Lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Một phần của tài liệu KHBD địa lí 6 CTST (Trang 22 - 25)

BÀI 1. HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ (T2)

III. Lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV chia HS thành nhóm nhỏ gồm 4-5 em tùy vào số lượng.

- GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ học tập trong SGK:

1. Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới (hình 1.3a), hãy mô tả đặc điểm của lưới kinh, vĩ tuyến của các hình còn lại (hình 1.3b và 1.3c)

III. Lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới

Hình Nội dung

1.3a - Kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau

- Vĩ tuyến cũng là những đường thẳng song song.

- Các kinh tuyến, vĩ tuyến vuông góc với nhau.

1.3b - Kinh tuyến là những đường thẳng tỏa ra theo hình nan quạt.

- Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm.

- Tâm của các vĩ tuyến cũng chính là điểm gặp nhau của các đường kinh tuyến.

1.3c - Kinh tuyến là những đường thẳng tỏa ra từ điểm cực.

- Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm mà tâm là nơi gặp nhau của các kinh tuyến.

- HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ.

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ

- HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận - HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung

Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài

3. Luyện tập a. Mục tiêu:

- Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học.

b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi tự luận/ trắc nghiệm c. Sản phẩm: Câu trả lời, bài làm của HS

d. Tổ chức hoạt động

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức cho các nhóm HS đã chia trong hoạt động khám phá 3 và yêu cầu các em hoàn thành nhiệm vụ học tập trong SGK:

Dựa vào hình 1.4, em hãy hoàn thành các nhiệm vụ sau:

1. Miêu tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ trên. (2 điểm)

2. Tìm trên bản đồ các vĩ tuyến và ghi vĩ độ của các vĩ tuyến đó. (4 điểm) - Vòng cực Bắc, Vòng cực Nam.

- Chí tuyến Bắc, Chí tuyến Nam.

3. Xác định tọa độ địa lí của các điểm A,B,C,D. (4 điểm) Gợi ý trả lời:

1. Hình 1.4 có:

- Kinh tuyến giữa là một đường thẳng có độ dài bằng 1/2 độ dài xích đạo. Các kinh tuyến khác là những đường cong giống hình elip, cách đều nhau, có chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa.

- Vĩ tuyến là những đường thẳng song song và vuông góc với kinh tuyến giữa.

2. GV gọi HS lên xác định trên bản đồ 3. A (1500 T, 300B)

B (900 Đ, 600B) C (600 Đ, 300N) D (1200 T, 600N)

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Khai thác thông tin, dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi, trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác.

- GV: Quan sát, theo dõi đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn.

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày trước lớp kết quả làm việc. HS khác nhận xét, bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Thông qua phần trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp.

4. Vận dụng a. Mục tiêu:

- Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế

b. Nội dung: Vận dụng kiến thức đã học hoàn thành bài tập/báo cáo ngắn c. Sản phẩm: HS về nhà thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra.

d. Tổ chức hoạt động:

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cung cấp cho HS các bản đồ Việt Nam (bản đồ trống).

- GV yêu cầu các em tìm kiếm bản đồ hành chính Việt Nam dựa trên những nguồn do GV cung cấp, tìm kiếm thông tin về tọa độ điểm cực. HS ghi chú tọa độ địa lí các điểm cực lên bản đồ (tọa độ và địa danh).

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ

- GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ - HS: Suy nghĩ, trả lời

Bước 3. Báo cáo, thảo luận

- HS: Trình bày kết quả

- GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4. Kết luận, nhận định

- GV: Kiểm tra mức độ chính xác của việc hoành thành nhiệm vụ học tập thông qua các bản đồ trống.

- HS: Lắng nghe, ghi bài.

Một phần của tài liệu KHBD địa lí 6 CTST (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(219 trang)
w