Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, nằm chính giữa vùng Đông Bắc và vùng Tây Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 6.383,88 km2, dân số là 730.420 người, có 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 07 huyện, 01 thành phố, 01 thị xã), gồm 152 đơn vị hành chính cấp cơ sở, trong đó có 127 xã, 16 phường, 09 thị trấn.
Bảng 3.1: Tình hình Thanh niên tỉnh Lào Cai
TT Nội dung
Tổng dân số Số Thanh niên
1 Thanh niên nông thôn
2 Thanh niên thành thị
Theo bảng trên, dân số Lào Cai nói chung, tổng số thanh niên nói riêng và tỷ lệ tăng dân số ổn định trong 3 năm gần đây (tỷ lệ tăng dân số trung bình là 1,4%/năm), lực lượng thanh niên (từ 16 - 30 tuổi) có khoảng 180.000 người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 24,7 % dân số toàn tỉnh. Trong đó thanh niên khu vực nông thôn là khoảng trên 81%, khu vực thành thị là gần 19%.
Thanh niên nông thôn là nguồn lực chính để phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn và thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Điểm nổi bật của của thanh niên nông thôn Lào Cai là có sức khỏe, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tham gia các phong trào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để từ đó vươn lên thoát nghèo, làm giàu; là lực lượng xung kích, đi đầu ủng hộ và thực hiện hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua các phong trào hành động cách mạng do Đoàn tổ chức nhất là trong lĩnh vực chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ đã xuất hiện nhiều thanh niên tích cực tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng - vật nuôi và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, thanh niên nông thôn hiện nay hăng hái hơn, năng động hơn trong cơ chế thị trường, tích cực lao động sản xuất, vươn lên tự lập thân, lập nghiệp ngay trên quê hương mình.
Trong thanh niên nông thôn đang tiềm ẩn một ý thức chính trị, tính tích cực chính trị - xã hội khá cao, đang thực sự hướng tới lý tưởng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong số các nhu cầu đa dạng ngày càng tăng của thanh niên nông thôn thì nhu cầu có nghề nghiệp và chuyển dịch nghề nghiệp vẫn nổi trội hơn cả. Đoàn cần hướng tới hỗ trợ thanh niên nông thôn sử dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ như điều kiện tiên quyết để chuyển dịch nghề nghiệp.
Bên cạnh những mặt tích cực, thì thanh niên nông thôn cũng có những mặt khó khăn, hạn chế như sau:
Hiện nay thanh niên nông thôn thiếu việc làm đã trở nên phổ biến: có tới 60% - 70% thanh niên thiếu việc làm thường xuyên trong tổng số người thiếu việc làm ở nông thôn. Tình trạng thiếu việc làm ở thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã dẫn tới hiện tượng thanh niên rời khỏi địa phương để
tìm việc làm (sang Trung Quốc làm thuê hoặc đi địa phương khác làm thuê).
Ngoài ra, số thanh niên nông thôn chuyển sang hoạt động dịch vụ và thương mại còn ít và hiệu quả chưa cao. Vì vậy, một bộ phận khá đông thanh niên nông thôn đi làm ăn nơi khác, đặc biệt là nam thanh niên. Tình trạng thanh niên nông thôn rời khỏi địa phương khiến việc tổ chức các hoạt động của Đoàn và phong trào thanh niên ở nông thôn gặp nhiều khó khăn.
Thanh niên nghèo chiếm một tỷ trọng lớn trong dân số nghèo, nhất là các gia đình trẻ, do mới tách hộ, thiếu đất canh tác, thiếu vốn, thiếu phương tiện, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh còn ít ỏi, chi phí lại gia tăng do phải xây dựng gia đình, giải quyết vấn đề nhà ở, sinh con, nuôi con nhỏ, chi phí học tập. Trong các nhóm dân cư nông thôn, nhóm các gia đình trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực, nhất là vấn đề đất đai hiện nay. Do đất chật, người đông, lao động thuần nông, cơ cấu kinh tế không hợp lý, ngành nghề chậm phát triển, trình độ văn hoá, nghề nghiệp bất cập với thị trường lao động, lại thiếu vốn sản xuất kinh doanh làm cho thu nhập thấp nên vấn đề việc làm và thu nhập đặt ra hết sức gay gắt đối với thanh niên nông thôn. Như vậy, một đòi hỏi bức xúc
hiện nay là cần phải chú ý tới các hoạt động nhằm xóa đói giảm nghèo trong một bộ phận quần chúng rất đông đảo ở nông thôn, đó chính là thanh niên, nhất là các gia đình trẻ sống ở nông thôn.
Thanh niên nông thôn hiện nay có tiến bộ nhiều về học vấn. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng được với vấn đề chủ động tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Bên cạnh đó, vấn đề học nghề và nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường vẫn là một vấn đề lớn đặt ra cho thanh niên. Thực tế không ít bạn trẻ ở nông thôn rất lúng túng khi cơ chế kinh tế thay đổi. Thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức khoa học kỹ thuật là một hiện tượng phổ biến hiện nay. Vì vậy, nhiều thanh niên còn thụ động, chưa năng động sáng tạo hoà nhập vào cơ chế mới. Nếp suy nghĩ thụ động còn nặng nề, do đó sự chuyển đổi chưa mạnh, có nơi còn bảo thủ, trì trệ.