Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 41)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó:

* Tiêu chí chọn địa điểm nghiên cứu

- Lựa chọn cơ sở KCB có số chi BHYT lớn.

- Lựa chọn mỗi tuyến KCB một đơn vị (tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương).

- Lựa chọn cơ sở KCB phân bổ đều theo vị trí địa lý của tỉnh Thái Nguyên.

* Đơn vị được chọn để nghiên cứu

Tác giả lựa chọn 3 cơ sở KCB dựa vào các tiêu chí bên trên bao gồm:

- Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên: Là bệnh viện tuyến Trung Ương đóng trên địa bàn, có đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật và cũng là bệnh viện có giá dịch vụ Y tế lớn nhất, đặt trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

- Bệnh viện C Thái Nguyên: Là bệnh viện tuyến tỉnh đóng trên địa bàn, có giá dịch vụ kỹ thuật thấp hơn tuyến Trung Ương, có vị trí địa lý ở của ngõ của tỉnh Thái Nguyên.

- Bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ: Là bệnh viện tuyến huyện, có giá dịch vụ y tế thấp hơn tuyến tỉnh. Huyện Đại Từ cũng là một huyện lớn trong số 09 huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh Thái Nguyên với 31 đơn vị xã, thị trấn đóng trên địa bàn huyện, là huyện cuối của tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu 2.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Các báo cáo thường kỳ của phòng Giám định BHYT, BHXH tỉnh Thái Nguyên.

- Các báo cáo thường kỳ của phòng Kế hoạch tài chính, BHXH tỉnh Thái Nguyên.

- Các báo cáo thường kỳ của phòng Thanh tra - Kiểm tra, BHXH tỉnh Thái Nguyên.

- Các báo cáo thường kỳ của BHXH tỉnh Thái Nguyên gửi BHXHVN.

- Số liệu thống kê của các cơ quan quản lý cấp trên (BHXHVN; Hội đồng quản lý BHXHVN).

-Các nguồn tài liệu như sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài nước về quản lý chi BHYT;

- Các nguồn thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Tài chính, Sở Lao động thương binh và Xã hội, Sở Y tế tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp thu thập thông qua phiếu điều tra trực tiếp các nhóm đối tượng liên quan đến việc chi quỹ BHYT: Cán bộ BHXH làm công tác giám định viên tại các cơ sở khám chữa bệnh; người thụ hưởng quỹ BHYT (bệnh nhân); tham khảo ý kiến của y, bác sỹ tại cơ sở khám chữa bệnh (đơn vị trực tiếp sử dụng quỹ BHYT).

Điều tra chủ yếu bằng phương pháp phỏng vấn, chọn mẫu điển hình.

Chọn mẫu nghiên cứu. Để đảm bảo lượng mẫu điều tra đủ lớn, có một kết quả cao trong quá trình nghiên cứu tránh những sai sót đáng tiếc trong chọn mẫu. Tác giả đã sử dụng công thức của Slovin.

n = N/(1+N*e2)

n: Số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra.

N: Tổng số mẫu.

e: Là mức độ sai lệch.

Tổng số mẫu lớn nên tác giả đã chọn sai số cho phép trong khoảng 10%

từ đó sẽ đưa ra được số lượng mẫu điều tra đảm bảo và chính xác.

- Nhóm cán bộ BHXH làm công tác giám định viên: tổng số cán bộ làm công tác giám định BHYT tại phòng Giám định BHYT, BHXH tỉnh và BHXH các huyện, thành phố, thị xã là 44 người, như vậy tổng số mẫu N1 = 44. Theo công thức Slovin, số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra n1 = 31 người.

- Nhóm y, bác sỹ tại cơ sở KCB: bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên hiện nay có 1068 cán bộ, bệnh viện C Thái Nguyên có 607 cán bộ, bệnh viện đa khoa huyện Đại Từ có 174 cán bộ, như vậy tổng số mẫu N2 = 1849. Do đó số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra n2 = 95 người.

- Nhóm người thụ hưởng quỹ BHYT: số bệnh nhân đi khám tại 3 cơ sở khám chữa bệnh nói trên là 1944352 người, tổng số mẫu N3 = 1944352. Do đó tính được số lượng thành viên mẫu cần xác định cho nghiên cứu điều tra n3 =

100 người.

* Tổng hợp điều tra

Bảng 2.1. Số lượng người và các địa điểm điều tra

TT Đối tượng điều tra

1 Nhóm cán bộ BHXH làm công tác giám định viên 2 Nhóm y, bác sỹ tại cơ sở khám chữa bệnh

3 Nhóm người thụ hưởng quỹ BHYT

* Thông tin thu thập từ điều tra

- Những bất cập trong việc xây dựng dự toán chí phí khám chữa bệnh?

- Việc lập kế hoạch chi của các cơ sở KCB có phù hợp?

- Quy trình thực hiện quản lý chi BHYT có phù hợp?

- Việc quản lý chi quỹ BHYT có đảm bảo tính công khai, minh bạch?

- Thái độ của cán bộ BHXH làm công tác giám định tại cơ sở KCB?

- Thái độ của các Y, bác sỹ đối với bệnh nhân đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT?

- Chất lượng KCB đối với bệnh nhân đi khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT?

- Chất lượng các cuộc kiểm tra công tác chi BHYT của cơ quan quản lý quỹ BHYT (cơ quan BHXH)?

- Công tác kiểm tra chi BHYT (trình độ, nội dung làm việc của đoàn kiểm tra? Thực hiện kết luận sau kiểm tra?)

Cách thức thực hiện: Tác giả thực hiện điều tra tổng số 100 người hưởng thụ hưởng quỹ BHYT, 95 y, bác sỹ tại các cơ sở KCB và 31 cán bộ

BHXH làm công tác giám định viên BHYT. Tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng trên bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.

Từ kết quả trả lời các phiếu hỏi, tác giả tính điểm trung bình để đánh giá thực trạng nghiên cứu. Điểm trung bình: X điểm (1 ≤ X ≤ 5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:

X i Kik

X = i =n

n

X : Điểm trung bình.

Xi : Điểm ở mức độ i.

Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi. n: Số người tham gia đánh giá.

Đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để đánh giá hoạt động quản lý chi BHYT tại BHXH tỉnh Thái Nguyên. Thiết kế bảng có hai phần: phần nêu nội dung và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó.

Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5. Rất đồng ý; 4. Đồng ý; 3. Bình thường;

2. Không đồng ý; 1. Rất không đồng ý. Khoảng biến thiên để đánh giá mức độ

hài lòng như sau:

Bảng 2.2: Thang đo Likert

Thang đo 1 2 3 4 5 Cách thức tiến hành điều tra: Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc điều tra khảo sát thông qua bảng câu hỏi theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Thiết kế phiếu khảo sát.

Bước 2: Phỏng vấn thử để điều chỉnh phiếu khảo sát.

Bước 3: Tiến hành khảo sát.

Bước 4: Xử lý dữ liệu khảo sát bằng phần mềm Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Tác giả đã sử dụng phương pháp này để nghiên cứu về sự biến động của số đối tượng đi khám chữa bệnh và số tiền chi BHYT qua 3 năm nghiên cứu. Cho thấy được sự biến động về số người và số tiền qua 3 năm tăng hay giảm, mức độ thay đổi như thế nào?

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp thu thập số liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này được dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các

phiếu điều tra đối với 100 người hưởng thụ hưởng quỹ BHYT, 95 y, bác sỹ tại các cơ sở KCB và 31 cán bộ BHXH làm công tác giám định viên BHYT.

Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể, kết hợp với phân tích số liệu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các số liệu, tác giả sẽ đi sâu vào phân tích để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn tổng quan hơn về các yếu tố đang phân tích.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm y tế tại bảo hiểm xã hội tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w