BÀI 20. SINH VẬT VÀ SỰ PHÂN BỐ CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN
II. Các đới thiên nhiên trên TG
(Bảng chuẩn kiến thức)
Bảng chuẩn kiến thức
Đới nóng Đới ôn hòa Đới lạnh
Phạm vi - Xung quanh 2 đường chí tuyến.
- Từ hai chí tuyến đến vòng cực
- Từ vòng cực lên cực
Khí hậu - Nhiệt độ cao, chế độ mưa khác nhau tùy khu vực
- Khá ôn hòa - Khắc nghiệt
Thực vật - Phong phú, đa dạng: rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa, xa van,...
- Rừng taiga, cây hỗn hợp, rừng lá
cứng, thảo
nguyên,...
- Thực vật nghèo nàn, chủ yếu là cây thân thảo thấp lùn, rêu, địa y,...
Động vật - Phong phú, đa - Các loài di cư và - Các loài thích
dạng ngủ đông nghi với khí hậu lạnh
Hoạt động 3: Tìm hiểu rừng nhiệt đới.
a. Mục đích: Trình bày được đặc điểm của rừng nhiệt đới b. Nội dung: Tìm hiểu rừng nhiệt đới
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Nhiệm vụ 1: Đặc điểm chung của rừng nhiệt đới
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Đặt các câu hỏi phát vấn cho HS
1. Điều kiện khí hậu ở vùng nhiệt đới như thế nào?
2. Có những kiểu rừng chính nào ở vùng nhiệt đới?
3. Dựa vào hình 20.4, em hãy nhận xét về các tầng cây của rừng mưa nhiệt đới.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài
Nhiệm vụ 2: Kiểu rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: HS thảo luận nhóm 5’ và hoàn thành bảng sau:
Rừng nhiệt đới Phân bố
Nhiệt độ TB Lượng mưa TB Động vật
Thực vật
Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa:
HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ
1. Đặc điểm rừng nhiệt đới (Bảng chuẩn kiến thức)
HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: Trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài
Bảng chuẩn kiến thức.
Rừng nhiệt đới
Phân bố Từ vùng Xích đạo đến hết vành đai nhiệt đới ở cả bán cầu Bắc và bán cầu Nam
Nhiệt độ TB Nhiệt độ trung bình năm trên 21 °C
Lượng mưa TB Lượng mưa trung bình năm trên 1 700 mm
Động vật Động vật rất phong phú, nhiều loài sống trên cây, leo trèo giỏi như khỉ, vượn,... nhiều loài chim ăn quả có màu sắc sặc sỡ Thực vật Rừng gồm nhiều tầng: trong rừng có nhiều loài cây thân gỗ, dây
leo chẳng chịt; phong lan, tầm gửi, địa y bám trên thân cây Sự khác nhau của rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa:
- Ít tầng hơn
- Phần lớn cây trong rừng bị rụng lá về mùa khô
- Rừng thoáng và không ẩm ướt bằng rừng mưa nhiệt đới 3. Luyện tập
a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học b. Nội dung: Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Đưa ra các câu hỏi liên quan đến bài học hôm nay.
1. Em hãy kể tên một số loài sinh vật trên cạn và dưới nước mà em biết 2. Cho biết một số rừng nhiệt đới mà em biết
HS: lắng nghe
Gợi ý trả lời:
1. Kể tên một số loài sinh vật:
- Trên cạn: hổ, báo, hươu, ngựa, gà, mèo, sư tử,....
- Dưới nước: cá, tôm, rùa, sao biển, sứa, mực,....
2. Cho biết một số rừng nhiệt đới mà em biết như rừng A-ma-dôn, rừng nhiệt đới ở Madagascar, Jambi, Daintree ở Queensland,....
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học 4. Vận dụng
a. Mục tiêu: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay
b. Nội dung: Vận dụng kiến thức
c. Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV:
Em hãy sưu tầm các thông tin về một vườn quốc gia mà em biết để chứng minh sự đa dạng của động vật và thực vật.
Gợi ý trả lời:
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Những loài thực vật ở vườn quốc gia Cúc phương bao gồm:
- Ngành quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 loài - Ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi và 3 loài
- Ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1588 loài Có sự phong phú về sinh vật, động vật gồm:
- 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á) - 313 loài chim
- 76 loài bò sát - 46 loài lương cư - 11 loài cá
- Hàng ngàn loài côn trùng
Đây cũng là nơi sinh sống của một số loài động vật đang có nguy cơ tuyệt chủng cao như Voọc đùi trắng, Cầy vằn, Báo hoa mai.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS: trình bày kết quả
GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.