5. Bố cục của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý vốn vay của Ngân hàng Chính sách xã hội một số tỉnh lân cận
1.2.1.1. Tỉnh Yên Bái
Toàn tỉnh Yên Bái có trên 84.900 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn của NHCSXH. Trong năm 2017, NHCSXH tỉnh Yên Bái đã cho 20.287 lượt khách hàng là hộ
nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác vay với số tiền 639 tỷ đồng.
Nguồn vốn ưu đãi này đã giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách đầu tư vào phát triển sản xuất; chăm sóc, cải tạo, trồng mới 11.208 ha rừng, 408 ha chè, 285 ha cây ăn quả; mua 10.975 con trâu, bò, 5.034 con lợn, 12.265 con giống gia súc, gia cầm; mở rộng hàng ngàn mét vuông nhà xưởng sản xuất,
đầu tư phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời làm mới 4.118 công trình nước sạch, 4.118 công trình vệ sinh; 388 học sinh, sinh viên được vay vốn trang trải chi phí học tập; hỗ trợ 966 hộ nghèo làm nhà ở, tạo thêm 835 việc làm mới cho người lao động…
Với những kết quả đạt được cũng đã góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát và thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giải quyết việc làm, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn;
các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.
Mạng lưới làm công tác ủy thác đã phủ rộng khắp ở 100% các thôn, bản trong tỉnh. Các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy thế mạnh trong việc tập hợp lực lượng, bình xét, quản lý, đôn đốc, kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, trả nợ, trả lãi của các đối tượng thụ hưởng, do đó, chất lượng tín dụng ủy thác ngày một nâng lên.
Đến ngày 31/12/2017, toàn tỉnh có 620 hội, đoàn thể cấp xã ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH (tăng 25 đơn vị so với năm 2016); dư nợ ủy thác đạt 2.523.948 triệu đồng (chiếm tỷ trọng 99,7% tổng dư nợ); các tổ chức hội, đoàn thể hiện đang quản lý 2.451 tổ TK&VV và 84.904 hộ vay.
Hoạt động cho vay ủy thác thông qua các tổ chức chính trị - xã hội đã
phản ánh tính tiên tiến của phương thức cho vay, đó là chuyển tải vốn nhanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ nghèo và đối tượng chính sách, đồng thời quản lý vốn tín dụng chính sách công khai, dân chủ, xã hội hoá hoạt động của NHCSXH. Để tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng về mọi mặt, phấn đấu 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh có nhu cầu và đủ điều kiện đều được tiếp cận các sản phẩm dịch vụ do NHCSXH cung cấp, thời gian tới, NHCSXH tỉnh sẽ tiếp tục triển khai đầy đủ, kịp thời các chương trình tín dụng ưu đãi mới của Chính phủ.
Chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình tín dụng chính sách;
tranh thủ hơn nữa sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt
động tín dụng chính sách; phối hợp chặt chẽ với các ngành tăng cường công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân hiểu rõ về chính sách tín dụng ưu đãi.
Đồng thời tăng cường vai trò lãnh đạo của ban đại diện hội đồng quản trị
các cấp, thường xuyên kiểm tra, giám sát và nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát nhằm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại; thường xuyên củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV đảm bảo theo đúng quy định và phù hợp với điều kiện hoạt động trên từng địa bàn.
Chủ động phối hợp, lồng ghép có hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách xã hội với hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và hoạt động của các tổ chức chính trị
- xã hội nhằm mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm an sinh xã
hội. (http://www.yenbai.gov.vn/) 1.2.1.2. Tỉnh Lai Châu
Thời gian qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội luôn được cấp ủy, chính quyền tỉnh Lai Châu quan tâm chỉ đạo. Với mục tiêu thực hiện tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, hoạt động tín dụng đã thực sự góp phần thực hiện thắng lợi các chương trình mục tiêu về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, ổn định an sinh xã hội tại địa phương.
Theo báo cáo của tỉnh, trong giai đoạn 2015-2019, doanh số cho vay Chương trình tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo đạt 81.967 triệu đồng, với 1.805 lượt hộ vay vốn; doanh số thu nợ đạt 15.282 triệu đồng, với 298 hộ vay trả nợ. Tính đến ngày 31/12/2019, dư nợ cho vay theo Chương trình tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo đạt 66.686 triệu đồng, với 1.507 hộ vay còn dư nợ. Dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo bình quân một xã đạt trên 617 triệu đồng/xã.
Từ nguồn vốn được vay, các hộ đã đầu tư vào chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa..) với trên 1.639 con, chăn nuôi lợn trên 5.000 con, đào ao nuôi trồng
30 ha thủy sản; trồng rừng, trồng cây ăn quả 12 ha; sản xuất rau, trồng hoa ứng dụng công nghệ có giá trị kinh tế cao 5 ha... Qua đó, đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho trên 1.805 lượt hộ mới thoát nghèo, giúp người dân tự tin, mạnh dạn vay vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường.
Để vốn tín dụng chính sách phát huy hiệu quả, tỉnh đã chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cùng kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách theo định kỳ và đột xuất; đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách của Nhà nước đến tận tay người thụ hưởng một cách nhanh chóng, thông suốt, công khai, dân chủ theo phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”, tạo ra hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội to lớn; chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp và các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác thực hiện tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung tuyên truyền chủ yếu về các chương trình tín dụng chính sách xã hội nói chung, chương trình tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo nói riêng...
Có thể thấy, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã thực sự đem lại kết quả thiết thực đến với các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác; diện mạo nông thôn trên địa bàn tỉnh cũng đã có nhiều thay đổi. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là 36,3 triệu đồng/người/năm, tăng 28,8 triệu đồng/người so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm trung bình hàng năm từ 3-4%, có thêm 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 35 xã… Những kết quả này đã
góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; củng cố, tăng cường đoàn kết giữa các dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã
hội trên địa bàn tỉnh.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, góp phần tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục kiến nghị với các cấp có thẩm quyền ban hành Nghị định của Chính phủ hướng dẫn về cho vay và tiếp tục thực hiện chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo khi hết thời hạn quy định (31/12/2020) để người dân có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng chính sách, phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững; cho phép kéo dài thời gian hộ gia đình được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo kể từ khi ra khỏi danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo lên tối đa là 05 năm. Đồng thời, mở rộng cho vay đối với người lao động là thành viên của hộ
mới thoát nghèo đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và bổ sung thêm nguồn vốn cho vay đối với Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lai Châu để
nâng mức đầu tư cho vay theo nhu cầu và dự án của hộ mới thoát nghèo…
(https://laichau.gov.vn/) 1.2.1.3. Tỉnh Hà Giang
Xác định nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội là nguồn lực quan trọng để hỗ trợ người dân vươn lên thoát nghèo, trong những năm qua, Chi nhánh NHCSXH Hà Giang thông qua việc ủy thác cho vay với 4 Hội đoàn thể đã tích cực đưa nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ đầu tư mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế.
Trong 15 năm xây dựng và phát triển, đã có nhiều giải pháp sinh động cùng với hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, quản lý, tác nghiệp tín dụng chính sách một cách tích cực, toàn diện, phù hợp với đặc điểm, bản chất nghèo của đối tượng thụ hưởng đồng thời hướng vào các mục tiêu cụ thể các chương trình tín dụng trọng tâm, trọng điểm nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Kết quả, đã có 364.554 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn. Trong đó, đã
cho vay được 148.327 lượt hộ nghèo, 16.578 lượt hộ cận nghèo, 5.341 lượt hộ
mới thoát nghèo có cơ hội tiếp cận vốn vay ưu đãi để đầu tư sản xuất, kinh doanh với mục đích không chỉ thoát nghèo bền vững mà còn vươn
lên làm giàu; giúp cho trên 22.218 dự án thuộc chương trình cho vay giải quyết việc làm và thu hút được 21 nghìn lao động có công ăn việc làm ổn định; 2.267 lượt hộ vay vốn đi xuất khẩu lao động có nguồn thu nhập ngoại tệ gửi về trả nợ
ngân hàng và giúp đỡ gia đình; 10.235 hộ đồng bào dân tộc thiểu số được vay vốn để sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống; 14.587 hộ nghèo làm mới và sửa chữa nhà ở; trên 12.129 lượt HSSV có hoàn cảnh khó khăn vay vốn trang trải chi phí học tập; 26.791 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường.
Tư duy mới về tín dụng chính sách không chỉ giới hạn trong nhận thức mà đang được NHCSXH thực hiện đi đôi với năng lực mới và phương pháp mới nhằm tiếp tục tăng cường nguồn lực, bố trí tập trung và thống nhất quản lý nguồn vốn tín dụng vào 14 chương trình cho vay với 7 chương trình tín dụng trọng tâm là cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn; cho vay NS&VSMTNT; cho vay giải quyết việc làm, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở và các chương trình khác cho giảm nghèo bền vững.
Để giúp người dân sử dụng nguồn vốn chính sách đúng mục đích, thời gian qua NHCSXH tỉnh đã phối hợp cùng với các tổ chức hội, đoàn thể của địa phương tổ chức nhiều lớp tập huấn, trợ giúp kỹ thuật, hướng dẫn người dân cách làm ăn để sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Kết quả là rất nhiều hộ vay đã trả được nợ cho NHCSXH đầy đủ, đúng hạn và đã thoát nghèo. Bên cạnh đó, việc thực hiện Chỉ thị 40 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đến các cấp, các ngành và về từng xã, phường, thị trấn. Những chính sách mới này đã tiếp thêm sức mạnh để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới.
Sau 15 năm triển khai thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, với 02 chương trình ban đầu là: cho vay hộ nghèo nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, cho vay Giải quyết việc làm nhận bàn giao từ Kho Bạc Nhà nước, đến nay chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng đã tăng lên 14 chương trình, doanh số cho vay trên 5.000 tỷ đồng,
tổng dư nợ đến 31/8/2017 là 2.381 tỷ đồng, với 92.000 khách hàng, tốc độ
tăng bình quân 24,1%/năm. Trong đó ủy thác của địa phương năm 2003 là 5 tỷ đồng năm 2017 đã tăng lên 29 tỷ đồng. Để Chi Ngân hàng CSXH Hà Giang phát triển theo hướng ổn định, bền vững, đủ năng lực để thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước gắn liền với việc phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, Ngân hàng CSXH tỉnh tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém, tập trung huy động vốn để triển khai có hiệu quả hơn các chương trình tín dụng chính sách nhằm thực hiện thành công công tác giảm nghèo (http://hagiangtv.vn/).
1.2.1.4. Tỉnh Sơn La
Là một địa phương thuộc trong vùng Tây Bắc, trong các năm qua, tỉnh Sơn La đã triển khai khá có hiệu quả giải pháp tín dụng ngân hàng, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn. Hoạt động ngân hàng trên địa bàn tiếp tục được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Về hoạt động tín dụng đối với các đối tượng chính sách xã hội ở địa phương: Tính đến hết tháng 5/2017, tổng dư nợ cho vay các đối tượng chính sách của Chi nhánh NHCS XH tỉnh Sơn La đạt 3.333 tỷ đồng, tăng khá cao so với mức 2.763 tỷ đồng cùng thời điểm này năm 2016; trong đó: Cho vay hộ nghèo 1.610 tỷ đồng, tăng cao so với dư nợ 1.367 tỷ đồng cùng kỳ năm trước; giải quyết việc làm đạt 132 tỷ đồng, tăng nhẹ so với mức 130 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016; xuất khẩu lao động 1,55 tỷ đồng; nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn 294 tỷ đồng, tăng mạnh so với dư nợ 235 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017; hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 69,5 tỷ đồng; học sinh sinh viên 26 tỷ đồng, giảm mạnh so với dư nợ 41 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016; hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn 414,5 tỷ đồng, tăng khá so vơi mức 401 tỷ đồng cùng kỳ;
hộ thương nhân vùng khó khăn 6.5 tỷ đồng; hộ nghèo về nhà
ở 153 tỷ đồng; hộ cận nghèo 405,6 tỷ đồng, tăng mạnh so với dư nợ 286 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016 (theo Quyết định 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ); cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ dư nợ 151,6 tỷ đồng, cũng tăng rất mạnh so với mức 84 tỷ đồng cùng kỳ năm 2016; các chương trình khác là số dư nợ còn lại.
Về hiệu quả đầu tư các chương trình tín dụng chính sách xã hội: Chỉ tính riêng trong năm 2015 số lao động được tạo việc làm là 2.990 lao động; 271 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn; cho vay đi lao động có thời hạn ở nước ngoài được 3 lao động; trong năm cho vay xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được 13.367 công trình; trong đó số công trình nước sạch được xây dựng là 6.771 công trình, số công trình vệ sinh được xây dựng là 6.596 công trình.
Về đầu tư phát triển chăn nuôi trâu, bò được 13.215 con; được 387.000 con lợn nái và lợn thịt; trồng, chăm sóc cây ăn quả và cải tạo vườn tạp được 25.915 ha; đầu tư 82.115 triệu đồng chăn nuôi gia súc gia cầm; chăn nuôi thuỷ sản 67.357 triệu đồng. Số hộ vay NHCSXH còn dư nợ đến hết năm 2015 là:
117.461 hộ, bình quân dư nợ 22 triệu đồng/hộ. Số hộ thoát nghèo trong năm là 7.818 hộ. Đến hết tháng 5/2017, có tổng số 152.300 hộ còn dư nợ.
Thực hiện ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội:
Qua công tác kiểm tra toàn diện của 12/12 phòng giao dịch các huyện, thành phố cho thấy các tổ chức Chính trị - xã hội kiêm thành viên Ban đại diện HĐQT-NHCSXH tỉnh, huyện, đã cùng với NHCSXH từ tỉnh đến cơ sở thực hiện các nội dung trong Văn bản liên tịch và Hợp đồng uỷ thác đã ký với NHCSXH. Chỉ tính riêng trong năm 2016, đã tổ chức được 4 phiên họp giao ban Hội đoàn thể cấp tỉnh; 68 phiên họp giao ban tổ chức Hội cấp huyện, các phiên họp giao ban đã đánh giá kết quả hoạt động uỷ thác Tổ chức Hội các cấp, việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác với NHCSXH, nhất là công tác kiểm tra giám sát. (http://tapchinganhang.gov.vn/)