Phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân tại ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH

1.4 Phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân tại ngân hàng thương mại

Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng thì phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi về lƣợng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tƣợng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phù định. Hiểu một cách đơn giản thì phát triển là sự tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng.

Trong lĩnh vực ngân hàng, phát triển hoạt động cho vay kinh doanh đối với cá nhân hiểu theo nghĩa hẹp là sự tăng trưởng về dư nợ, tỷ trọng dư nợ trong tổng dư nợ cho vay cá nhân (tăng về số lượng) và hiểu theo nghĩa rộng là sự tăng trưởng dƣ nợ kết hợp với sự gia tăng về sản phẩm cho vay kinh doanh đối với cá nhân, đồng thời nâng cao chất lƣợng tín dụng (tăng về lƣợng và chất).

- Tăng trưởng quy mô và chiếm lĩnh thị phần đem lại những lợi ích cụ thể

cho ngân hàng. Để tăng trưởng quy mô, ngân hàng không ngừng thu hút và duy trì khách hàng đồng thời sàng lọc khách hàng theo phân đoạn thị trường. Muốn đạt đƣợc nhƣ thế ngân hàng phải vận dụng tổng hợp các nội dung của hoạt động marketing.

- Chất lƣợng cho vay quyết định sự tồn tại và phát triển của từng NHTM.

Tình hình tài chính của ngân hàng đƣợc cải thiện nhờ nâng cao chất lƣợng cho vay, đáp ứng nhu cầu khách hàng và cuối cùng đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Muốn đạt đƣợc điều đó ngân hàng phải đa dạng hoá sản phẩm với giá cả hợp lý.

- Để kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay, ngân hàng phải nắm bắt các loại nguyên nhân có thể gây ra rủi ro từ nhiều phía khác nhau nhằm có biện pháp để hạn chế và phòng ngừa rủi ro, gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Trong bối cảnh hiện nay, việc các ngân hàng chuyển hướng sang “chăm sóc”

người tiêu dùng là hoàn toàn hợp lý và rất thông minh bởi dân số Việt Nam hiện

nay rất đông lên đến 90 triệu người. Nhu cầu sử dụng tiền của cá nhân cũng đa dạng hơn, ngoài các nhu cầu thông thường như mua sắm, sửa chữa nhà cửa, mua xe, mua nhà trả góp thì nhu cầu về vốn phục vụ kinh doanh càng có xu hướng tăng.

Trước đây việc tiếp cận ngân hàng để vay vốn đối với khách hàng cá nhân còn nhiều khó khăn do các hệ thống NHTM tập trung cho vay đối tƣợng khách hàng là các doanh nghiệp. Hiện nay, các NHTM nhận thấy tiềm năng việc phát triển cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân và đã đƣa ra những sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng cá nhân:

- Vay vốn phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.

- Cho vay mua/sửa chữa nhà ở.

- Cho vay mua/sửa chữa nhà ở kết hợp kinh doanh - Cho vay mua ô tô.

- Cho vay du học.

- Cho vay tiêu dùng có/không có tài sản đảm bảo.

- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

- Cho vay thấu chi 1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá 1.4.2.1 Các chỉ tiêu định lƣợng a. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ

ă ƣ Đ ( )

Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ cho vay kinh doanh đối với cá nhân qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đặt ra của ngân hàng đối với đối tƣợng cho vay này.

Chỉ tiêu càng cao tức là ngân hảng đang cho vay kinh doanh đối với cá nhân đƣợc nhiều, mức độ hoạt động của ngân hàng ổn định và có hiệu quả, ngƣợc lại tức là ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc cho vay kinh doanh đối với cá nhân, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch cho vay chƣa hiệu quả.

Tuy nhiên, việc mở rộng cho vay kinh doanh đối với khách hàng cá nhân chỉ đạt hiệu quả khi tốc độ tăng tưởng dư nợ này tương xứng với tốc độ tăng trưởng cho vay đối với khách hàng cá nhân.

b. Tỷ trọng dƣ nợ

ƣ Đ ( ) ƣ Đ

ƣ á â

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tỷ trọng cho vay kinh doanh đối với cá nhân so với tổng dƣ nợ cho vay đối với cá nhân. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân của ngân hàng. Khi tỷ trọng dƣ nợ cho vay kinh doanh đối với cá nhân tăng lên thì hoạt động cho vay kinh doanh đối với cá nhân của ngân hàng đạt kết quả tốt.

c) Tỷ lệ nợ quá hạn

á Đ ( á Đ

ƣ Đ

Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn cho vay kinh doanh đối với cá nhân tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng trong khâu cho vay kinh doanh đối với cá nhân, tình hình đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đánh giá chất lƣợng cũng nhƣ rủi ro tại ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay kinh doanh đối với cá nhân càng cao thể hiện chất lƣợng cho vay kinh doanh đối với cá nhân của ngân hàng càng kém, và ngƣợc lại.

d. Tỷ lệ nợ xấu

Đ

ƣ Đ

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay kinh doanh đối với cá nhân, ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu cho vay kinh doanh đối với cá nhân để phân tích thực chất tình hình chất lƣợng tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm các khoản nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lƣợng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lƣợng cho vay kinh doanh đối với cá nhân của

ngân hàng càng kém và ngƣợc lại.

e. Phát triển khách hàng

ă Chỉ tiêu này đánh giá khả năng mở rộng quy mô cho vay kinh doanh đối với

cá nhân của ngân hàng thông qua việc tăng số lƣợng khách hàng nhằm mục đích tăng dƣ nợ cho vay. Việc mở rộng quy mô cho vay giúp các ngân hàng có thể phát triển cho vay và giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh.

1.4.2.2 Các chỉ tiêu định tính

a. Việc tuân thủ quy trình tín dụng trong cho vay của cán bộ ngân hàng

Các cán bộ làm công tác thẩm định cho vay đƣợc đào tạo đầy đủ các kỹ năng theo hướng vừa tuân thủ theo các quy định về cho vay của của Nhà nước, Pháp luật vừa tuân thủ đúng quy trình cho vay nội bộ. Việc tuân thủ quy trình tín dụng rất quan trọng vì nó giúp ngăn ngừa, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

b. Quy trình cho vay phù hợp

Hiện nay, tất cả các NHTM đều có các quy trình chuẩn cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Quy trình tín dụng vừa đảm bảo đúng nguyên tắc song cần loại bò những thủ tục rườm rà, công tác thẩm định, đánh giá cần được tiến hành nhanh chóng để đƣa ra quyết định sớm nhất phục vụ nhu cầu giải ngân của khách hàng, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về mặt vốn vay cũng nhƣ về thời gian nhận vốn vay.

c. Sự đa đạng về các sản phẩm, dịch vụ cho vay

Ngân hàng cung cấp các sản phẩm cho vay đa dạng, tăng thêm cơ hội lựa chọn cho khách hàng vay vốn, dễ dàng trong việc lựa chọn sử dụng sản phẩm, giúp cho khách hàng có thể thỏa mãn đƣợc tốt nhất nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là phương pháp truyền thống đề giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, ngân hàng cần tạo ra những sản phẩm mới phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, từ đó thu hút thêm khách hàng mới.

Ngoài ra, cạnh tranh khốc liệt đã khiến cho vay doanh nghiệp có mức sinh lời ngày

càng giảm, trái lại cho vay đối với cá nhân trong đó có cho vay kinh doanh đối với cá nhân đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay cá nhân nói chung và cho vay kinh doanh đối với cá nhân nói riêng là xu hướng phát triển chung của ngân hàng trong thời đại hội nhập hiện nay.

d. Uy tín của ngân hàng.

Cán bộ, nhân viên ngân hàng được khách hàng đánh giá là những người nhiệt tình với công việc, luôn có tinh thần trách nhiệm cao, đáng tin cậy, có năng lực chuyên môn, chuyên nghiệp trong giao tiếp khách hàng.

e. Mức độ hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu hàng đầu mà các ngân hàng hướng đến và đƣợc xem nhƣ là yếu số sống còn trong kinh doanh. Hiện nay, cùng với sự cạnh tranh mạnh mẽ về sản phẩm dịch vụ thì việc tìm hiểm nhu cầu khách hàng và làm thế nào đạt đƣợc sự hài lòng của khách hàng đuợc các ngân hàng quan tâm. Tín dụng cá nhân nói chung và cho vay kinh doanh đối với cá nhân nói riêng đang là lĩnh vực mà tất cả các ngân hàng đang cố gắng tăng tưởng thị phần. Vì vậy việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng rất quan trọng, cụ thể: nếu ngân hàng đem đến sự hài lòng cao thì khách hàng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Bên cạnh đó khách hàng sẽ giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho người thân, bạn bè, đối tác. Từ đó góp phần gia tăng doanh số, thị phần, vị thế của ngân hàng. Hiện nay việc khảo sát ý kiến khách hàng đƣợc các ngân hàng thực hiện bằng cách thuê các công ty chuyên về dịch vụ khách hàng thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi trực tiếp, qua thƣ điện tử hoặc điện thoại…

Kết quả việc khảo sát giúp ngân hàng hòan thiện hơn nữa dịch vụ của mình để giữ chân khách hàng và có thêm khách hàng mới.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, nhưng trong phạm vi đề tài này tác giả sẽ khảo sát, đánh giá các yếu tố sau:

- Hồ sơ, thủ tục cho vay kinh doanh đối với cá nhân.

- Thời gian xử lý hồ sơ.

- Lãi suất cho vay.

- Sự đa dạng của sản phẩm.

- Thái dộ phục vụ và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ.

- Địa điểm và không gian giao dịch.

Bên cạnh đó, tác giả khảo sát ý kiến của cán bộ trực tiếp làm công tác cho vay cá nhân để từ đó nhận biết thêm về thuận lợi, khó khăn và các yếu tố từ phía ngân hàng có ảnh hưởng đến phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân thông qua phiếu khảo sát ý kiến.

Một phần của tài liệu Phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh cần thơ luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)