Hình dạng cấu tạo

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 7 theo Công văn 5512 (Trang 102 - 106)

1. Vỏ trai:

- Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng.

- Cấu tạo vỏ trai gồm 3 lớp:

+ Lớp sừng: ở ngoài + Lớp đá vôi: ở giữa.

+ Lớp xà cừ: ở trong cùng

2. Cơ thể trai:

- Cơ thể trai có 2 mảnh vỏ bằng đá vôi che chở bên ngoài

- Cấu tạo: + Ngoài: Áo trai tạo thành khoang áo, có ống hút và ống thoát nước

+ Giữa: Tấm mang + Trong là thân trai - Chân rìu.

2: Di chuyển. (10’) - GV yêu cầu HS đọc thông

tin và quan sát H18.4 SGK thảo luận.

Giat thích cơ chế giúp trai di chuyển được trong bùn theo chiều mũi tên?

- GV chốt lại kiến thức

- GV mở rộng: Chân trai thò theo hướng nào thì thân

- HS căn cứ vào thông tin và H18.4 SGK mô tả cách di chuyển.

- 1 HS phát biểu lớp bổ sung.

II. Di chuyển.

* Kết luận.

Chân trai hình lưỡi rìu thò ra thụt vào, kết hợp

đóng mở vỏ

→Dichuyển

chuyển động theo hướng đó.

3: Dinh dưỡng. (10’)

* GV yêu cầu HS làm việc độc lập với SGK thảo luận.

+ Dòng nước qua ống hút vào khoang hút mang theo những gì vào trong miệng trai và mang trai?

+ Trai lấy mồi ăn và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước vào ống hút, vậy đó là kiểu dinh dưỡng gì?

- GV chốt lại kiến thức

- HS tự thu nhận thông tin - HS thảo luận trong nhóm hoan thành đáp án

- Yêu cầu nêu được:

+ Nước đem đến ôxi và thức ăn. Kiểu dinh dưỡng thụ động

III. Dinh dưỡng.

- Thức ăn: ĐVNS và vụn hữu cơ

- Oxi trao đổi qua mang

4: Sinh sản. (10’)

* GV cho HS thảo luận

+ Ý nghĩa của giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang trai mẹ?

+ Ý nghĩa giai đoạn ấu trùng bám vào mang và da cá?

- GV chốt lại kiến thức.

- HS căn cứ vào thông tin SGK thảo luận câu trả lời - Đại diện nhóm trả lời.

- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

III. Sinh sản.

* Kết luận - Trai phân tính

- Trứng phát triển qua giai đoạn ấu trùng

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Vì sao khi ta mài mặt ngoài vỏ trai lại ngửi thấy mùi khét?

A. Vì lớp vỏ ngoài chứa nhiều chất khoáng.

B. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng tinh bột.

C. Vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng.

D. Vì lớp ngoài vỏ trai được cấu tạo bằng chất xơ.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

A. Không có khả năng di chuyển.

B. Chân hình lưỡi rìu.

C. Hô hấp bằng mang.

D. Trai sông có 2 mảnh vỏ.

Câu 3. Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là A. giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.

B. giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

C. giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau.

Vỏ trai sông gồm …(1)… gắn với nhau nhờ …(2)… ở …(3)….

A. (1): hai mảnh; (2): áo trai; (3): phía bụng B. (1): hai mảnh; (2): cơ khép vỏ; (3): phía lưng C. (1): hai mảnh; (2): bản lề; (3): phía lưng D. (1): ba mảnh; (2): bản lề; (3): phía bụng Câu 5. Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

A. Trai sông là động vật lưỡng tính.

B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.

C. Phần đầu cơ thể tiêu giảm.

D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.

Câu 6. Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

A. Lớp ngoài của tấm miệng.

B. Lớp trong của tấm miệng.

C. Lớp trong của áo trai.

D. Lớp ngoài của áo trai.

Câu 7. Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?

A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.

B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 8. Việc trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.

B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng không bị các động vật khác ăn mất.

C. Giúp tăng khả năng phát tán của ấu trùng.

D. Cả A và B đều đúng.

Câu 9. Phương pháp tự vệ của trai là A. tiết chất độc từ áo trai.

B. phụt mạnh nước qua ống thoát.

C. co chân, khép vỏ.

D. Cả A và C đều đúng.

Câu 10. Giai đoạn trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của trai mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp ấu trùng tận dụng nguồn dưỡng khí và thức ăn dồi dào qua mang.

B. Giúp bảo vệ trứng và ấu trùng khỏi bị động vật khác ăn mất.

C. Giúp ấu trùng phát tán rộng.

D. A và B đúng.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án C A B C A

Câu 6 7 8 9 10

Đáp án D B D C D

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

(mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

- Trai tự vệ bằng cách nào? Cấu tạo nào của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

- Dinh dưỡng của trai có ý nghĩa như thế nào đối với môi trường nước?

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

1. Thuộc ngành Thân mềm, với cơ thể là thân mềm và không có cơ quan tự vệ nên trai tự vệ bằng cách xây cho mình lớp vỏ vững chắc và màu vỏ giống màu môi trường sống để lẩn tránh kẻ thù.

2. Cách dinh dưỡng theo kiểu hút nước để lọc lấy vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh, các dộng vật nhỏ khác có tác dụng lọc sạch môi trong nước. Ở những vùng nước ô nhiễm, khi lọc nước lấy thức ăn chúng cũng giữ lại

-Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

nhiều chất độc trong cơ thể.

3. Vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá.

Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.

- Sưu tầm tranh ảnh và mẫu sống của 1 số đại diện thân mềm có ở địa phương.

- Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

- Ngọc trai được hình thành như thế nào? Ở Việt Nam nghề nuôi trai lấy ngọc phát triển nhất ở đâu?

- Vai trò của trai sông với môi trường nước.

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Đọc" Em có biết"

* Rút kinh nghiệm:

...

...

...

Tiết 22

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 7 theo Công văn 5512 (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(354 trang)