Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NHTM
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn về quản lý của NHNN đối với hoạt động cho
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý của NHNN chi nhánh TP Đà Nẵng
NHNN chi nhánh thành phố Đà Nẵng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam. Đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng cân đối tài khoản theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, NHNN chi nhánh Thành phố Đà Nẵng đã trở thành điểm sáng trong việc quản lý của NHNN đối với hoạt động cho vay KHCN của các NHTM, thể hiện ở một số nội dung sau:
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách: Đạt hiệu quả cao trong tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn (thông qua xây dựng website của ngành để truyền tải thông tin của NHNN và của ngành ngân hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi, quan tâm, giới thiệu để các ngân hàng, doanh nghiệp, người dân hiểu rõ hơn về các chính sách về ngành ngân hàng cũng như các dịch vụ ngân hàng; hệ thống đường dây nóng do NHNN lập để giải đáp thắc mắc của người dân hoạt động có hiệu quả cao); Thiết lập kênh thông tin liên lạc hiệu quả giữa NHNN và các NHTM, từ đó, nắm bắt chính xác và nhanh nhậy tình hình hoạt động của các NHTM trên địa bàn, xử lý kịp thời những trường hợp cấp bách trong thanh khoản, hoặc các vụ việc liên quan.
+ Tổ chức bộ máy quản lý đối với hoạt động của các NHTM: Triển khai tốt công tác cải cách hành chính nhằm đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trên các lĩnh vực: Cải cách thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách; Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008…
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được chú trọng đặc biệt là cán bộ trực tiếp tham gia quản lý hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM. Hàng năm có hàng trăm lượt cán bộ được cử đi đào tạo về quản lý hoạt động của các NHTM.
+ Thực hiện thanh tra, kiếm tra và xử lý các tranh chấp liên quan đến hoạt động cho vay KHCN của các NHTM nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình quản lý của NHNN.
1.4.2. Kinh nghiệm quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang
Hiện nay trong cả nước, hoạt động ngân hàng phát triển rất nhanh với nhiều hình thức phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Bắc Giang là tỉnh nằm trong khu vực đồng bằng sông Hồng, là tỉnh lân cận của
Thái Nguyên, xét về số lượng các ngân hàng thì Bắc Giang là địa phương có nhiều các NHTM và phát sinh nghiệp vụ với số lượng lớn. Kinh nghiệm QLNN đối với hoạt động cho vay KHCN của NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang có ảnh hưởng lớn đến việc quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Trong những năm qua, Bắc Giang luôn là tỉnh đi đầu trong hệ thống NHNN về việc quản lý hoạt động của các NHTM một cách có hiệu quả. Cụ thể:
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách: NHNN chi nhánh tỉnh Bắc Giang đã triển khai kịp thời các giải pháp/các văn bản mới về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng trên cơ sở bám sát mục tiêu, định hướng chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt nam và UBND tỉnh để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng các năm, tiếp tục tích cực tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đáp ứng vốn cho nền kinh tế.
+ Công tác thanh tra, giám sát: nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ cho vay KHCN của các NHTM.
+ Việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý hoạt động cho vay KHCN được quan tâm đặc biệt nhất là trong thời đại công nghệ 4.0, công nghệ hiện đại được phát huy tác dụng triệt để từ đó tăng cường hoạt động quản lý của NHNN đối với hoạt động của NHTM.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của
NHNN Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn và thực hiện một số nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc. Một số bài học kinh nghiệm về quản lý của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đối với hoạt động của các NHTM trên địa bàn trên.
Cụ thể:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách: tổ chức phổ biến, tuyên truyền và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thống đốc về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối đến các tổ chức tín dụng, các tổ chức khác và người dân trên địa bàn (hệ thống đường dây nóng do NHNN lập để giải đáp thắc mắc của người dân hoạt động có hiệu quả cao;
thông qua website của ngành để truyền tải thông tin của NHNN và của ngành ngân hàng một cách nhanh chóng và rộng rãi, quan tâm, giới thiệu để các ngân hàng, doanh nghiệp, người dân hiểu rõ hơn về các chính sách về ngành ngân hàng cũng như các dịch vụ ngân hàng;);
Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai một số chương trình truyền thông giáo dục tài chính cộng đồng nhằm nâng cao ý thức, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn cho người dụng dịch vụ tài chính.
Công tác thanh tra, giám sát: nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra giám sát hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ cho vay KHCN của các NHTM.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đặc biệt là cán bộ trực tiếp tham gia quản lý hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM.
Chủ động áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý hoạt động của các NHTM đặc biệt là hoạt động cho vay KHCN.
Chương 2