Thần kinh và các giác quan của cá

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 7 theo Công văn 5512 (Trang 168 - 172)

Bài 33 CẤU TẠO TRONG CỦA CÁ CHÉP

II. Thần kinh và các giác quan của cá

33.2-3 SGK và mô hình não, trả lời câu hỏi:

- Hệ thần kinh của cá gồm những bộ phận nào

- Bộ não cá chia thành mấy phần? Mỗi phần có chức năng như thế nào?

- GV gọi 1 HS trình bày cấu tạo não cá trên mô hình.

- Nêu vai trò của giác quan?

+ Vì sao thức ăn có mùi lại hấp dẫn cá?

- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV yêu cầu HS đọc KL SGK

và mô hình não cá trả lời được:

- Hệ thần kinh

+ Trung ưng thần kinh:

não, tủy sống

+ Dây thần kinh: đi từ trung ưng đến các giác quan

- Cấu tạo não cá: 5 phần + Não trước: kém phát triển.

+ Não trung gian.

+ Não giữa: lớn, trung khu thị giác.

+ Tiểu não: Phát triển;

phối hợp các cử động phức tạp.

+ Hành tuỷ: điều khiển nội quan.

- Giác quan:

- Mắt không có mí lên chỉ nhìn gần

- Mũi đánh hơi tìm mồi - Cơ quan đường bên nhận biết áp lực tốc độ dòng nước, vật cản.

- HS đọc KL SGK.

* Kết luận.

- Hệ thần kinh:

+ Trung ưng thần kinh:

não, tủy sống

+ Dây thần kinh: đI từ trung ưng thần kinh đến các cơ quan

- Não gồm 5 phần

- Giác quan: mắt, mũi, cơ quan đường bên.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.năng lực sáng tạo, năng lực trao

đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng về cá chép?

A. Vòng tuần hoàn kín.

B. Hô hấp qua mang và da.

C. Tim 4 ngăn.

D. Có 2 vòng tuần hoàn.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây về hệ thần kinh của cá chép là sai?

A. Não trước chưa phát triển.

B. Hành khứu giác và thuỳ thị giác phát triển.

C. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.

D. Tuỷ sống nằm trong cung đốt sống.

Câu 3. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Mang cá chép nằm dưới …(1)… trong phần đầu, gồm các …(2)… gắn vào các

…(3)….

A. (1): lá mang; (2): xương nắp mang; (3): xương cung mang B. (1): xương nắp mang; (2): lá mang; (3): xương cung mang C. (1): xương cung mang; (2): lá mang; (3): xương nắp mang D. (1): nắp mang; (2): xương cung mang; (3): lá mang

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ, tâm thất trái và tâm thất phải.

B. Tim cá chép có 3 ngăn là: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải và tâm thất.

C. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm thất trái và tâm thất phải.

D. Tim cá chép có 2 ngăn là: tâm nhĩ và tâm thất.

Câu 5. Trong hệ tuần hoàn của cá chép, những loại mạch nào dưới đây luôn vận chuyển máu nghèo ôxi?

A. Các mao mạch ở các cơ quan và động mạch chủ lưng.

B. Động mạch chủ lưng và động mạch chủ bụng.

C. Động mạch chủ lưng và tĩnh mạch bụng.

D. Động mạch chủ bụng và tĩnh mạch bụng.

Câu 6. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Trong tuần hoàn ở cá chép, khi tâm thất co sẽ tống máu vào động mạch …(1)…, từ đó chuyển qua các mao mạch …(2)…, ở đây diễn ra sự trao đổi khí, máu trở thành đỏ tươi, giàu ôxi và theo …(3)… đến các mao mạch ở các cơ quan để cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho các cơ quan hoạt động

A. (1): chủ lưng; (2): mang; (3): động mạch chủ bụng

B. (1): chủ bụng; (2): ở các cơ quan; (3): tĩnh mạch chủ bụng C. (1): chủ bụng; (2): mang; (3): động mạch chủ lưng

D. (1): lưng; (2): ở các cơ quan; (3): động mạch chủ bụng Câu 7. Phát biểu nào sau đây về cá chép là sai?

A. Có một vòng tuần hoàn.

B. Là động vật đẳng nhiệt.

C. Hô hấp bằng mang.

D. Máu qua tim là máu đỏ thẫm.

Câu 8. Ở cá chép, tiểu não có vai trò gì?

A. Giúp cá nhận biết kích thích về dòng nước.

B. Giúp cá phát hiện mồi.

C. Giúp cá định hướng đường bơi.

D. Điều hoà, phối hợp các hoạt động khi bơi.

Câu 9. Phát biểu nào dưới đây về cá chép là đúng?

A. Hô hấp bằng mang.

B. Tim có 4 ngăn.

C. Hệ tuần hoàn hở.

D. Bộ não chưa phân hóa.

Câu 10. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Cá chép có …(1)… thông với …(2)… bằng một ống ngắn giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng.

A. (1): bóng hơi; (2): thực quản B. (1): phổi; (2): ruột non

C. (1): khí quản; (2): thực quản D. (1): bóng hơi; (2): khí quản

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án A C B D D

Câu 6 7 8 9 10

Đáp án C B D A A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập

a.Nêu các cơ quan bên

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

aCác cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống ở nước là mang (là cơ quan hô hấp lấy ôxi hòa tan trong nước và thải CO2 ra môi trường nước) và bóng hơi (có tác dụng làm tăng khối lượng riêng khi cá lặn và giảm khối lượng riêng khi cá ngoi lên).

trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.

b Các giác quan quan trọng ở cá

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung trả lời đã hoàn thiện.

b Các giác quan quan trọng ở cá là mắt mũi (mũi cá chỉ để ngửi mà không để thở), cơ quan đường bên cũng là giác quan quan trọng giúp cá nhận biết được những kích thích về áp lực, tốc độ dòng nước và các vật cản trên đường đi để tránh.

Sưu tầm một số câu chuyện, sự tích liên quan tới cá chép 4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài theo câu hỏi SGK . - Vẽ sơ đồ cấu tạo não cá chép . - Ôn tập từ chương 1 đến chương 5.

* Rút kinh nghiệm:

...

...

...

TIẾT 34.

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 7 theo Công văn 5512 (Trang 168 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(354 trang)