Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 76)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Phân tích thực trạng quản lý của NHNN đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.3.4. Lãnh đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM

3.3.4.1. Xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển cho vay KHCN

a. Chính sách điều tiết cho vay KHCN

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-NHNN về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ (CSTT) và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2016, CSTT tiếp tục được điều hành theo hướng chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định thị trường tiền tệ.

Chính sách tín dụng được điều hành theo hướng mở rộng nhằm tăng nguồn cung ứng vốn ra nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tập trung vào triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực, tín dụng chính sách theo chủ trương của Chính phủ.

Năm 2016, chính sách tín dụng được điều hành theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011:

(i) Khống chế trần lãi suất cho vay với nông nghiệp nông thôn; xuất khẩu; công nghiệp hỗ trợ; DNNVV; công nghệ cao (hiện ở mức 7%/năm);

(ii) Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và công cụ tái cấp vốn để hướng dòng vốn tín dụng vào nông nghiệp (TT20/TT-NHNN, ngày 29/9/2010);

(iii) Kết hợp chính sách tín dụng của ngân hàng với chính sách tài khóa trong hỗ trợ lãi suất giảm tổn thất sau thu hoạch, với mức hỗ trợ 100% hoặc 50% theo thời gian vay phù hợp...

Giai đoạn 2017-2018, điều hành chính sách tiền tệ của NHNN tiếp tục chịu sự tác động lớn của những diễn biến kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước.

Trên cơ sở diễn biến lạm phát có chiều hướng tăng chậm và có khả năng kiểm soát theo mục tiêu 4% được Quốc hội đề ra, hoạt động các TCTD diễn biến tích cực, NHNN đã giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành; giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên. Kết quả, các TCTD đã giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên; tích cực giảm lãi suất thông qua một số chương trình tín dụng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp với lãi suất thấp hơn trần của NHNN (thấp hơn khoảng 0,5-1%/năm);

giảm lãi suất một số chương trình cho vay trung dài hạn đối với lĩnh vực ưu tiên xuống còn khoảng 8%/năm; triển khai các gói tín dụng ngắn hạn và trung dài hạn đa dạng với lãi suất ưu đãi cho các ngành thiết yếu trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội; áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn đối với khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, xếp hạng tín nhiệm cao khoảng 4-5%/năm.

b. Xúc tiến các hoạt động pháp lý và và hoạt động hỗ trợ cho các NHTM Giai đoạn 2015 - 2018, tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo, hướng dẫn các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh triển khai nghiêm túc các Nghị quyết của Chính phủ, Thông tư, chỉ thị của Thống đốc NHNN và định hướng phát triển của địa phương, chủ động lĩnh vực ưu tiên, đối tượng chính sách và các ngành kinh tế mũi nhọn là tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, từ đó thúc đẩy kinh tế tỉnh Thái Nguyên từng bước phát triển ổn định. Điều này được thể chế hóa thành các chính sách tín dụng và Chi nhánh đã thực hiện triển khai đến các NHTM thông qua các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn.

Một số chính sách tín dụng, hoạt động pháp lý và hỗ trợ cho các NHTM được triển khai trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là:

Nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng, giảm rủi ro tín dụng và hạn chế tăng trưởng tín dụng nóng thông qua việc chỉ đạo thực hiện Thông tư số 06/2016/TT-NHNN nâng hệ số rủi ro của các khoản phải đòi để kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200% từ thời điểm 01/01/2017, giảm có lộ trình tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn xuống 40% từ 01/01/2018. Ngoài ra,

Chỉ thị số 04/CT-NHNN cũng nêu rõ yêu cầu các đầu mối giám sát chặt chẽ và cảnh báo TCTD có quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng ở một số ngành, lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như tín dụng trung, dài hạn, tín dụng đối với nhóm khách hàng lớn, tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông.

Nhằm thúc đẩy quá trình xử lý nợ xấu, trong năm 2016, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã áp dụng Thông tư 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản các TCTD (VAMC) theo cơ chế thị trường giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC; Quyết định 618/QĐ-NHNN cho phép VAMC chính thức được triển khai phương án mua bán nợ xấu theo cơ chế thị trường.

Không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, các chương trình tín dụng trọng điểm khác cũng được ngành ngân hàng triển khai tích cực, tháo gỡ dần những vướng mắc cho bà con nông dân vay vốn, theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, ngày 09-6-2015, của Chính phủ, về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết số 30/NQ-CP, ngày 07-3-2017, của Chính phủ cũng đạt những kết quả bước đầu.

Ngoài ra, chi nhánh còn khuyến nghị các NHTM trên địa bàn chủ động chung tay góp sức với cộng đồng doanh nghiệp địa phương tháo gỡ thị trường, hưởng ứng tích cực việc giảm lãi suất các khoản vay cũ về mức lãi suất hiện hành, cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng, cấp khoản tín dụng mới, triển khai Hội nghị kết nối tín dụng… tạo điều kiện cho doanh nghiệp có năng lực tiếp tục sản xuất kinh doanh, vượt qua khủng hoảng.

3.3.4.2. Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động cho vay KHCN của các NHTM Hoạt động giám sát của NHNN được thực hiện theo Quyết định 398/1999/QĐ-NHNN3 ngày 9/11/1999 của Thống đốc NHNN về việc Ban

hành quy chế giám sát đối với các TCTD. Theo đó, định kỳ tháng, quý, năm căn cứ vào các báo cáo cân đối tài khoản kế toán, các chỉ tiêu báo cáo thống kê ngoài cân đối và các loại báo cáo khác do TCTD cung cấp theo quy định về chế độ báo cáo thống kê đối với các TCTD, cán bộ giám sát sẽ tiến hành xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động đối với từng TCTD và toàn hệ thống ngân hàng; phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế của từng TCTD.

Sau đó, Thanh tra, giám sát ngân hàng sẽ thông báo kết quả GSTX, kèm theo lời nhận xét và kiến nghị những vấn đề phải chấn chỉnh đến TCTD. Nếu phát hiện những vi phạm phát luật, tùy theo mức độ, Thanh tra, giám sát ngân hàng cử cán bộ đến kiểm tra trực tiếp tại TCTD và áp dụng các biện pháp chấn chỉnh hoặc xử lý vi phạm hành chính (nếu có). Đồng thời gửi báo cáo kết quả giám sát đến những bộ phận liên quan để phối hợp và báo cáo cấp trên theo quy định. Kết quả giám sát là một trong những căn cứ để xếp loại các TCTD.

Hoạt động giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên luôn được xác định là một trong các công cụ nhằm phát hiện sớm, cảnh báo và giúp cho hoạt động thanh tra tại chỗ phát huy tác dụng và có hiệu quả, qua đó góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động ngân hàng trên địa bàn nhằm hạn chế rủi ro.

Hàng tháng, quý, năm, cán bộ giám sát xác định thông tin cần thu thập, xử lý qua các kênh: các TCTD truyền file cân đối, báo cáo qua mạng máy tính hoặc báo cáo bằng văn bản, gồm: báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính), báo cáo thống kê…; Cán bộ giám sát kiểm tra báo cáo, tạo cấu trúc dữ liệu thông tin phù hợp; kiểm tra tính chính xác của thông tin đầu vào (chủ yếu là file cân đối), khi có sai sót thì tiến hành tra soát và yêu cầu TCTD xác định lại để đảm bảo nguồn dữ liệu chính xác khi thực hiện giám sát; Phân tích, gửi số liệu về Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Từ số liệu đó, cán bộ giám

sát tiến hành phân tích báo cáo, phân tích tài chính để xác định những ưu điểm, hạn chế trong hoạt động của từng TCTD, đặc biệt là những dấu hiệu suy giảm, xu hướng và các yếu tố tiền ẩn rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, đồng thời phân tích nguyên nhân của những ưu điểm, hạn chế đó. Cuối cùng, giám sát của chi nhánh gửi thông báo giám sát tới từng TCTD những chỉ số phản ánh sự biến động trong hoạt động của TCTD đó và kiến nghị TCTD có biện pháp khắc phục khi có diễn biễn bất thường về nợ quá hạn, về khả năng thanh toán, xu hướng lỗ gia tăng trong hoạt động kinh doanh; cảnh báo cho các TCTD những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của TCTD tới các bộ phận liên quan. Thực hiện báo cáo kết quả giám sát cho lãnh đạo chi nhánh và Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng theo quy định.

Tình hình kết quả công tác giám sát của NHNN Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018 đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM như sau:

Bảng 3.10. Tình hình thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Chỉ tiêu

Số lần thanh tra, kiểm tra trong năm

Số lượng NHTM đã được thanh tra, kiểm tra

Tổng số lượng NHTM trên địa bàn

Tỷ lệ các tổ chức được thanh tra, kiểm tra

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

tra kiểm tra là 15 lần, con số này tăng lên 46 lần năm 2018.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tỷ lệ các tổ chức được thanh tra, kiểm tra cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn 2015-2018, năm 2015 tỷ lệ này là 25% thì con số này tăng lên 76,92% năm 2018.

Do hạn chế về các nguồn lực nên hàng năm Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra trực tiếp một số NHTM trên địa bàn, tỷ lệ các tổ chức được thanh tra, kiểm tra chỉ dao động dưới từ 25 đến 76,92%. Số lượng tổ chức được thanh tra và số lần thanh tra trong năm tuy có tăng, nhưng mức tăng này vẫn chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu quản lý của NHNN đối với các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, thông qua hình thức thanh tra, kiểm tra này, NHNN phát hiện các hành vi trái với quy định của pháp luật trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay với nhóm KHCN nói riêng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt nhất là hình thức cho vay đầu tư bất động sản, chứng khoán (vì đây thực chất là hình thức cho vay để kinh doanh, có nhiều rủi ro).

Bảng 3.11. Số lượng sai phạm phát hiện qua công tác thanh tra hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM giai đoạn năm 2015 - 2018

TT Chỉ tiêu

1 Tổng số sai phạm

2 Tổng số tiền sai phạm

(Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng trên ta thấy số sai phạm phát hiện thông qua công tác thanh tra hoạt động cho vay KHCN tăng dần qua các năm từ 241 lượt sai phạm năm 2015 đến 406 lượt sai phạm vào năm 2018. Tương ứng là tổng sổ tiền sai phạm tăng từ 3.812 triệu đồng vào năm 2015 đến 5.615 triệu đồng vào năm 2018. Tuy nhiên tốc độ gia tăng của cả số lượng sai phạm và số tiền sai phạm cũng có chiều hướng giảm dần. Điều này chứng tỏ hoạt động thanh tra tại chỗ đã phần nào phát huy tác dụng. Các nghiệp vụ sai phạm phần lớn tập trung vào hạng

mục cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh chứa nhiều rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w