Phân tích sự kiện và xác định mức độ vi phạm

Một phần của tài liệu Thực trạng về nhận thức của giáo viên mầm non về bạo lực trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở tỉnh bình dương (Trang 43 - 49)

2.3. Phân tích trưòng họp trẻ bị BL trong cơ sở GDMN

2.3.2. Phân tích sự kiện và xác định mức độ vi phạm

455. Những vụ bạo hành đối với trẻ mầm non sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của các em như: đêm đến trẻ có thể giật mình khóc thét, sợ người lớn và người lạ, sợ không đến trường. Những trường họp trẻ bị bạo hành trong một thời gian dài sẽ dẫn đến trầm cảm, tự kỷ, mắc các hội chứng về thần kinh... Trong những năm gần đây, những vụ bạo hành đối với trẻ em liên tiếp xảy ra. Nguyên nhân là do xuất hiện ngày càng nhiều nhũng nhóm lóp mầm non lẻ tẻ nhằm

phục vụ nhu cầu gửi con của đông đảo tầng lóp nhân dân. Nhũng nhóm lóp này mọc lên “như nẩm ” khiến cơ quan quản lý Nhà nước không thể kiểm soát hết được. Điều này cho thấy, việc chăm sóc cho trẻ em lứa tuổi mầm non chưa thật chu đáo khiến chúng ta cần xem xét lại chiến lược giáo dục và chăm sóc đối với trẻ em.

456. Ở trên thế giới, ngành khoa học và giáo dục quan niệm, chăm sóc cho trẻ dưới năm tuổi là nền tảng để phát triển nhân cách cho một con người trong tương lai. Nếu chúng ta không chăm sóc cho lứa tuổi này thì nhân cách của các em sau này sẽ có nhiều sự lệch lạc. Việt Nam hiện có đủ cơ quan, đơn vị và nhiều văn bản pháp luật đề cập đến việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Ngành giáo dĩạc cung đa yêu cầu các tỉnh, thành phô thực hiện phô cập cho trẻ năm tuổi với những nhiệm vụ cụ thể như trẻ ở mọi vùng, miền đều được đến lóp hai buổi/ngày, được chuẩn bị tốt nhất về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, ngôn ngữ và tâm lý đê sẵn sàng bước vào lóp một. Tuy nhiên, ngành giáo dục và các Bộ, ngành liên quan chưa thực sự chú trọng đến công tác chăm sóc cho trẻ em dưới năm tuổi. Đây là sự bất cập mà ngành giáo dục cần phải xem xét lại trong thời gian tới.

457. Những vụ bạo hành đối với trẻ không chỉ xảy ra tại cơ sở mầm non tư thục có đội ngũ giáo viên không được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng mà còn diễn ra ở cơ sở có giáo viên đã qua trường lớp đào tạo như vụ việc ở trường mầm non tư thục Phương Anh, đường Hiệp Bình, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP HCM. Điều này gióng lên một hồi chuông về việc đào tạo giáo viên mầm non ở nước ta hiện nay còn bất cập. Đó là việc đào tạo chỉ để cấp bằng chứ không phải đào tạo để có được giáo viên đạt tiêu chuẩn vê trình độ, kỹ năng cũng như đạo đức thực sự. Vụ việc chính cô giáo đã có bằng cấp sư phạm bạo hành trẻ mầm non cho thấy, họ chưa được

huấn luyện đủ năng lực nghề nghiệp để xử lý những tình huống như trẻ hay khóc, biếng ăn, nghịch ngợm... Thay vì phải sử dụng những biện pháp chăm sóc, dỗ dành và những kỹ năng khác, những cô giáo lại dọa nạt, đánh đập trẻ để giải quyết.

458. Từ trước đến nay, nhiều người có quan niệm, trông trẻ mầm non là dễ dàng nhưng thực sự công việc này đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng và hiểu biết tâm lý của trẻ một cách rất bài bản. Ngoài ra, tiêu chuẩn của một giáo viên mầm non còn là phải có phẩm chất đạo đức tốt, thực sự yêu thương trẻ. Ở nhiều nước trên thế giới, các cơ sở giáo dục mầm non đều tuyển dụng những giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy, thạc sĩ. Việc xác định sinh viên tốt nghiệp ngành mầm non hết sức ngặt nghèo, trải qua nhiều công đoạn. Nếu sinh viên nào không cứ đu trình độ, đạõ đức nghề nghiệp, kỹ nang chăm sóc trẻ thì nhà trường không cấp bằng tốt nghiệp cho người đó.

459. Thế nhưng, ở Việt Nam lại khác, nhiều cơ sở mầm non tuyển chọn giáo viên dựa theo quá tình đào tạo sơ cấp, trung cấp, cao đẳng với thời gian học chỉ từ sáu tháng đến ba năm. Hầu như sinh viên nào học xong đều được cấp bằng tốt nghiệp. Nhiều học sinh không hề có tình yêu thương trẻ nhưng vẫn đăng ký nộp hồ sơ xin học đào tạo về giáo viên mầm non. Khi có được tấm bằng tốt nghiệp đó, họ lại sử dụng để mở trường nhằm mục đích kiếm tiền chứ không phải vì lòng nhiệt huyết với nghề nghiệp và tình yêu đối với trẻ.

460. Thực trạng những vụ bạo hành đối với trẻ em xảy ra ở các trường mầm non hoặc nhóm lớp tư thục đã cho thấy những bất cập trong việc xây dựng các trường mầm non dành cho con em của công nhân ở các khu công nghiệp hay dân cư từ các tỉnh lên thành phố lớn làm việc. Quỹ đất phần lớn chủ yếu dành cho xây dựng các khu chung cư, nhà cao tầng, còn dành cho xây dựng trường mầm non lại

rất hiếm hoi. Đè giải quyết bài toán này, Chính quyền các địa phương cần phải tính toán, quy hoạch quỹ đất bổ sung xây dựng trường mầm non. Các chủ đầu tư tòa nhà chung cư khi xây dựng dự án nhà ở thì phải lưu tâm tới việc xây thêm trường học, đặc biệt là trường mầm non. Bên cạnh đó, nhũng khu công nghiệp, chế biến ở các địa phương cũng cần lưu tâm tới việc xây thêm trường mầm non để công nhân lao động có thể yên tâm gửi trẻ khi đi làm. Phần lớn người lao động từ các tỉnh, thành lên thành phố làm việc đều nghèo nên rất cần được Nhà nước hỗ trợ trong việc tìm trường, lớp cũng như ủng hộ, giảm học phí khi họ gửi con ở một trường mầm non nào đó.

461. Hai bảo mẫu hành hạ dã man trẻ em là Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý đã bị tuyên án mỗi bị cáo ba năm tù giam. Thấm phán Vũ Tất Trình, chủ tọa phiên tòa, thay mặt hội đồng xét xử đọc bản kết luận và tuyên án xử phạt bị cáo Lê Thị Đông Phương ba năm tù giam, Nguyễn Lê Thiên Lý ba năm tù về tội hành hạ người khác (thời hạn tù bắt đầu từ ngày bắt giam hai bị cáo là ngày 17/12/2013). Tòa cũng buộc bị cáo Lê Thị Đông Phương bồi thường tổn thất tinh thần cho gia đình hai bé Nguyễn Trần Hòa (2011) và Lê Tuấn Khang (2012) sổ tiền 20 triệu đồng. Sau phần xét hỏi của hội đồng xét xử, vị đại diện viện kiểm sát, giữ quyền công tố tại tòa tiến hành luận tội. Phía viện kiểm sát khẳng định, việc truy tố hai bị cáo về hành vi “hành hạ người khác ” theo quy định tại Điều 110 BLHS là đúng người, đúng tội, đúng với pháp luật. Lời khai của hai bị cáo tại tòa hoàn toàn phù họp với lời khai tại cơ quan điều tra. Do đó, viện kiểm sát đề nghị mức án dành cho hai bảo mẫu Nguyễn Lê Thiên Lý và Lê Thị Đông Phương là từ hai đến ba năm tù giam, đồng thời bồi thường thiệt hại về tinh thần, sức khỏe cho các bị hại. Vụ án có tất cả bốn bị hại gồm các bé Trịnh Thụy Lâm (2013), Nguyễn Trần Hòa

(2011), Lê Tuấn Khang (2012), Bùi Ngọc Châu (2011) và trong quá trình tham gia tố tụng tại tòa, cha mẹ của các bé sẽ là người đại diện họp pháp cho các bé.

462.Hội đồng xét xử tiến hành nghị án. Khi được cho nói lời sau cùng, bị cáo Lê Thị Đông Phương nói: "Bị cáo ăn năn hổi hận về việc làm của bị cáo. Cũng vì sự cầu toàn, nóng nảy mà bị cáo đã đánh mất toàn bộ ước mơ cuộc đời của bị cáo. Bị cáo cũng xin lễỉ gia đĩnh vĩ thời gian qua chịu nhiều điều tiếng, xỉn lỗi thầy cô và bị cáo mong hội đồng tuyên phạt bị cáo mức án thấp nhất để sớm về phụng dưỡng cha mẹ già, cùng chồng nuôi dạy con cái nên người ”.

463.Nguyễn Lê Thiên Lý nói: "BỊ cáo hồi nhỏ ham chơi. Khi gia đình kêu học ngành này bị cáo không thích. Trong thời gian qua nằm trong trại giam bị cáo rất hối hận, suy nghĩ rất nhiều về hành vi của mình nên bị cáo mong được tuyên phạt với án thấp nhất để sớm về báo hiếu cha mẹ".

464.Hành động của các bảo mẫu Lê Thị Đông Phương, Nguyễn Thị Điều và Nguyễn Lê Thiên Lý là không thể ehấp nhận được trong môi trường mầm non. Đó những hành vi hết sức tàn nhẫn, làm tổn thương cả thể chất và tinh thần các bé không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn là nỗi sợ hãi, ám ảnh sau này. Hành dộng của Phương, Điêu, Lý không chỉ bị lên án về mặt đạo đức xã hội mà còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Quan hệ giữa học sinh - giáo viên là quan hệ phụ thuộc, đặc biệt là các bé còn chưa có khả năng nhận thức, phải hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của cô giáo. Những hành động như:

bóp cổ, gí đầu xuống đất, lấy khăn bịt mũi, tát bôm bốp vào mặt... đối với trẻ con đó là hành động tàn ác.

465.Thứ trưởng Bộ GD - ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cũng đã rớt nước mắt khi xem lại những hình ảnh hành hạ trẻ em dã man của các

bảo mẫu của cơ sở trông giữ trẻ Phương Anh. Bà Nghĩa nhấn mạnh trách nhiệm chính quyền địa phương và đặc biệt ở các khu công nghiệp phối họp kiểm tra, chấn chỉnh. Nhiều người mở lóp mầm non chỉ để kinh doanh mà không quan tâm tâm lý, tình cảm, nhu cầu của trẻ.

466. Kết luận chương 2

467.Như vậy, BLTE dù ở dưới hình thức, hay phương thức nào đều không có lợi cho trẻ. Khi đề cập đến trẻ em P.G.S. Nguyễn Hữu Long nói “Trẻ em vừa là trẻ em vừa là người lớn chưa được hình thành”, điêu đó có nghĩa TE hãy còn là lứa tuổi non nớt với tâm hồn trong sáng và thuần khiết, chúng vừa muốn được chăm sóc, bảo vệ vừa muốn được khẳng định mình và ở lứa tuổi này trẻ rất dễ bị tổn thương và bị kích động mạnh về mặt tâm lý. Nói đến BLTE P.G.S chia sẻ:

“Trẻ em không có vũ khí tự vệ”, điều đó có nghĩa là trẻ chưa có khả năng bảo vệ mình trước những người khác. Do đó, trẻ cần được yêu thương, chăm sóc bảo vệ nhất là ở trong môi trường trường mầm non, là nơi mà trẻ phải ở với thời gian nhiều hơn ở gia đình và không có người thân.

468.Nghiên cứu trên cho thấy giáo viên nhận thức về BLTE khá đúng và đầy đù, dẫn đến thái độ eủa giáo viên về vấn đề này được thể hiện khá tích cực, họ đều không đồng tình trước những vấn đề BLTE.

Từ đó hành vi của giáo viên về BLTE cũng có thay đổi một cách tích cực thể hiện ở chỗ: họ cũng bất bình trước những hành vi BL của người khác, can ngăn khi có hành vi BL xảy ra... tuy nhiên cũng vẫn còn một bộ phận đáng kể giáo viên được nghiên cứu không có hành vi tích cực, thể hiện ở chỗ trong thực tế nhiều TE ở các cơ sở GDMN vẫn còn bị cô giáo đánh mắng.

469.nguyên nhân ảnh hưởng lớn nhất là “trình độ giáo viên còn hạn chế”. Những nguyên nhân khác như “Giáo viên mệt mỏi căng thẳng vì công việc”, “Các cháu lười ăn, khóc nhè, bướng bỉnh...”, “Giáo viên không yêu nghề”... cũng là những nguyên nhân dễ dẫn đến BLTE trong các cơ sở GDMN.Có nhiều nguyên nhân ảnh hương đến BLTE, trong đó

470. CHƯƠNG 3

471. ĐÈ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO

472. GIÁO VIÊN VÈ BẠO Lực TRẺ EM TRONG co SỞ GDMN NGOÀI CÔNG LẬP Ở TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao nhận thức của giáo viên về BLTE trong cơ sở GDMN ở tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu Thực trạng về nhận thức của giáo viên mầm non về bạo lực trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ở tỉnh bình dương (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w