Tham gia xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Phân tích thực trạng quản lý của NHNN đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Tham gia xây dựng, hoàn thiện và triển khai thực hiện các văn bản pháp quy về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân

Về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, quyền hạn của Ngân hàng nhà nước được chính phủ quy định tại Nghị định số 16/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017, NHNN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, NHNN có nhiệm vụ ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị thuộc lĩnh vực mình quản lý; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; các chương

trình, dự án, kế hoạch phát triển đã được ban hành hoặc phê duyệt thuộc phạm

vi quản lý của NHNN; cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của các tổ chức tín dụng; kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng.

Riêng về quản lý của NHNN đối với hoạt động cho vay KHCN, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của các NHTM và TCTD trong nền kinh tế quốc dân theo quy định của pháp luật trong đó có hoạt động cho vay KHCN.

Trên cơ sở đó, NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ và Thống đốc NHNN ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý nhằm quản lý hoạt động cho vay KHCN.

Để quản lý cũng như định hướng cho các đơn vị triển khai nghiệp vụ cho vay KHCN, NHNN đã có hệ thống văn bản để hướng dẫn cho các đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện, như:

Thông tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Chỉ thị số 07/CT-NHNN đối với cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng

Văn bản số 1366/TTGSNH4 ngày 3/5/2018 của Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) về việc tăng cường thực hiện Chỉ thị số 07/CT-NHNN đối với cho vay tiêu dùng, phục vụ nhu cầu đời sống của tổ chức tín dụng.

Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 quy định về phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa TCTD với khách hàng.

Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/6/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng

Thông tư số 26/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông

tư số 19/2016/TT-NHNN.

Từ đầu năm 2017, để có cơ sở theo dõi, giám sát chặt chẽ và toàn diện diễn biến cho vay đối với lĩnh vực này, NHNN đã bổ sung các biểu mẫu thống kê yêu cầu các NHTM báo cáo đầy đủ phạm vi các hoạt động tín dụng nói chung cũng như cho vay KHCN nói riêng.

Bên cạnh đó, NHNN đã hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động cho vay của các NHTM cũng như tổ chức tín dụng đối với khách hàng nhằm tăng tính minh bạch trong hoạt động cho vay. Cụ thể, tại Khoản 3, điều 13 Thông tư 39 NHNN quy định về hoạt động cho vay đối với khách hàng đã rất tiến bộ khi quy định tất cả các hình thức lãi suất đều phải quy đổi theo tỷ lệ %/năm (một năm là 365 ngày) tính theo số dư nợ cho vay thực tế và thời gian duy trì số dư nợ cho vay thực tế.

Ngoài ra, NHNN yêu cầu các NHTM, tổ chức tín dụng tăng cường thanh tra, giám sát tuân thủ quy định pháp luật về cho vay nhằm hạn chế rủi ro, giảm chi phí dự phòng xử lý rủi ro, từ đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay. Và mới đây nhất NHNN ban hành văn bản yêu cầu các NH nghiêm túc thực hiện cũng như tuân thủ quy định lãi suất, thu hồi nợ phải đúng quy định.

Giai đoạn 2015 - 2018, Chi nhánh đã thực hiện gần 160 góp ý các dự thảo văn bản pháp chế cho NHNN và địa phương, tuy nhiên công tác rà soát văn bản để đề xuất, kiến nghị sửa đổi, thay thế hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của Chi nhánh là khá ít, làm hạn chế công tác QLNN của Chi nhánh đối với hệ thống các NHTM trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.6: Công tác tham mưu ban hành văn bản pháp quy của NHNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018

Chỉ tiêu

1. Số văn bản được góp ý Tỷ lệ thay đổi số văn bản được góp ý

2. Số Kiến nghị, đề xuất Tỷ lệ thay đổi số kiến nghị, đề xuất

(Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên)

Công tác pháp chế là một công cụ quan trọng mà Chi nhánh lấy làm cơ sở đẩy mạnh việc chấp hành pháp luật của các chi nhánh NHTM tỉnh Thái Nguyên. Do đó, căn cứ vào nhiệm vụ và thẩm quyền được giao, từ năm 2015 đến năm 2018, số văn bản được góp ý cụ thể như sau:

Năm 2015 số văn bản được góp ý là 34 văn bản, con số này tăng lên 41 văn bản năm 2016 và 52 văn bản năm 2017 và 64 văn bản năm 2018.

Số kiến nghị đề xuất khá ổn định trong giai đoạn 2016-2018, cụ thể, năm 2016 số kiến nghị đề nghị là 1 và đến năm 2018 con số này là 3.

Về tình hình triển khai văn bản tại NHNN chi nhánh Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 như sau:

Bảng 3.7: Tình hình triển khai văn bản tại NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2018

Chỉ tiêu 1. Văn bản đến Tỷ lệ tăng, giảm văn bản đến 2. Văn bản đi Tỷ lệ tăng, giảm văn bản đi

(Nguồn: NHNN chi nhánh Thái Nguyên)

Năm 2015, số văn bản đến của NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên là 146 văn bản, số văn bản đi là 155 văn bản. Con số này tăng thêm khoảng 10%

vào năm 2016 đối với số văn bản đến, cụ thể văn bản đến là 161 văn bản, văn

Năm 2018, số lượng văn bản đến và văn bản đi lần lượt là 215 văn bản và 223 văn bản.

Ngoài ra, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn kịp thời thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua nhiều hình thức như: Phổ biến VBQPPL mới trên các cổng thông tin đại chúng như báo, đài, tạp chí, phát hành phim tài liệu tuyên truyền… Giới thiệu tại các cuộc họp giao ban của ban lãnh đạo ngành Ngân hàng định kỳ, hội nghị báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng tỉnh, hội nghị chuyên đề,…

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w