Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý của NHNN đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.4.2. Các nhân tố bên trong
3.4.2.1. Tổ chức, cán bộ của NHNN
Tổ chức bộ máy, cán bộ của NHNN là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về hoạt động cho vay KHCN của NHTM. Trong đó, khâu tuyển dụng, bố trí, sắp xếp cán bộ là vô cùng quan trọng, có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Dù ở hoàn cảnh nào, việc bố trí, sử dụng cán bộ công chức cũng phải xuất phát từ mục tiêu lâu dài, phải đảm bảo thực sự dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, tránh lãng phí chất xám nhằm đem lại hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công vụ, phục vụ nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Bởi vậy, việc tổ chức tốt một bộ máy, bố trí, sử dụng cán bộ khoa học, hợp lý sẽ giúp cho việc QLNN của NHNN đối với hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động cho vay KHCN được sát sao, giảm thiểu rủi ro do hoạt động gây ra cho ngân hàng và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.
3.4.2.2. Trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức NHNN
Đội ngũ cán bộ, công chức NHNN tỉnh làm công tác QLNN về ngân hàng là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về ngân hàng, hoạt động cho vay KHCN. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật.
Do đó, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải có tư duy khoa học, khả năng nghiên cứu và am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của nhà nước, có kinh nghiệm thực tế.
Đồng thời, thực hiện chức năng QLNN đối với hoạt động cho vay KHCN của các NHTM, một trong những công cụ quan trọng NHNN sử dụng là thanh tra, kiểm tra, giám sát. Để làm tốt công tác này, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, công chức NHNN tỉnh đặc biệt là đội ngũ cán bộ Thanh tra, giám sát ngân hàng phải có trình độ cao, am hiểu pháp luật và nắm chắc các nghiệp vụ của ngân hàng nói chung và nghiệp vụ hoạt động cho vay KHCN nói riêng.
Bảng 3.14. Lực lượng thanh tra giám sát NHNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn năm 2015 - 2018
Đơn vị tính:
Người
STT Chỉ tiêu
Tổng số cán bộ
1 - Nam
- Nữ
Trình độ chuyên môn
2 - Sau đại học
- Đại học - Cao đẳng Lý luận chính trị
3 - Cao cấp
- Trung cấp
- Thanh tra Cao cấp
4 - Thanh tra viên chính
- Thanh tra viên - Chuyên viên
5 Trình độ ngoại ngữ: Anh
6 Trình độ tin học văn phòng
(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Từ đó cho thấy, năng lực, trình độ của các cán bộ công chức là yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Bảng 3.15: Kết quả điều tra mức độ đánh giá về ảnh hưởng của nhân tố năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức NHNN Thang đo
Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức NHNN
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Qua bảng kết quả thấy được rằng nhân tố năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức NHNN được đánh giá là ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của NHNN đối với hoạt động cho vay KHCN của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với mức điểm trung bình là 3,81/ thang điểm 5.
Bảng 3.16: Kết quả đánh giá về ảnh hưởng của định hướng, chiến lược của NHNN phù hợp với định hướng phát triển của NHTM
Thang đo
Định hướng, chiến lược của NHNN phù
hợp với định hướng phát triển của 3,53 NHTM trên địa bàn
(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)
Theo kết quả điều tra cho thấy định hướng, chiến lược của NHNN phù hợp với định hướng phát triển của NHTM trên địa bàn, cụ thể mức điểm đánh giá là 3,53 điểm/ thang điểm 5, đây là mức điểm trung bình. Do vậy trong thời gian tới, NHNN cần theo sát định hướng, chiến lược của NHTM để đưa ra được những chủ trương phát triển hợp lý nhất.
Bảng 3.17: Số lượng cán bộ, nhân viên của NHNN chi nhánh Thái Nguyên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ
Chỉ tiêu ĐVT Cán bộ lãnh đạo
Nhân viên (Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Số lượng cán bộ lãnh đạo của NHNN chi nhánh Thái Nguyên có trình độ thạc sĩ là 5 người chiếm tỷ lệ 62,5% tổng số cán bộ lãnh đạo, trình độ tiến sĩ là 3 người chiếm tỷ lệ 37,5%.
Số lượng nhân viên có trình độ thạc sĩ là 6 người, trong đó nhân viên có trình độ tiến sĩ là 0 người.
Hiện nay số lượng nhân sự của NHNN chi nhánh Thái Nguyên chủ yếu có trình độ Đại học, chiếm đến khoảng 54,35% tổng số nhân sự. Số lượng cán bộ lãnh đạo, nhân viên có trình độ sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) chỉ chiếm khoảng 30%. Trong thời gian tới, NHNN chi nhánh Thái Nguyên nên có kế hoạch đề đạt, cử các nhân viên có thành tích xuất sắc đi học để nâng cao trình độ, phục vụ công tác quản lý hoạt động cho vay KHCN của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.4.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhận thức được tầm quan trọng, tiềm năng và sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ đối với hoạt động ngân hàng, NHNN đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, hành động nhằm tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0 của ngành Ngân hàng, tiêu biểu là những giải pháp hành động sau: Xây dựng kế hoạch hành động của ngành NH thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 04/5/2017 về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0 đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Tăng cường phát triển hạ tầng
công nghệ thông tin (CNTT) an toàn, an ninh, bảo mật cho ngành Ngân hàng;
Đẩy mạnh hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ hoạt động thanh toán, phát triển hạ tầng CNTT, an toàn, an ninh bảo mật nhằm ứng phó với những thách thức mà CMCN 4.0 đặt ra; Đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết số 19, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và Nghị quyết số 36a/NQ-Cp ngày 14/10/2015 của Chính phủ nhằm cải thiện môi trường cạnh tranh kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chính phủ điện tử; Tích cực hỗ trợ thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ phát triển các công ty công nghệ tài chính (Fintech).
Nhằm đón đầu xu hướng phát triển của khoa học công nghệ, các ngân hàng thương mại cũng đã chủ động nghiên cứu, đầu tư mạnh mẽ vào một số công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 trong sản phẩm, dịch vụ, hoạt động và quản trị của mình. Nổi bật nhất là việc triển khai thực tế các công nghệ số nền tảng như: Điện toán đám mây; phân tích dữ liệu lớn; trí tuệ nhân tạo; các ứng dụng, giải pháp mới như xác thực sinh trắc học, trao đổi dữ liệu mở qua giao diện lập trình ứng dụng (Open API)… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, làm phong phú thêm những trải nghiệm của khách hàng.
Bên cạnh sự xuất hiện và ứng dụng các công nghệ số trong hoạt động ngân hàng là sự phát triển, mở rộng hệ sinh thái dịch vụ tài chính trong nước với sự góp mặt của các doanh nghiệp công nghệ tài chính (Fintech) cung cấp các giải pháp tài chính dựa trên những công nghệ đột phá nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại điện tử gia tăng, các hoạt động đa dạng của kinh tế số và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng trong kỷ nguyên số. Xu hướng hợp tác đôi bên cùng có lợi, cộng hưởng sức mạnh giữa Ngân hàng - Fintech đang là xu hướng phát triển chủ đạo tại thị trường tài chính-ngân hàng Việt Nam hiện nay.
Tuy nhiên, trước áp lực tham gia của những thành viên mới và những ứng dụng công nghệ vào hoạt động cho vay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực cho
vay KHCN tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Chuyển động này đem đến lợi ích cho người tiêu dùng nhưng cũng tạo ra áp lực cho cơ quan quản lý trong quá trình triển khai ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động ngân hàng như an ninh, bảo mật, bí mật thông tin khách hàng, quản trị rủi ro...
Cùng với sự phát triển của công nghệ, các giao dịch điện tử gia tăng mạnh trong thời gian thực, dẫn đến các ngân hàng trung ương có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hệ thống tiền tệ quốc gia. Đặc biệt, ngân hàng trung ương gặp khó khăn để kiểm soát lượng cung tiền của nền kinh tế trong trường hợp tổ chức phát hành tiền điện tử là các định chế tài chính phi ngân hàng tại nước ngoài.
Hơn nữa, hiện nay có xu hướng thâm nhập giữa các công ty công nghệ (Fintech) vào lĩnh vực ngân hàng, trong một số trường hợp có thể kéo theo khả năng xâm chiếm của hoạt động ngân hàng ngầm, đặc biệt với hoạt động thanh toán phi truyền thống (cổng thanh toán điện tử, ví điện tử, thanh toán do công ty viễn thông cung cấp…).
Điều này cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho cơ quan quản lý trong việc giám sát hoạt động cũng như kiểm soát dòng tiền. Mặt khác, ứng dụng công nghệ ít nhiều cũng có thể kéo theo rủi ro về tính bảo mật. Do tội phạm công nghệ đang có xu hướng khai thác lỗ hổng về công nghệ và người dùng, lừa đảo bằng các đường dẫn, website không an toàn.
Bảng 3.18: Kết quả điều tra mức độ đánh giá về ảnh hưởng của nhân tố ứng dụng khoa học, công nghệ
Việc ứng dụng khoa học, công nghệ của NHNN NHNN áp dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý hoạt động cho vay KHCN của các NHTM
Qua bảng kết quả thấy được rằng đối tượng được khảo sát đánh giá nhân tố ứng dụng khoa học, công nghệ của NHNN là ảnh hưởng tới hoạt động quản lý của NHNN đối với hoạt động cho vay KHCN của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với mức điểm trung bình là 3,68/ thang điểm 5. Trong khi đó, tiêu chí NHNN áp dụng công nghệ hiện đại trong việc quản lý hoạt động cho vay KHCN của các NHTM được đánh giá trung bình của nhân tố này là 3,85 điểm/
thang điểm 5, điều này cho thấy vị trí và vai trò quan trọng của việc ứng dụng khoa học công nghệ trong QLNN về hoạt động cho vay của các NHTM.
Bảng 3.19: Số lượng máy vi tính đang được đưa vào sử dụng tại NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu Tổng số lượng máy vi tính
Số lượng máy vi tính được kết nối mạng
(Nguồn: NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)
Qua bảng trên ta thấy số lượng máy vi tính của NHNN được sử dụng đáp ứng đủ nhu cầu của cán bộ, công chức và số lượng máy tính được kết nối mạng nội bộ và mạng internet chiếm tỷ lệ rất lớn nhằm đảm bảo hoạt động nghiệp vụ và thực hiện tra cứu dữ liệu nhanh chóng, chính xác.
Theo thông tư 34/2018/TT-NHNN về sử dụng mạng máy tính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mạng Ngân hàng Nhà nước được thiết kế, xây dựng có khả năng mở rộng và ứng dụng công nghệ mạng tiên tiến, có tính sẵn sàng cao, đảm bảo an toàn, bảo mật và băng thông đáp ứng nhu cầu hoạt động, nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống mạng của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên gồm:
Mạng cục bộ: là hệ thống mạng kết nối các thiết bị đầu cuối trong phạm
vi một khu vực thuộc trụ sở Ngân hàng Nhà nước. Thiết bị đầu cuối là các thiết bị bao gồm máy trạm làm việc, máy in, máy quét, máy Fax, điện thoại sử dụng địa chỉ IP, các loại thiết bị di động thông minh có kết nối mạng. Mạng cục bộ
tại các đơn vị hành chính thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước phải được bảo trì định kỳ tối thiểu 01 lần trong một năm
Mạng diện rộng Ngân hàng Nhà nước: là hệ thống mạng kết nối giữa Trung tâm dữ liệu và các mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước. Mạng diện rộng phải được bảo trì định kỳ tối thiểu 02 lần một năm, gồm 01 lần bảo trì tại chỗ và 01 lần bảo trì từ xa. Việc bảo trì mạng diện rộng không được làm gián đoạn và ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước;
Mạng Internet Ngân hàng Nhà nước: là hệ thống mạng cung cấp dịch vụ Internet cho người sử dụng tại Ngân hàng Nhà nước. Các máy tính thuộc mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước kết nối Internet phải thông qua các cổng kết nối tập trung do Cục Công nghệ thông tin thiết lập và quản lý. Các máy tính thuộc mạng cục bộ Ngân hàng Nhà nước kết nối sử dụng hệ thống thông tin có cấp độ từ 3 trở lên của Ngân hàng Nhà nước theo quy định Chính phủ về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ không được kết nối Internet.