn,

năng lực tài chính, doanh số giao dịch,… của doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, quy mô DN được đo lường dựa trên tổng tài sản.

Quy mô DN= ln (tổng tài sản) 2.5.1.2 Hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá". Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt hiệu quả. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh là lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu… Nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu ROA để đo lường hiệu quả kinh doanh, dựa trên sự kế thừa của các nghiên cứu Pederzoli và Torricelli (2010); Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016).

2.5.1.3 Tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm là tài sản mà bên bảo đảm dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên nhận bảo đảm. Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015, Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản.

Theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 về tài sản bảo đảm:

- Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

- Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

- Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

- Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Từ các nghiên cứu của Jiménez và Saurina (2003); Niua (2008); Trương Đông Lộc (2010); Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016), yếu tố tài sản đảm bảo được xem là biến giả, tương ứng với giá trị = 1 nếu KHDN có TSĐB cho khoản vay;

trong khi giá trị = 0 nếu KHDN không có TSĐB cho khoản vay.

2.5.1.4 Loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp là hình thức kinh doanh mà các cá nhân, tổ chức lựa chọn, nó biểu hiện cho mục tiêu mà doanh nghiệp xây dựng, ví dụ như: nhà nước, tư nhân, hợp tác xã… Theo đó, mỗi loại hình doanh nghiệp lại có một hình thức xây dựng và phát triển riêng theo quy định của pháp luật. Theo Luật Doanh nghiệp mới nhất năm 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), Công ty cổ phần, Doanh nghiệp Nhà nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

Trên cơ sở kế thừa nghiên cứu của các nhóm tác giả Jiménez và Saurina (2003);

Niua (2008); Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013); Đoàn Thị Thùy Trang (2017), yếu tố loại hình doanh nghiệp được đo lường bằng biến giả.

Trong đó, loại hình DN = 1 nếu KH sở hữu trên 50% vốn Nhà Nước; loại hình DN = 0 nếu KH sở hữu dưới 50% vốn Nhà Nước.

2.5.1.5 Giá trị khoản vay

Giá trị khoản vay hay dư nợ cho vay của khách hàng là tổng số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay tại một thời điểm nhất định. Đây là số tiền ngân hàng cần phải thu hồi từ khách hàng để bảo toàn nguồn vốn của mình.

Theo nghiên cứu của Jiménez và Saurina (2003); Niua (2008); Nguyễn Thùy Dương và Nguyễn Thanh Tùng (2013); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016), giá trị khoản vay được đo lường bằng ln (dư nợ cho vay).

2.5.1.6 Thời gian vay

Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày tiếp theo của ngày tổ chức tín dụng giải ngân vốn vay cho khách hàng cho đến thời điểm khách hàng phải

trả hết nợ gốc và lãi tiền vay theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng và khách hàng (Thông tư số 39/2016/TT-NHNN, ngày 30 tháng 12 năm 2016). Căn cứ vào nghiên cứu của Jiménez và Saurina (2003); Niua (2008); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Đoàn Thị Thùy Trang (2017), thời gian cho vay được tính theo tháng.

2.5.1.7 Lãi suất vay

Lãi suất cho vay là khoản tiền theo thỏa thuận mà người vay sẽ phải trả cho người cho vay khi vay tiền, tài sản. Khi giao kết hợp đồng cho vay hai bên sẽ thỏa thuận số tiền vay, lãi suất cho vay và thời hạn trả nợ. Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng:

- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay theo cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của khách hàng, trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quy định về lãi suất cho vay tối đa tại khoản 2 Điều 13 của Thông tư 39.

- Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận về lãi suất cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam nhưng không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định trong từng thời kỳ nhằm đáp ứng một số nhu cầu vốn theo quy định tại Thông tư 39.

Nghiên cứu của Flannery (1986); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016), lãi suất cho vay là lãi suất tính trên số vốn mà bên vay phải trả kèm theo số tiền gốc.

2.5.1.8 Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính là mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần thường (EPS). hệ số đòn bẩy tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng, là yếu tố và là căn cứ để xem xét và quyết định nguồn vốn của doanh nghiệp và nguồn lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được. Đây là nguồn tài chính được sử dụng vốn vay để kinh doanh sinh lời thay vì doanh nghiệp sử dụng vốn tự có.

Trên cơ sở kế thừa từ các nghiên cứu của Hol và cộng sự (2002); Altman và cộng sự (2004); Pederzoli và Torricelli (2010); Lê Khương Ninh và Lê Thị Thu Diềm (2012); Nguyễn Thị Yến Nhi (2016), yếu tố đòn bẩy tài chính được tác giả xem xét ở hai tiêu chí: Nợ phải trả trên tổng tài sản và Nợ dài hạn trên tổng tài sản.

2.5.1.9 Doanh thu thuần

Doanh thu thuần là khoản thu được sau khi đã khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ như: thuế xuất nhập khẩu, giảm giá bán hàng, thuế tiêu thụ đặc biệt, doanh thu bán hàng bị trả lại, các khoản chiết khấu thương mại và đây còn là khoản doanh thu của doanh nghiệp thu trước thuế thu nhập.

Căn cứ vào nghiên cứu của Park và Han (2002); Pederzoli và Torricelli (2010);

Nguyễn Thị Yến Nhi (2016); Đoàn Thị Thùy Trang (2017), doanh thu thuần được đo lường bằng doanh thu thuần trên tổng tài sản của DN.

2.5.1.10 Xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng là một đánh giá định lượng về độ tin cậy của người vay về các điều khoản chung hoặc liên quan đến một khoản nợ hoặc nghĩa vụ tài chính cụ thể. Theo Standard & Poor’s, xếp hạng tín dụng là những ý kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, khả năng và thiện chí của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Yến Nhi (2016), xếp hạng tín dụng căn cứ vào đối tượng khách hàng và từng ngân hàng. Các ngân hàng sẽ sử dụng xếp hạng tín dụng để đánh giá rủi ro tiềm ẩn trong việc cho khách hàng vay. Việc sử dụng rộng rãi hệ thống điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của các KH sẽ giúp hoạt động cho vay của các NH trở nên an toàn và hiệu quả hơn (Federal Reserve System, 2007).

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chí nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)