CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN CHO VAY KINH
1.5 Các bài học kinh nghiệm
Cho vay cá nhân nói chung và cho vay kinh doanh đối với cá nhân nói riêng đã xuất hiện từ lâu trên thế giới và phát triển mạnh ở các quốc gia có tiềm lực về kinh tế và cạnh tranh ngân hàng sôi động nhƣng chỉ mới phát triển một số năm gần đây tại Việt Nam. Trước đây, với hoạt động ngân hàng truyền thống ở nước ta, khách hàng chỉ có thể vay vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và là các khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu. Hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, công ty tài chính… đang cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để phát triển tín dụng cá nhân (tiêu dùng và kinh doanh).
Theo lộ trình đã đƣợc đặt ra từ ngày 01/04/2007 khi cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng thời theo Thông tư số 03/2007/TT-NHNN ngày 05/06/2007, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài sẽ “theo nguyên tắc không phân biệt đối xử” (đƣợc thực hiện các nghiệp vụ hoạt động nhƣ các ngân hàng Việt Nam hoạt động loại hình ngân hàng tương ứng). Vì vậy với kinh nghiệm tích lũy được tại các thị trường lớn, các ngân hàng nước ngoài đã có chiến lược đúng đắn và phù hợp để xen vào những khoảng trống của thị trường Việt Nam, từ đó gặt hái được thành công trên thị trường ngân hàng bán lẻ mà các ngân hàng trong nước chưa làm được.
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Theo thông tin từ trang web của Tạp chí The Asian Banker, trong các NHTM hoạt động tại Việt Nam, có rất ít ngân hàng trong nước đoạt giải NHBL tốt nhất trong suốt những năm vừa qua. Trong khi đó, ngân hàng ANZ đƣợc Tạp chí này trao giải NHBL tốt nhất Việt Nam trong các năm 2003, 2004, 2007 và 2008; ACB đoạt giải này vào năm 2005, HSBC đoạt giải vào năm 2006 và Sacombank đoạt
giải này trong năm 2009. The Asian Banker trao giải này dựa trên tiêu chí là ngân hàng đã tạo đƣợc doanh thu bán lẻ tăng vọt và dẫn đầu tất cả các ngân hàng tại Việt Nam (kể cả ngân hàng quốc tế và nội địa) về lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và tăng trưởng về số lượng khách hàng, có khả năng bền vững tín dụng cao. Vậy nguyên nhân do đâu mà các ngân hàng nước ngoài như ANZ hay HSBC đạt được sự thành công nhƣ vậy.
(1) Ngân hàng ANZ
ANZ Việt Nam đã và đang mang tới cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ thực sự khác biệt so với các ngân hàng khác với bằng chứng là rất nhiều khách hàng đang chuyển sang sử dụng dịch vụ của ANZ và họ đã thực sự tin rằng, không phải tất cả các ngân hàng đều giống nhau. ANZ đặc biệt cung cấp cho khách hàng cá nhân các sản phẩm tín dụng đa dạng, tiện ích có lãi suất hấp dẫn với chất lƣợng dịch vụ đƣợc nâng cao, thời gian thẩm định hồ sơ nhanh chóng, tƣ vấn khách hàng chi tiết đã giúp ngân hàng ANZ đƣợc đánh giá là có khả năng xử lý công việc ƣu việt hơn so với các ngân hàng quốc tế và nội địa.
Tháng 03/2011 Ngân hàng ANZ Việt Nam đƣợc The Asian Banker trao Giải thưởng “Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất khu vực châu Á” nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của sản phẩm này và tập trung vào nhu cầu của khách hàng và các gói dịch vụ đa dạng. Sản phẩm này là hình thức “tái vay vốn” – hình thức này cho phép khách hàng có thể vay lại khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng trước đó trong gói vay mua nhà của mình thông qua thực hiện các thủ tục đơn giản và nhanh chóng trong vòng 4 giờ.
Đồng thời, ANZ cũng đã xây dựng thành công hệ thống kiểm soát rủi ro và xem đây là một chỉ số để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên. ANZ Việt Nam đã phát triển đội ngũ tƣ vấn tài chính cá nhân để hỗ trợ việc ANZ trở thành ngân hàng đi đầu trên thị trường trong một số lĩnh vực, đặc biệt là cho vay mua nhà và thẻ tín dụng.
Chính sách marketing được ngân hàng ANZ đẩy mạnh thường xuyên và nổi bật hơn so với các ngân hàng nội địa. Ngân hàng áp dụng các phương thức quảng cáo trên trang web với các phương thức tiếp thị qua điện thoại, email.
(2) Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC(Việt Nam)
Tạp chí The Asian Banker đã chọn HSBC là “Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam trong năm 2006”. HSBC được vinh danh là “ Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam” 7 năm liên tiếp từ 2006 -2012 bởi tạp chí FinanceAsia. Thành công của HSBC Việt Nam ở chỗ chuyển từ đối tượng phục vụ là người nước ngoài sang phục vụ khách hàng Việt Nam với thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”. Với chiến lược thay đổi khách hàng mục tiêu và lập ra đội ngũ nhân viên tƣ vấn tài chính chuyên nghiệp, HSBC đƣợc đánh giá vƣợt trội ở khả năng bán hàng và khả năng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cho thị trường Việt Nam đặc biệt là cung cấp dịch vụ tài chính cá nhân, trong đó nổi trội về cho vay cá nhân và thẻ tín dụng.
Với môi trường làm việc chuyên nghiệp theo chuẩn quốc tế, HSBC thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao với nhiều chương trình đào tạo chuyên nghiệp cho đội ngủ cán bộ cùng với mức thu nhập hấp dẫn đã mang lại hiệu quả cao và sự hài lòng đối với nhân viên.
Với bề dầy kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ, HSBC có chính sách cấp tín dụng cho khách hàng không quá phụ thuộc vào tỷ lệ tài sản bảo đảm mà vẫn đảm bảo kiểm sóat đƣợc rủi ro trong cho vay. Quy trình và thủ tục và các hồ sơ vay vốn đƣợc đơ giản hóa tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn.
1.5.2 Kinh nghiệm phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
1.5.2.1 Kinh nghiệm phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
Trải qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank cùng ngành ngân hàng góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Vietcombank đã cùng các ngân hàng thương mại giữ vai trò chủ đạo trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo báo cáo tài chính năm 2019, dƣ nợ cho vay khách hàng của Vietcombank đạt 728.945 tỷ đồng tăng 16,23% so với năm 2018, tỷ lệ nợ xấu 0,79%. Trong đó dƣ nợ cho vay cá nhân đạt 314.671 tỷ đồng
tăng 33,84% so với năm 2018. Đạt được thành tích về tăng trưởng bán lẻ, những thay đổi cơ bản đƣợc Vietcombank triển khai trong lĩnh vực hoạt động cho vay:
- Vietcombank đã thực hiện đúng định hướng là phát triển cho vay bán lẻ, Vietcombank luôn lấy khách hàng làm trọng tâm, không ngừng nổ lực trong công tác quản lý và bán hàng: bán chéo, bán hàng trọn gói.
- Phát triển sản phẩm theo hướng chuẩn hóa hơn: triển khai tín dụng cho vay theo chương trình, phát triển các sản phẩm phù hợp với phân khúc khách hàng…
- Các quy trình, chính sách được điều chỉnh phù hợp với tình hình thị trường hiện tại.
- Nghiêm túc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động cho vay.
1.5.2.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ
Từ những kinh nghiệm của ngân hàng ANZ, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC (Việt Nam), tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân tại Vietcombank Cần Thơ bao gồm:
- Chú trọng công tác quảng cáo, quảng bá sản phẩm: thực hiện quảng cáo, quảng bá bằng nhiều hình thức.
- Đa dạng quá sản phẩm đáp ứng nhiều phân khúc khách hàng.
- Đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục vay vốn
- Đào tạo đội ngủ cán bộ có tính chuyên nghiệp cao: vừa đảm bảo trình độ nghiệp vụ giỏi vừa có kỹ năng tƣ vấn khách hàng một cách chuyên nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về cho vay kinh doanh đối với cá nhân tại các ngân hàng thuơng mại. Trong đó đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò của cho vay kinh doanh đối với cá nhân đối với nến kinh tế - xã hội, đối với ngân hàng thương mại và đối với khách hàng; khái niệm phát triển cho vay kinh doanh đối với cá nhân và xây dựng các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm cho vay này. Tác giả cũng trình bày kinh nghiệm phát triển hoạt động cho vay cá nhân của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam.