Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bình Dương

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chí nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Bình Dương

4.1.1 Giới thiệu về Vietcombank Bình Dương

Vietcombank Bình Dương được thành lập từ 01/09/1999, và đã trải qua gần 21 năm hoạt động. Là chi nhánh Vietcombank đầu tiên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

CN Bình Dương được chia tách ra thêm 3 chi nhánh mới, có nguồn gốc là các phòng giao dịch của Vietcombank Bình Dương: chi nhánh Nam Bình Dương, chi nhánh Bắc Bình Dương và chi nhánh Đông Bình Dương. Thành lập năm 1999, Vietcombank Bình Dương là một trong những ngân hàng có mặt đầu tiên trên địa bàn tỉnh. Dù khởi đầu bằng một xuất phát điểm rất thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn song Vietcombank Bình Dương hiện là một trong ba ngân hàng thương mại lớn nhất đóng trên địa bàn tỉnh và nằm trong Top 5 chi nhánh có quy mô lớn nhất trong hệ thống Vietcombank.

Vietcombank Bình Dương có địa chỉ 314 Đại Lộ Bình Dương, Phường Phú Hòa, Thành Phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.

Số điện thoại: 027 4383 1227; Số Fax: 027 4383 8675 Giám đốc: Ông Nguyễn Thái Minh Quang.

Là một chi nhánh trực thuộc Hệ thống Vietcombank, nên các hoạt động kinh doanh mà chi nhánh cung cấp cho KH bao gồm các sản phẩm dịch vụ sau:

 Dịch vụ huy động vốn;

 Dịch vụ cho vay;

 Dịch vụ chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng;

 Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng;

 Dịch vụ bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế;

 Dịch vụ phát hành thẻ tín dụng;

 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ;

 Dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước và quốc tế.

4.1.2 Định hướng phát triển tín dụng tại Vietcombank Bình Dương

Dựa vào định hướng chiến lược và chiến lược phát triển Vietcombank do Hội đồng quản trị đặt ra “Top 1 bán lẻ, Top 2 bán buôn”, Vietcombank Bình Dương xác định và đưa ra định hướng phát triển sau đây:

- Phấn đấu đến trong giai đoạn 2018 – 2025, định hướng 2030 hoạt động cho vay bán lẻ chiếm hơn 70% tổng cho vay của chi nhánh. Đồng thời, lợi nhuận hoạt động của chi nhánh sẽ đóng góp trên 5% vào lợi nhuận của cả hệ thống Vietcombank và đến năm 2030 đóng góp 7% tổng lợi nhuận của toàn hệ thống.

- Phát triển mô hình bán lẻ hiệu quả, mọi hoạt động kinh doanh bao gồm cả hoạt động cho vay của chi nhánh ngân hàng đều được quản lý theo ngành ngang, tức là do Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm và triển khai công việc, phân bổ và trực tiếp kiểm soát.

- Tín dụng tăng trưởng cao so các ngân hàng trên cùng địa bàn và mở rộng thị trường, tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ sang tín dụng bán lẻ với tốc độ tăng trưởng trung bình 80% hàng năm.

- Phấn đấu đến năm 2022, tỷ trọng tín dụng bán lẻ vượt tỷ trọng tín dụng bán buôn, chiếm 60% tổng dư nợ.

- Cơ cấu lại danh mục bán buôn, triển khai nhiều giải pháp tăng trưởng tín dụng bán lẻ, tín dụng bán lẻ qua phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh.

4.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức bao gồm:

 Ban giám đốc: Giám đốc và 2 Phó giám đốc.

 12 Phòng ban:

+ Khách hàng doanh nghiệp

+ Khách hàng bán lẻ

+ Dịch vụ khách hàng tổ chức + Quản lý nợ

+ Kế toán + Ngân quỹ

+ Hành chính nhân sự + PGD Thủ Dầu Một + PGD VSIP

+ PGD Tân Uyên + PGD Bắc Tân Uyên.

4.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh

Bảng 4.1: Tốc độ tăng trưởng của một số chỉ tiêu tại Vietcombank Bình Dương giai đoạn 2015 – 2019

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 2018 2019

ST ST +/-

(%) ST +/-

(%) ST +/-

(%) ST +/- (%) Lợi nhuận

thực tế 197 213 8 229 7,5 247 7,9 272 10

Dư nợ tín

dụng 8.902 10.384 17 12.401 19 12.320 -0,7 12.702 3

Tiền gửi

của KH 12.183 13.043 7 16.892 30 14.106 -16,5 16.364 16 Nguồn: Vietcombank Bình Dương, 2019 Bảng 4.1 phản ánh tốc độ tăng trưởng tại Vietcombank Bình Dương qua các hoạt động trong ngân hàng về mảng dư nợ tín dụng, số dư tiền gửi KH và lợi nhuận sau thuế từ năm 2015 đến 2019. Nhìn chung các hoạt động đều mang lại hiệu quả

hoạt động tốt. Như lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng mạnh ở năm 2016 và năm 2019 với tốc độ tăng trưởng tương ứng là 8% và 10%. Trong khi đó năm 2017 lại có tốc độ tăng trưởng có sự giảm nhẹ có tốc độ tăng trưởng 7,5%. Lợi nhuận sau thuế có sự sụt giảm trong năm 2017 thành lập thêm chi nhánh Đông Bình Dương, nên ảnh hưởng đến việc doanh thu tại chi nhánh Bình Dương. Nhưng với sự phục vụ nhiệt tình, chất lượng dịch vụ sản phẩm và dịch vụ luôn được hoàn thiện, hướng tới khách hàng nên lợi nhuận đã được cải thiện năm 2018 đạt 247 tỷ đồng tương ứng tăng 8%

và tăng mạnh ở năm 2019 đạt 272 tỷ đồng.Cùng với sự tăng trưởng của lợi nhuận, các chỉ tiêu của hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng có sự biến động tăng theo các năm. Hoạt động tín dụng qua các năm có sự tăng trưởng mạnh ở năm 2016 là 10.384 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2015 và 2017 là 12.401 tỷ đồng tăng 19%.

Tuy nhiên có sự sụt giảm nhẹ ở năm 2018 chỉ đạt 12.320 tỷ đồng tương ứng giảm 0.7% và có sự phục hồi nhẹ do sự điều chỉnh lãi suất cho vay nên số lượng KH tăng nhẹ ở mảng tín dụng ở năm 2019 chỉ đạt 12.702 tỷ đồng chỉ tăng 3% so với năm 2018. Tiền gửi của KH thì có sự tăng đột biến ở năm 2017 đạt giá trị huy động tiền gửi 16.892 tỷ đồng tương ứng tăng 30% so với năm 2016. Năm 2018 tăng trưởng bị giảm do lãi suất tiền gửi của Vietcombank Bình Dương điều chỉnh giảm, nên giá trị huy động từ tiền gửi khách hàng chỉ đạt 14.106 tỷ đồng tương ứng giảm 16.5% . Trong năm 2019 thì có sự phục hồi về mảng huy động vốn nên số tiền gửi của KH tăng 16% tương ứng giá trị là 16.364 tỷ đồng.

Bảng 4.2: Dư nợ tín dụng tại Vietcombank Bình Dương giai đoạn 2015 – 2019 ĐVT: Tỷ đồng; %

Chỉ tiêu

2015 2016 2017 2018 2019

ST ST % ST % ST % ST %

KHCN 730 1.076 47,4 1.597 48,4 2.437 52,6 2.845 16,7 KHDN 8.172 9.308 13,9 10.804 16,1 9.883 -8,5 9.857 -0,3 Tổng dư nợ tín dụng 8.902 10.384 16,6 12.401 19,4 12.320 -0,7 12.702 3,1

Nguồn: Vietcombank Bình Dương, 2019

Bảng 4.2 thể hiện hoạt động tín dụng ở 2 nhóm KHCN và KHDN từ năm 2015 đến 2019. Nhìn chung, Tổng dư nợ tín dụng có xu hướng tăng mạnh ở năm 2016 và 2017 với giá trị tương ứng là 10.384 tỷ đồng và 12.401 tỷ đồng so với năm 2015 chị đạt 8.902 tỷ đồng. Mức tăng trưởng tín dụng toàn chi nhánh năm 2016 so với năm 2015 đạt 16,6% và năm 2017 so với năm 2016 đạt 19,4%. Năm 2018, dư nợ tín dụng toàn chi nhánh có dấu hiệu giảm nhẹ đạt 12.320 tỷ đồng do Vietcombank vừa thành lập thêm 1 chi nhánh mới là Vietcombank Đông Bình Dương nên dẫn đến lượng KH giảm sút tại Vietcombank Bình Dương trong năm, đồng thời hồ sơ của khách hàng cũng bàn giao cho chi nhánh mới. Từ sự giảm sút trên, trong năm 2019, Vietcombank Bình Dương đã thiết lập các sản phẩm, dịch vụ và điều chỉnh lãi suất cho vay, các chính sách hỗ trợ đối với KH giao dịch mảng tín dụng nhằm thu hút KH đến giao dịch Vietcombank Bình Dương nên dư nợ tín dụng tăng nhẹ, đạt giá trị 12.702 tỷ đồng. Nhìn chung, trong hoạt động tín dụng thì nhóm KHDN chiếm tỷ trọng chủ yếu so với nhóm KHCN. Đối với KHDN, năm 2015 đạt 8.172 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh ở năm 2016 và năm 2017 tương ứng với giá trị 9.308 tỷ đồng (tốc độ tăng 13,9%) và 10.804 tỷ đồng (tốc độ tăng 16,1%). Tuy nhiên năm 2018 thì tình hình dư nợ tín dụng của KHDN có sự giảm sút, thể hiện tổng giá trị vay nợ năm 2018 chỉ đạt 9.883 tỷ đồng và năm 2019 còn 9.857 tỷ đồng. Điều này có thể thấy rõ sự khó khăn của KHDN trong giai đoạn cuối năm 2019 và bắt đầu năm 2020, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 làm nền kinh tế xã hội trở nên khó khăn ở Việt Nam nói chung và Bình Dương nói riêng. Các KHDN đang vay vốn tại Vietcombank Bình Dương phải đối mặt với nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi đúng thời hạn cho NH. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ trong chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho tất cả các KH, Vietcombank Bình Dương đã có những biện pháp để hỗ trợ KHDN thông qua các hoạt động do Hội sở đặt ra như áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi, gia hạn thời hạn trả lãi, thực hiện cơ cấu các khoản nợ.

Ngược lại, nhóm KHCN có tăng trưởng trong hoạt động tín dụng mạnh. Năm 2015, tín dụng KHCN chỉ đạt 730 tỷ đồng nhưng đến năm 2019 đã có sự tăng trưởng và đạt 2.845 tỷ đồng trong năm 2019. Trong vòng 5 năm, dư nợ tín dụng của nhóm KHCN đã tăng gấp 4 lần vì mục đích của chi nhánh Vietcombank Bình Dương là

khuyến khích cá nhân vay cho các nhu cầu tiêu dùng như mua xe, sửa nhà… Có thể thấy rằng, dư nợ tín dụng của KHDN giảm mạnh ở năm 2018 và năm 2019, là do sự điều chỉnh quy trình thủ tục từ việc tiến hành hồ sơ đến các khâu tất toán hồ sơ để hạn chế rủi ro cho phía chi nhánh. Vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, thì Vietcombank Bình Dương cũng đang cố gắng hoàn thiện các thủ tục quy trình trong khâu tín dụng để đảm bảo KHDN có khả năng trả nợ đúng hạn cũng như việc hỗ trợ thông qua các chính sách, dịch vụ hỗ trợ, sản phẩm ưu đãi, linh hoạt gói vay, linh hoạt gia hạn cho từng gói vay kỳ hạn để nhấn mạnh tiêu chí Vietcombank Bình Dương luôn đồng hành cùng DN.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chí nhánh bình dương luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)