Mô hình nghiên cứu và đo lường biến

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Mô hình nghiên cứu và đo lường biến

Nghiên cứu chọn phương pháp ước tính hồi quy dữ liệu bảng cho nghiên cứu này. Để phân tích dữ liệu bảng, kỹ thuật hồi quy tuyến tính đa biến sẽ đƣợc sử dụng để kiểm tra tác động của các nhân tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam dưới dạng các biến phụ thuộc (ROA, ROE và NIM). Từ kết quả nghiên cứu, lựa chọn một mô hình phù hợp nhất để phân tích và lấy kết quả đó làm cơ sở đƣa ra nhận xét chung cho hệ thống NHTM tại Việt Nam.

Mô hình dùng để đo lường những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ áp dụng giống mô hình của Ong Tze San và Teh Boon Heng (2013); Nguyễn Thị Mỹ Linh, Bùi Ngọc Toản (2015) và Nguyễn Thùy Dương, Tạ Thanh Huyền, Nguyễn Thị Diễm Hương (2018);….. Các biến độc lập được xây dựng trên nền tảng các nghiên cứu trong nước và quốc tế.

Các mô hình hồi quy dự kiến đƣợc mô tả nhƣ sau:

Mô hình 1: ROAt= β0 + β1SIZEt + β2CAPt+ β3LOANt + β4LLRt + β5LDRt + β6CIt + β7GDPt + β8CPIt + ɛt

Mô hình 2: ROEt= β0 + β1SIZEt + β2CAPt+ β3LOANt + β4LLRt + β5LDRt + β6CIt + β7GDPt + β8CPIt + ɛt

Mô hình 3: NIMt= β0 + β1SIZEt + β2CAPt+ β3LOANt + β4LLRt + β5LDRt + β6CIt + β7GDPt + β8CPIt + ɛt

Trong đó:

 ROA, ROE, NIM: Biến phụ thuộc.

 SIZE, CAP, LOAN, LLR, LDR, CI, GDP, CPI: Biến độc lập.

 β0: Hằng số khi tất cả các giá trị của biến độc lập bằng 0.

 β1, β2,…, β8: Hệ số tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc.

 ɛ: Phần dư của phương trình đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện.

29

3.1.2. Mô tả và đo lường các biến 3.1.2.1. Biến phụ thuộc

Trong hầu hết các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM trong và ngoài nước, đại diện cho khả năng sinh lời của các NHTM thường là ROE và ROA. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm khác đề xuất sử dụng NIM để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng như Ong Tze San, Teh Boon Heng (2013), Nguyễn Thị Mỹ Linh, Bùi Ngọc Toản (2015), Nguyễn Thùy Dương, Tạ Thanh Huyền, Nguyễn Thị Diễm Hương (2018).

Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này đo lường lợi nhuận thu đƣợc trên mỗi đồng tài sản và phản ánh mức độ sử dụng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng ROA là chỉ số quan trọng nhất được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng, giải thích điều này là do ROA không bị bóp méo bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao.

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Chỉ tiêu này đo lường lợi nhuận tạo ra từ mỗi đơn vị vốn chủ sở hữu của các ngân hàng. ROE cho thấy hiệu quả của quản lý ngân hàng trong việc xử lý các quỹ cổ đông để tạo ra lợi nhuận. Nếu ROA đo lường khả năng sinh lời từ quan điểm hiệu quả của một ngân hàng từ việc sử dụng tổng tài sản của mình, trong khi ROE đánh giá khả năng sinh lời từ quan điểm của cổ đông. ROE đƣợc coi là một trong những chỉ tiêu toàn diện nhất để đánh giá khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại, bởi vì, mục tiêu cuối cùng của một ngân hàng thường được giả định là tối đa hóa giá trị tài sản ròng, từ đó tạo ra giá trị gia tăng cho cổ đông.

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): NIM đƣợc xác định bằng cách lấy thu nhập lãi thuần chia cho tổng tài sản có sinh lãi của ngân hàng. Tài sản sinh lãi bao gồm tiền gửi ngân hàng nhà nước, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán đầu tƣ và cho vay khách hàng. Chỉ số này đƣợc đề xuất do đối với phần lớn các NHTM, thu nhập lãi thuần thường chiếm tỷ trọng lớn nhất.

30

Với ưu nhược điểm của cả ba thước đo, luận văn nghiên cứu này sử dụng cả 3 biến ROA, ROE, NIM làm biến phụ thuộc để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

3.1.2.2. Biến độc lập

Sau khi xem xét các nghiên cứu hiện có liên quan đến các nhân tố quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hầu hết các tác giả sử dụng hai nhóm nhân tố quyết định chính làm biến độc lập cho mô hình hồi quy. Nhóm thứ nhất bao gồm các nhân tố bên trong đặc trƣng cho từng ngân hàng, thông thường đây là những nhân tố có thể kiểm soát được và do chính ngân hàng trực tiếp điều chỉnh đƣợc. Nhóm còn lại bao gồm các nhân tố không kiểm soát đƣợc hoặc các nhân tố bên ngoài liên quan đến kinh tế vĩ mô.

Quy mô ngân hàng (SIZE): Quy mô đƣợc thể hiện qua giá trị sổ sách của tổng tài sản và thường được đo lường bằng lôgarit tự nhiên của tổng tài sản. Một ngân hàng với quy mô lớn sẽ có đƣợc lợi thế kinh tế theo quy mô, có ƣu thế cạnh tranh hơn và do đó có thể đạt đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hơn.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP): CAP được đo lường bằng cách lấy vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Chỉ tiêu này đo lường mức an toàn vốn của một ngân hàng, thể hiện sức chịu đựng trước bất kỳ thiệt hại hay rủi ro tài chính nào mà ngân hàng có thể gặp phải bằng khoảng vốn chủ sở hữu của mình.

Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (LOAN): Chỉ tiêu này đƣợc đo lường bằng cách lấy dư nợ cho vay khách hàng chia cho tổng tài sản. Tỷ lệ này là một trong những thước đo quan trọng về chất lượng tài sản của ngân hàng và phản ánh những thay đổi trong tình trạng danh mục cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng.

SIZE = Log (Tổng tài sản)

Vốn chủ sở hữu CAP =

Tổng tài sản

Dƣ nợ cho vay khách hàng LOAN =

Tổng tài sản

31

Tỷ lệ dự phòng tổn thất cho vay khách hàng đối với dư nợ cho vay khách hàng (LLR): LLR đo lường tỷ lệ phần trăm của tổng danh mục cho vay đã được trích lập cho các khoản nợ xấu. Tỷ lệ này thể hiện chất lƣợng tài sản ngân hàng.

LLR càng cao hàm ý rằng ngân hàng phải đối mặt với rủi ro cao hơn đối với tài sản của mình. Nếu chất lượng tài sản xấu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Tỷ lệ cho vay khách hàng so với tiền gửi khách hàng (LDR): LLR đo lường tỷ lệ phần trăm cho vay khách hàng so với tiền gửi khách hàng. Tỷ lệ này là một thước đo về tính thanh khoản của ngân hàng. Tiền gửi là các khoản tiền gửi của khách hàng, đây là nguồn ngân quỹ chính của ngân hàng và đƣợc huy động với chi phí thấp nhất. Lợi nhuận chủ yếu của các NHTM chính là chênh lệch giữa thu và chi về lãi. Vì vậy, một trong những cách làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là việc sử dụng tốt nguồn vốn huy động, bằng việc cho vay ra để tạo thu nhập từ lãi vay.

Tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập hoạt động (CI): CI đo lường bằng tỷ lệ chi phí trên doanh thu. Tỷ lệ này cho biết cần phải bỏ ra bao nhiêu chi phí để mang lại một đơn vị thu nhập. Nó phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập với một lƣợng chi phí đầu vào nhất định.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): Biến này được đo lường bằng tốc độ tăng trưởng GDP của năm sau so với năm trước và được biểu thị bằng phần trăm. GDP là tiêu chí thuận tiện nhất để tính tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và tốc độ phát triển của các nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế cao hay thấp

Chi phí hoạt động CI =

Tổng thu nhập hoạt động Dƣ nợ cho vay khách hàng LDR =

Tiền gửi khách hàng

Dự phòng tổn thất vay khách hàng LLR =

Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng

32

đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của cả hệ thống NHTM.

Lạm phát (CPI): Chỉ số giá tiêu dùng được dùng để đo lường lạm phát.

Lạm phát là một yếu tố kinh tế vĩ mô tích cực khác liên quan đến hiệu suất ngân hàng. Ảnh hưởng của lạm phát đối với lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc vào chi phí hoạt động tăng so với tốc độ tăng của lạm phát. Ngoài ra, mối quan hệ này còn tùy thuộc vào việc tỷ lệ lạm phát được dự đoán trước hay không.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại tại việt nam luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)