Vai trò của cá

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 7 theo Công văn 5512 (Trang 182 - 186)

Bài 30. ÔN TẬP PHẦN I: ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG

III. Vai trò của cá

* Kết luận:

- Cung cấp thực phẩm - Nguyên liệu chế biến thuốc chữa bệnh

- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp

- Diệt bọ gậy, sâu bọ có hại.

HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.

b. Nội dung: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh, kĩ năng giải quyết nhiệm vụ học tập.

d. Tổ chức thực hiện: Tổ chức theo phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, học sinh hợp tác, vận dụng kiến thức hoàn thành nhiệm vụ.

Câu 1. Trong đời sống con người, vai trò quan trọng nhất của cá là gì?

A. Là nguồn dược liệu quan trọng.

B. Là nguồn thực phẩm quan trọng.

C. Làm phân bón hữu cơ cho các loại cây công nghiệp.

D. Tiêu diệt các động vật có hại.

Câu 2. Những loài cá sống ở tầng nước giữa thường có màu sắc như thế nào?

A. Thường có màu tối ở phần lưng và máu sáng ở phần bụng.

B. Thường có màu tối ở phía bên trái và máu sáng ở phía bên phải.

C. Thường có màu sáng ở phía bên trái và máu tối ở phía bên phải.

D. Thường có màu sáng ở phần lưng và máu tối ở phần bụng.

Câu 3. Chất tiết từ buồng trứng và nội quan của loài cá nào dưới đây được dùng để chế thuốc chữa bệnh thần kinh, sưng khớp và uốn ván?

A. Cá thu. B. Cá nhám. C. Cá đuối. D. Cá nóc.

Câu 4. Trong các ý sau, có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của các loài cá?

1. Là động vật hằng nhiệt.

2. Tim 2 ngăn, một vòng tuần hoàn.

3. Bộ xương được cấu tạo từ chất xương.

4. Hô hấp bằng mang, sống dưới nước.

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây thường xuất hiện ở các loài cá sống ở tầng mặt?

A. Thân dẹt mỏng, khúc đuôi khoẻ.

B. Thân thon dài, khúc đuôi yếu.

C. Thân ngắn, khúc đuôi yếu.

D. Thân thon dài, khúc đuôi khoẻ.

Câu 6. Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Cá sụn có bộ xương bằng …(1)…, khe mang …(2)…, da nhám, miệng nằm ở

…(3)….

A. (1): chất xương; (2): trần; (3): mặt bụng B. (1): chất sụn; (2): kín; (3): mặt lưng C. (1): chất sụn; (2): trần; (3): mặt bụng D. (1): chất sụn; (2): trần; (3): mặt lưng Câu 7. Loài nào dưới đây là đại diện lớp Cá?

A. Cá đuối bông đỏ.

B. Cá nhà táng lùn.

C. Cá sấu sông Nile.

D. Cá cóc Tam Đảo.

Câu 8. Loài cá nào dưới đây có tập tính ngược dòng về nguồn để đẻ trứng?

A. Cá trích cơm. B. Cá hồi đỏ.

C. Cá đuối điện. D. Cá hổ kình.

Câu 9. Loại cá nào dưới đây không thuộc lớp Cá sụn?

A. Cá nhám. B. Cá đuối. C. Cá thu. D. Cá toàn đầu.

Câu 10. Loại cá nào dưới đây thường sống trong những hốc bùn đất ở tầng đáy?

A. Lươn. B. Cá trắm. C. Cá chép. D. Cá mập.

Đáp án

Câu 1 2 3 4 5

Đáp án B A D B D

Câu 6 7 8 9 10

Đáp án C A B C A

HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) a. Mục tiêu:

Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.

b. Nội dung

Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.

c. Sản phẩm: HS vận dụng các kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

d. Tổ chức thực hiện:

GV sử dụng phương pháp vấn đáp tìm tòi, tổ chức cho học sinh tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan.

1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành nhiều nhóm

( mỗi nhóm gồm các HS trong 1 bàn) và giao các nhiệm vụ: thảo luận trả lời các câu hỏi sau và ghi chép lại câu trả lời vào vở bài tập a.Nêu đặc điểm quan tro ̣ng nhất để phân biệt Cá su ̣n và

Cá xương.

b. Vai trò của cá trong đời sống con người.

2. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:

- GV gọi đại diện của mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.

- GV chỉ định ngẫu nhiên HS khác bổ sung.

- GV kiểm tra sản phẩm thu

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS xem lại kiến thức đã học, thảo luận để trả lời các câu hỏi.

2. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trả lời.

- HS nộp vở bài tập.

- HS tự ghi nhớ nội dung

a. Nêu đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt Cá su ̣n và Cá xương.

b. - Là nguồn thực phẩm

- Dược liệu

- Trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp

ở vở bài tập.

- GV phân tích báo cáo kết quả của HS theo hướng dẫn dắt đến câu trả lời hoàn thiện.

trả lời đã hoàn thiện.

HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)

Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học

Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan

Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp.

Kể tên những loài cá sống trong những môi trường và những điều kiện sống khác nhau

4. Hướng dẫn về nhà:

- Học bài theo câu hỏi và kết luận SGK - Đọc mục em có biết. Chuẩn bị ếch đồng.

* Rút kinh nghiệm:

...

...

...

LỚP LƯỠNG CƯ Tiết 37

Một phần của tài liệu Giáo án Sinh học 7 theo Công văn 5512 (Trang 182 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(354 trang)