CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
2.3.2. Nhân tố bên trong
Quy mô ngân hàng là một trong những nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Quy mô đƣợc thể hiện qua giá trị sổ sách của tổng tài sản và thường được đo lường bằng lôgarit tự nhiên của tổng tài sản. Một ngân hàng với quy mô lớn sẽ có đƣợc lợi thế kinh tế theo quy mô, có ƣu thế cạnh tranh hơn và do đó có thể đạt đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn. Tuy nhiên, sự tác động cùng chiều của quy mô chỉ có thể diễn ra trong một giới hạn.
Khi quy mô tăng lên đến một mức nào đó thì nó sẽ không có tác động đáng kể và có thể tác động ngƣợc chiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Vì việc tăng quy mô ngân hàng đã làm phát sinh thêm nhiều chi phí trong khi mức tăng doanh thu thấp hơn dẫn đến lợi nhuận ngân hàng giảm.
2.3.2.2. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đo lường mức an toàn vốn của một ngân hàng, thể hiện sức chịu đựng trước bất kỳ thiệt hại hay rủi ro tài chính nào mà ngân hàng có thể gặp phải bằng khoảng vốn chủ sở hữu của mình. Một ngân hàng với tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao có một khả năng chịu đựng các rủi ro tài chính tốt, có nhu cầu thấp hơn về các nguồn vốn huy động từ bên ngoài và dẫn đến lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng có nguồn vốn tốt sẽ tiếp nhận nhiều cơ hội kinh doanh hơn và có thể linh hoạt trong việc xử lý các rủi ro, giảm rủi ro vỡ nợ.
2.3.2.3. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản
Ngân hàng sử dụng nguồn tiền có đƣợc để cấp tín dụng và các khoản cấp tín dụng này mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Mức cho vay nhiều có thể mang lại tỷ lệ sinh lợi cao. Tuy nhiên, đối với các khoản nợ phát sinh nợ xấu, khách hàng vay không có khả năng thanh toán nợ vay đầy đủ và đúng thời hạn thì sẽ là rủi ro thiệt hại xảy ra đối với ngân hàng. Yếu tố tín dụng có tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên tác
25
động này là cùng chiều hay ngƣợc chiều còn tùy thuộc vào chất lƣợng tín dụng.
Dƣ nợ cho vay tăng nhƣng chất lƣợng tín dụng không đảm bảo sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Đây là là chỉ tiêu phản ánh rủi ro thanh khoản trong hoạt động của ngân hàng, nó cho biết phần tài sản có đƣợc phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém nhất.
2.3.2.4. Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay khách hàng đối với dư nợ cho vay khách hàng
Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay khách hàng đối với dƣ nợ cho vay khách hàng càng cao hàm ý rằng ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao hơn đối với tài sản của mình. Nếu chất lƣợng tài sản xấu, có nghĩa là ngân hàng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ cao hơn, thu nhập từ lãi sẽ giảm trong khi chi phí dự phòng tăng lên, do đó làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, theo giả thuyết hoàn trả rủi ro, tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay khách hàng đối với dƣ nợ cho vay khách hàng cao chỉ ra rằng rủi ro có mối tương quan thuận với lợi nhuận được cung cấp nếu chất lƣợng tài sản tốt.
2.3.2.5. Tỷ lệ cho vay khách hàng so với tiền gửi khách hàng
Tiền gửi là các khoản tiền gửi của khách hàng, đây là nguồn ngân quỹ chính của ngân hàng và đƣợc huy động với chi phí thấp nhất. Lợi nhuận chủ yếu của các NHTM chính là chênh lệch giữa thu và chi về lãi. Vì vậy, một trong những cách làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là việc sử dụng tốt nguồn vốn huy động, bằng việc cho vay ra để tạo thu nhập từ lãi vay. Do đó, tỷ lệ tiền gửi trên số tiền cho vay có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Nếu tỷ lệ cho vay khách hàng so với tiền gửi khách hàng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng đã không sử dụng tốt nguồn vốn huy động;
ngƣợc lại, nếu tỷ lệ này thấp thì ngân hàng đã sử dụng tốt nguồn vốn huy động, thu về lãi lớn hơn và có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt hơn.
26
2.3.2.6. Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động
Hiệu quả trong việc quản lý chi phí của NHTM được đo lường bằng tỷ lệ chi phí trên doanh thu. Tỷ lệ này cho biết cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để mang lại một đơn vị thu nhập. Về cơ bản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động càng thấp cho thấy ngân hàng hoạt động hiệu quả, tốn ít chi phí hoạt động hơn để tạo ra một đồng doanh thu. Thông thường, các ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ sẽ thấp hơn các ngân hàng nhỏ. Tuy nhiên, tỷ lệ đôi khi cũng mang tính thời điểm. Ví dụ nhƣ ngân hàng gia tăng đầu tƣ cho công nghệ thời gian đầu sẽ khiến chi phí hoạt động gia tăng khiến tỷ lệ chi phí cao lên, song về dài hạn khi khoản đầu tƣ đó hiệu quả sẽ giảm bớt chi phí vận hành, giúp cải thiện tỷ lệ chi phí trên doanh thu.
27
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, luận văn trình bày cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cụ thể là khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng, sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng cùng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm cả nhân tố bên trong và bên ngoài ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong chương này, tác giả cũng lược khảo các nghiên cứu trước ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua các chỉ số tài chính, các yếu tố ngành hay kinh tế vĩ mô để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Các nghiên cứu đều có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau và phương pháp khác nhau, điều này đã tạo nên sự đa dạng về các nhân tố tác động và là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cho các công trình nghiên cứu sau kế thừa và phát triển.
28