Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
3.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Trong các hoạt động cho vay của các NHTM thì cho vay KHCN là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận. Trong những năm qua, hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có sự phát triển mạnh mẽ. Các NHTM đã thu hút được lượng khách hàng không nhỏ, họ vay vốn ngân hàng để phục vụ các mục đích của mình.
Chính vì vậy, ngân hàng đã đưa các sản phẩm cho vay như: cho vay mua nhà, cho vay để sửa chữa nhà, cho vay mua ô tô, cho vay du học, cho vay sản xuất kinh doanh… Hoạt động cho vay KHCN đem lại nhiều lợi nhuận cho NHTM tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, do vậy cần phải có sự quản lý của cơ quan nhà nước một cách chặt chẽ mới hạn chế được rủi ro cho ngân hàng, cho khách hàng và cho xã hội.
Tình hình hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
3.2.1. Dư nợ hoạt động cho vay KHCN
Bảng 3.1: Dư nợ hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Năm 2015 Chỉ tiêu
ĐVT Dư nợ
bình quân Trong đó: Cho
vay KHCN
(Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên)
Nhìn vào bảng sổ liệu trên ta thấy các số liệu cho vay KHCN chiếm tỷ trọng từ 27,3-34,65%, chứng tỏ cho vay KHCN là một bộ phận quan trọng trong hoạt động cho vay nói chung của NHTM. Cụ thể,
Năm 2015, dư nợ cho vay bình quân của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là 33.236 tỷ đồng, con số này tăng lên 50.241 tỷ đồng năm 2018.
Dư nợ cho vay KHCN năm 2015 đạt khoảng 9.075 tỷ đồng thì năm 2018 đã tăng lên 17.413 tỷ đồng.
Bảng 3.2: Biến động dư nợ hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu
ĐVT
Cho vay KHCN 3.174 2.991 2.173
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Dư nợ bình quân có xu hướng tăng trong giai đoạn 2015-2018, năm 2016 dư nợ bình quân tăng 6.194 tỷ đồng so với năm 2015. Năm 2017 dư nợ bình quân tăng khoảng 6.750 tỷ đồng so với năm 2016 và năm 2018 dư nợ bình quân của các NHTM tăng khoảng 4.061 tỷ đồng so với năm 2017.
Về dư nợ cho vay khách hàng cá nhân, dư nợ bình quân cho vay khách hàng cá nhân có xu hướng thay đổi tương đối rõ ràng, năm 2016 dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 3.174 tỷ đồng so với năm 2015. Và năm 2018 dư nợ cho vay KHCN tăng thêm 2.173 tỷ đồng so với năm 2017.
3.2.2. Nợ xấu cho vay KHCN
Bảng 3.3: Đánh giá nợ xấu cho vay KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Năm 2015 Chỉ tiêu
ĐVT
Nợ xấu Trong đó:
KHCN
(Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên)
Nhìn vào bảng sổ liệu trên ta thấy, nợ xấu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có biến động qua các năm trong giai đoạn 2015-2018, cụ thể như sau:
Năm 2016 nợ xấu của các NHTM năm 2015 là khoảng 273 tỷ đồng, con số này có xu hướng tăng trong kỳ nghiên cứu lên 417 tỷ đồng năm 2018.
Trong khi đó, cùng với sự biến động của nợ xấu hoạt động cho vay nói chung thì nợ xấu cho vay KHCN cũng biến động với cùng chiều hường tăng lên
vào năm 2016 nhưng lại giảm xuống vào năm 2017 nhưng đến năm 2018 lại tăng lên. Cụ thể các con số này tương ứng là 82,5 tỷ đồng năm 2015, 111 tỷ đồng năm 2016 và 94,3 tỷ đồng vào năm 2017 và tăng lên 135,2 tỷ đồng năm 2018.
Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM và nợ xấu nhóm khách hàng cá nhân cũng có xu hướng biến động trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể như sau:
Bảng 3.4: Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu ĐVT Tỷ lệ nợ xấu/dư
nợ
Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay KHCN
(Nguồn: Tính toán của tác giả)
Tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ bình quân của các NHTM có xu hướng thay đổi trong giai đoạn nghiên cứu, năm 2015 tỷ lệ nợ xấu so với dư nợ bình quân khoảng 0,82% thì con số này giảm xuống còn 0,63% năm 2017 và có xu hướng tăng lên 0,83% năm 2018.
Tỷ lệ nợ xấu của nhóm KHCN với dư nợ cho vay của KHCN có xu hướng giảm dần trong giai đoạn nghiên cứu, cụ thể năm 2016 tỷ lệ nợ xấu của nhóm KHCN khoảng 0,9% thì con số này giảm xuống 0,77% năm 2018.
3.2.3. Kết quả kinh doanh hoạt động cho vay KHCN
Hoạt động cho vay KHCN tại các NHTM chiếm vị trí quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, lợi nhuận mang lại cho các ngân hàng từ hoạt động này là tương đối lớn, cụ thể như sau:
Bảng 3.5. Kết quả kinh doanh hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
ĐVT
1. Thu nhập từ cho vay KHCN 2. Chi phí cho vay KHCN
3. Chênh lệch (thu nhập - chi phí)
(Nguồn: NHNN tỉnh Thái Nguyên)
Qua số liệu phân tích trên cho thấy: Kết quả kinh doanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 - 2018 tương đối tốt, chênh lệch thu nhập - chi phí năm sau cao hơn năm trước. Trong đó chỉ tiêu thu nhập tăng trưởng tương đối cao và ổn định. Bên cạnh đó, chỉ tiêu chi phí cũng tăng cao, trong đó chủ yếu là chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (do nợ xấu tăng), do đó đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Ngoài ra, kết quả kinh doanh ngân hàng cũng chịu sự tác động của chính sách lãi suất trong thời gian qua, do các TCTD thực hiện giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay nhưng lãi suất cho vay giảm nhanh, mạnh hơn lãi suất huy động.