Một số tập tình của th©n mÒm

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 7 theo Công văn 5512 (Trang 108 - 112)

Bài 19. THỰC HÀNH: QUAN SÁT CẤU TẠO NGOÀI

II. Một số tập tình của th©n mÒm

1. Tập tính ở ốc sên:

- Đào lỗ đẻ trứng

- Tự vệ bằng cách thu mình trong vỏ

2. Tập tính ở mực:

thảo luận và chốt lại kiến thức đúng.

- GV yêu cầu HS quan sát H19.7 đọc chú thích thảo luận:

+ Mực săn mồi như thế nào?

+ Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hoả mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có nhìn rõ để trốn chạy không?

+ Vì sao người ta thường dùng ánh sáng để câu mực?

- GV chốt lại kiến thức.

* Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.

- Đại diện nhóm phát biểu.

- Nhóm khác bổ sung.

- Săn mồi bằng cách rình vò mồi.

- Tự vệ bằng cách chạy trốn và phun hỏa mù (phun mực).

* Kết luận: Hệ thần kinh của thân mềm phát triển là cơ sở cho giác quan và tập tính phát triển thích nghi với đời sống.

3. Củng cố: (5')

- Kể đại diện khác của thân mềm và chúng có những đặc điểm gì khác với trai sông?

- Ốc sên bò thường để lại dấu vết trên lá cây, em hãy giải thích ? 4. Dặn dò: (1')

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK . - Đọc mục " Em có biết"

- Sưu tầm tranh ảnh về thân mềm, vỏ trai, ốc, mai mực.

Tiết 23

Bài 20. THỰC HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ THÂN MỀM I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức.

- HS quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện.

- Phân biệt đợc cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.

2. Năng lực

Phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt

Năng lực chung Năng lực chuyên biệt - Năng lực phát hiện vấn đề

- Năng lực giao tiếp - Năng lực hợp tác - Năng lực tự học

- Năng lực sử dụng CNTT và TT

- Năng lực kiến thức sinh học - Năng lực thực nghiệm

- Năng lực nghiên cứu khoa học

3. Về phẩm chất

Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên:

- Mẫu trai, mực mổ sẵn.

- Mẫu trai, ốc, mực để quan sát cấu tạo ngoài - Tranh, mô hình cấu tạo trong của trai mực 2. Học sinh:

- Mẫu trai, ốc, mực.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Kiểm tra bài cũ. (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

2. Bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 1: Cấu tạo vỏ. (8’)

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 20.1 và 20.2 cùng mẫu vật và trả lời câu hỏi.

+ Nêu đặc điểm cấu tạo vỏ ốc? Thân mềm có vỏ đơn giản là loại nào?

+ Xác định các bộ phận trên ốc sên đang bò?

+ Ghi chú thích vào hình 20.1.

+ Xác định vị trí các bộ phận trên vỏ ốc?

+ Ghi chú thích vào hình 20.2

- HS đọc thông tin SGK quan mẫu vật và trả lời câu hỏi.

- Cấu tạo gồm 3 lớp.

- Mai mực là vỏ có cấu tạo đơn giản nhất

- HS xác định trên mẫu vật.

- HS ghi chú thích và xác định các bộ phận.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

1. Cấu tạo vỏ:

- Vỏ ốc hình xoắn ốc, cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp sừng: ở ngoài + Lớp đá vôi: ở giữa.

+ Lớp xà cừ: ở trong cùng.

- Mai mực có cấu tạo đơn giản nhất chỉ còn lớp đá vôi (lớp giữa phát triển) phần còn lại tiêu giảm.

2: Cấu tạo ngoài. (10’)

- GV yêu cầu HS đoc thông tin SGK, quan sát hình 20.3 đến 20.5 đối chiếu với mẫu vật để nhận biết các bộ phận và ghi chú thích bằng số và hình.

- HS đọc thông tin SGK quan sát hình 20.3 đến 20.5 và đối chiếu với mẫu vật để nhận biết các bộ phận và ghi chú thích bằng số và hình.

2. Cấu tạo ngoài.

3: Cấu tạo trong. (10’) GV yêu cầu HS đoc thông tin

SGK.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 20.6 SGK tr.70 đối chiếu với mẫu vật về cấu tạo trong của mực, nhận biết các bộ phận và ghi vào các ô trống sao cho tương ứng với vị trí trên hình vẽ.

1. Áo.

2. Mang.

3. Khuy cài áo.

4. Tua dài.

5. Miệng.

6. Tua ngắn.

7. Phễu phụt nước.

8. Hậu môn.

9. Tuyến sinh dục.

- GV đưa ra đáp án yêu cầu HS đối chiếu

- GV yêu cầu HS làm vào vở bài tập.

- HS đọc thông tin SGK quan sát và quan sát hình 20.6 SGK tr.70 đối chiếu với mẫu vật và ghi chú thích vào vở.

- HS điền vào theo tranh.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- HS đối chiếu sửa sai vào vở bài tập.

3. Cấu tạo trong:

- Cấu tạo trong của trai sông gồm:

1. Áo.

2. Mang.

3. Khuy cài áo.

4. Tua dài.

5. Miệng.

6. Tua ngắn.

7. Phễu phụt nước.

8. Hậu môn.

9. Tuyến sinh dục.

4. Thu hoạch.(8’) - GV yêu cầu HS hoàn thành

bảng thu hoạch.

- GV nhận xét và hoàn thiện kiến thức.

- HS hoàn thành bảng thu hoạch.

- HS điền vào bảng.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

4. Thu hoạch

TT Động vật có đặc điểm tương ứng

Đặc điểm cần quan sát Ốc Trai Mực

1 Số lớp cấu tạo vỏ 3 3 1

2 Số chân( hay tua) 1 1 10

3 Số mắt 2 Không 2

4 Có giác bám Không Không Có

5 Có lông trên tấm miệng Không Có Không

6 Dạ dày, ruột, gan, túi mực Có Có Có

3. Củng cố. (3’)

- GV nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.

- Chấm điểm cho các nhóm làm tốt.

4. Dặn dò. (1’)

- Viết bài thu hoạch

- Tìm hiểu vai trò của thân mềm .

Tiết 24

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 7 theo Công văn 5512 (Trang 108 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(354 trang)