1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.5. Nhận thức của giáo viên về BLTE trong cơ sở GDMN
60.vật, hiện tượng xung quanh và bản thân) từ đơn giản (các hình ảnh) đến phức tạp (các biểu tượng, khái niệm...) từ cái bên ngoài đến bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực (các sự
61. Nó không chỉ phản ánh cái hiện tại mà cả cái đã xảy ra và sắp xảy ra, cũng như phản ánh các quy luật của hiện thực.
62. Nhận thức là một quá trình tâm lí, ở con người quá trình này thường gắn với mục đích nhất định, nên nhận thức của con người là hoạt động. Đặc trưng nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan. Hoạt động này bao gồm nhiều hoạt động khác nhau (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng) và mang lại những sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan (hình ảnh, biểu tượng, khái niệm). Hoạt động nhận thức có các đặc trưng riêng khác với các hoạt động tâm lí khác.
1.2.5.2. Nhận thức về bạo lực trẻ em trong cơ sở GDMN
63. Hiện nay vẫn còn nhiều giáo viên còn có quan niệm dạy con “đòn đau nhớ lâu”, “thương cho roi cho vọt”. Điều đó ảnh hưởng đến cách dạy dỗ trẻ trong trường MN, họ thường dùng đến biện pháp mạnh trừng phạt để lần sau nhớ, lần sau chừa.
64. Người ta thường nói cô giáo như mẹ hiền là người yêu thương trẻ em, nhưng xem ra điều này không hoàn toàn đúng với những cô giáo thường xuyên la mắng, thậm chí còn đánh đập không nương tay những đứa trẻ mà họ từng xem như là con của mình. Chính sự thiếu hiểu biết và lạm dụng quyền làm người lớn các cô đã gây tổn hại đến trẻ. Ngoài ra, người lớn cũng thiếu phương pháp giáo dục, chưa tìm được phương pháp thay thế cách giáo dục bằng đòn roi và la mắng. Do đó, định hướng nâng cao nhận thức về phương pháp giáo dục trẻ, quyền TE, giới hạn quyền người lớn, nâng cao kĩ năng giáo dục trẻ, cung cấp thêm kiến thức về các phương pháp giáo dục thay thế là điều quan trọng nên làm.
1.2.5.3. Các biểu hiện cơ bản về nhận thức của giáo viên về BLTE trong cơ sở GDMN
a. Nhận thức về Công ước quyền trẻ em
65. Công ước về quyền TE là điều ước quốc tế về quyền con người. Công ước thừa nhận sự đặc biệt dễ bị tổn thương của TE và đưa ra một tập họp các qui định
pháp lí quốc tế một cách toàn diện nhằm mang lại lợi ích và sự bảo vệ cho TE. Những qui định này có liên quan đến tất cả các phạm trù của quyền con người.
66. Một số quyền cơ bản của trẻ em được thể hiện trong Công ước là:
Quyền được sổng còn của trẻ em; Quyền được bảo vệ của trẻ em; Quyền được phát triên của trẻ em; Quyển được tham gia của trẻ em.
67. Tuy nhiên một số người vẫn chưa quan tâm đến nội dung của Công ước, cho nên có nhận thức không đúng về quyền của trẻ. Biểu hiện ở chỗ các cô thường không quan tâm lắng nghe ý kiến của trẻ (Quyền được lắng nghe; Quyền được nêu ý kiến) mà chỉ buộc trẻ phải nghe ý kiến của người lớn.
b. Nhận thức về Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Số 25/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004)
68. Chương 1 - Điều 5: Trách nhiệm bảo vệ trẻ em, chăm sóc và giáo dục 1. Bảo vệ trẻ em, chăm sóc và giáo dục gia đình, trường học, nhà nước, xã hội và
công dân. Trong tất cả các hoạt động liên quan đến trẻ em của các cơ quan, tố chức, gia đình, cá nhân, lợi ích của trẻ em phải được quan tâm hàng đầu.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong và ngoài nước đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
69. Chương 1 - Điều 6: Thực hiện các quyền trẻ em
70. -1. Quyền trẻ em phải được tôn trọng và thực hiện
71.hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật.2. Tất cả hành vi xâm phạm quyền của trẻ em, gây tổn
72. Chương 1 - Điều 7: Các hành vi bị nghiêm cấm
73. ... Bỏ rơi trẻ em; Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, lạm dụng trẻ em...; Cản trở việc học của trẻ em; Áp dụng các biện pháp có tính xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc dùng nhục hình...
74. Chương 3 - Điều 24: Trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng
75. Chương 3 - Điều 26: Trách nhiệm bảo vệ đời sống của trẻ em, cơ thể, nhân phẩm và danh dự
76. Chương 3 - Điều 27: Trách nhiệm bảo vệ sức khỏe trẻ em
c. Nhận thức về bản chất của bạo lực đối với trẻ em trong cơ sở GDMN
77. Bản chất của BLTE trong cơ sở GDMN là những hành vi bạo lực về thể chất lẫn tinh thần đối với trẻ: hành vi quát mắng, đánh đập trẻ; bạo lực có thể gây thương tích cho trẻ thậm chí tử vong; cô giáo, thờ ơ, không quan tâm đên trẻ...
78. Như vậy vẫn có người hiểu sai về bản chất của BLTE, họ cho rằng bản chất của BL là đánh đập và gây thương tích cho trẻ, còn việc cô giáo thờ ơ không quan tâm thì không là BL.
d. Nhận thức về nơi thường xảy ra BLTE trong cơ sở GDMN
79. Bất kì ở đâu thành thị hay nông thôn đều có thể xảy ra BLTE, nhưng ở những mức độ và biểu hiện khác nhau.
80. Người ta cho rằng thường thì ở nông thôn BLTE dễ xảy ra hơn, vì ở nông thôn người dân có trình độ nhận thức kém hơn, quan niệm sống còn lạc hậu, điều kiện tiếp cận với các phương tiện truyền thông đại chúng khó khăn... chính vì vậy mà ở thành thị người ta thường hay che đậy khi có BLTE, bởi họ cho rằng họ có trình độ học vấn cao hơn, quan niệm sống hiện đại hơn ở nông thôn...
e. Nhận thức về hậu quả của BLTE trong cơ sở GDMN
81. Hậu quả của BL gây ra với trẻ em trong cơ sở GDMN cả về mặt thể chất ỉẫn tinh thần. Nó biểu hiện ở chỗ: cô giáo gây ra thuơng tích trên cơ thể trẻ, thậm chí dẫn đến tật nguyền hay tử vong. Trẻ có thái độ hung hãn, cọc cằn với mọi người xung quanh hoặc ngược lại trẻ có thái độ lầm lì, ít nói... dần dần dẫn đến bị trầm cảm.
82. Hậu quả của BLTE trong cơ sở GDMN cũng rất đa dạng và khó nhận biết. Do đó mọi người nghĩ rằng hậu quả của BLTE phải là những cái nhìn thấy được như là gây thương tích cho trẻ. Còn hậu quả của BLTT thì thường ít được quan tâm.
f. Nhận thức về các nguyên nhân dẫn đến BLTE trong cơ sở GDMN
83. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến BLTE trong cơ sở GDMN: trẻ không vâng lời hay khóc nhè, vệ sinh không đúng chỗ, lười ăn, ăn chậm...; tâm trạng của giáo viên không tốt (ly hôn; vợ chồng xích mích; bản thân cô bị bạo lực gia đình...);
trình độ học vấn, chuyên môn của cô giáo còn hạn chế...