Ngày 25/4/1970, Ủy ban thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quyết định thành lập Trường Bổ túc và đào tạo cán bộ Kiểm sát (tiền thân của Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát ngày nay). Đây là cơ sở chính thức đầu tiên đào tạo cán bộ pháp lý của nhà nước ta nói chung và đào tạo cán bộ cho ngành Kiểm sát nhân dân nói riêng. Trường được giao thực hiện các nhiệm vụ:
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát cho cán bộ viên chức ngành Kiểm sát nhân dân đã tốt nghiệp cử nhân luật nhưng chưa qua đào tạo nghiệp vụ Kiểm sát.
- Đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức, viên chức ngành ngành Kiểm sát nhân dân đạt chuẩn theo quy định của Nhà nước để bổ nhiệm Kiểm sát viên, kiểm tra viên và các chức danh khác theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với vụ Tổ chức cán bộ - VKSNDTC xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch.
- Thực hiện nhiệm vụ tuyển sinh, quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng; công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ tốt nghiệp theo quy định.
- Xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên bảo đảm đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, xây dựng giáo trình, đề cương bài giảng; thực hiện gắn đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học với thực tiễn theo yêu cầu phát triển của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Tổ chức các hoạt động thông tin bằng các hình thức in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế, liên kết đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu, triển khai khoa học - công nghệ theo quy định của pháp luật.
Trường đã đào tạo hơn 7000 sinh viên, học viên ở trình độ cao đẳng và bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ Kiểm sát theo từng lĩnh vực công tác Kiểm sát cho hơn 5000 lượt cán bộ, Kiểm sát viên theo yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài ra, trường còn phối hợp với các Học viện, các trường Đại học, các cơ sở đào tạo khác mở các lớp hoàn chỉnh kiến thức đại học Luật, lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính nhà nước; kiến
thức quản lý, chỉ đạo, điều hành chuyên ngành cho lãnh đạo Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các lớp bồi dưỡng tin học thống kê, nghiệp vụ văn thư lưu trữ, tài chính kế toán, hội nhập kinh tế quốc tế… Có thể khẳng định rằng những thành tựu mà trường đã đạt được trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; trình độ khoa học pháp lý, khoa học quản lý cho đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên và đồng thời cũng góp phần giải quyết những vướng mắc giữa lý luận và thực tiễn hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát.
Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát đã và đang khẳng định vị thế là một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát, một trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành Kiểm sát nhân dân; góp phần quan trọng vào việc đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho ngành Kiểm sát. Tuy nhiên, trước yêu cầu của cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát phải đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Thực hiện Chỉ thị số 01/2009/CT-VKSTC ngày 05/01/2009 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2009 và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo viện về phát triển Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát trở thành Trung tâm lớn để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu nâng cao kỹ năng thực hành quyền công tố và Kiểm sát hoạt động tư pháp định hướng xây dựng trường thành Học viện Kiểm sát, Đảng ủy - Ban Giám hiệu trường đã triển khai xây dựng đề án thành lập Học viện Kiểm sát, các đề án cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức bộ máy làm việc của trường, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phát triển Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát thành Học viện Kiểm sát.
Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát hiện được tổ chức theo mô hình gồm Ban giám hiệu và 8 đơn vị phòng, khoa với cơ cấu như sau:
- Các Hội đồng tư vấn.
- 04 khoa nghiệp vụ: khoa Kiểm sát Dân sự - Kinh tế - lao động, khoa Kiểm sát Hình sự; khoa Quan hệ quốc tế, khoa Tội phạm học và Điều tra tội phạm.
- 04 phòng chức năng: phòng Tổ chức - Hành chính, phòng Đào tạo, phòng Quản lý khoa học và thông tin - tư liệu, phòng Quản trị.
Đội ngũ cán bộ quản lý các khoa, phòng gồm có 1 trưởng phòng, trưởng khoa và các phó trưởng phòng, phó trưởng khoa
Hình 3. Cơ cấu tổ chức của
Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát.
Mô hình cơ cấu tổ chức của trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát trên mới chỉ thể hiện được sự phân chia chức năng, nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức “cứng” của cơ quan chứ chưa thể hiện được các mối quan hệ giữa các bộ phận chức năng và Khoa giảng dạy nghiệp vụ. Thực chất, mối quan hệ giữa 2 bộ phận này là mối quan hệ hỗ trợ: bộ phận chức năng quản lý, phân phối các nguồn lực cần thiết phục vụ cho hoạt động của các Khoa chyên ngành.
Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức theo chức năng trên cũng là cơ sở để xây dựng bộ máy của Học viện Kiểm sát sau này.
Hiệu trưởng Hiệu phó phụ trách đào tạo Hiệu phó phụ trách hành chính, tài chính, cơ sở vật chất Khoa Kiểm sát hình sự Khoa Kiểm sát dân sự Khoa Tội phạm học và điều tra tội
phạm Khoa Quan hệ quốc tế Phòng Đào tạo Phòng Tổ chức hành chính Phòng Quản trị Phòng Quản lý thông tin tư
Cụ thể, sự chuyển đổi cơ cấu sẽ diễn ra như sau:
Cơ cấu tổ chức hiện thời Cơ cấu Học viện Kiểm sát Ban giám hiệu Ban giám đốc học viện
Mô hình Học viện Kiểm sát sẽ đi theo hướng đặt hai nhiệm vụ chính của trường đại học là giảng dạy và nghiên cứu ngang hàng nhau. Bên cạnh nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho học viên vốn được coi là nhiệm vụ then chốt của trường, công tác nghiên cứu khoa học cũng được đặt đúng vị trí của nó. Đây là một bước đi đúng với xu hướng phát triển của hệ thống giáo dục đại học trên thế giới và ở Việt Nam. Cách làm này
Hiệu trưởng
HP Phụ trách đào tạo chính, tài chính, csvcHP phụ trách hành
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám
đốc Phó giám đốc
GGiảng dạy Nghiệp vụ
Khoa Kiểm sát hình sự
Khoa Kiểm sát dân sự Khoa Tội phạm học và điều
tra tội phạm Khoa Quan hệ quốc tế
Giảng dạy và nghiên cứu Khoa giảng dạynghiệp vụ Trung tâm nghiên cứu Khoa KSHS Khoa KSDS, HC, LĐ Khoa quan hệ quốc tế TT NC Nguyên nhân phạmtội TT Khoa học và thông tin
tư liệu TT tin học TT ngoại ngữ
Các phòng chức năng
Phòng Đào tạo Phòng Tổ chức hành chính
Phòng Quản trị Phòng Quản lý thông tin tư liệu
Các phòng chức năng
Phòng Đào tạo
Phòng Tổ chức hành chính
không những giúp hệ thống tri thức khoa học được giảng dạy trong trường luôn được cập nhật, làm giàu thêm mà còn đem lại lợi ích thiết thực cho cả trường và học viên. Việc gắn giảng dạy với nghiên cứu khoa học giúp nâng cao vị thế khoa học của trường, nâng cao chất lượng giảng dạy, giới thiệu những tiếp cận tri thức khoa học pháp lý mới cho học viên.
Sự thay đổi mô hình tổ chức tất yếu dẫn đến sự thay đổi cơ cấu nhân sự của trường. Thông qua so sánh hai mô hình tổ chức mới và cũ, ta có thể dự đoán được xu hướng thay đổi về cơ cấu nguồn nhân lực của trường để đáp ứng nhu cầu phát triển của trường trong tương lai. Trước hết, trong tương lai Trường sẽ có kế hoạch mở rộng quy mô tổ chức cộng thêm sự xuất hiện thêm của các trung tâm nghiên cứu, sự cơ cấu lại các khoa đào tạo nghiệp vụ theo hướng mở rộng để đủ sức đáp ứng nhu cầu đào tạo học viên và nghiên cứu khoa học pháp lý liên quan đến chuyên ngành kiếm sát. Do đó, nhu cầu về cán bộ nghiên cứu, giảng viên sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng. Thứ hai, về cơ bản, cơ cấu các phòng ban chức năng vẫn giữ nguyên. Vấn đề đặt ra là vẫn với cơ cấu ấy, khi chuyển sang 1 mô hình tổ chức lớn và phức tạp hơn, nguồn nhân lực cần phải được chuẩn bị để thích nghi với sự thay đổi và đồng thời phải được nâng cao về chất lượng nhằm tăng tối đa hiệu suất làm việc hiệu quả, phục vụ tốt nhiệm vụ đào tạo của trường trong thời gian tới. Lực lượng cán bộ lãnh đạo khi chuyển sang quản lý ở mô hình tổ chức mới cần thêm những kiến thức về khoa học quản lý để có thể kiểm soát hiệu quả quá trình thay đổi của tổ chức cũng như đưa tổ chức tiếp tục hoạt động hiệu quả trong môi trường mới. Tất cả những vấn đề trên phải được lưu ý đến trong quá trình xây dựng chiến lược nguồn nhân lực của trường cho giai đoạn 2010-2014.