Những kết quả đạt được
Chương trình cho vay tín dụng ưu đãi do Đoàn thanh niên nhận ủy thác từ NHCSXH đã được triển khai sâu rộng trong toàn tỉnh và đã đạt được những thành tích đáng kể. Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng dư nợ ủy thác do Đoàn thanh niên quản lý là 685.047 triệu đồng với 549 tổ TK&VV 16.450 hộ
vay vốn. Hoạt động này đã thiết thực góp phần giúp tổ chức Đoàn xây dựng và củng cố tổ chức, thực sự đồng hành cùng thanh niên trong phong trào lập thân, lập nghiệp.
Bảng 3.18: Kết quả hoạt động nhận ủy thác của Đoàn thanh niên với Ngân hàng chính sách xã hội từ năm 2017 đến năm 2019
Xã nhận ủy thác (xã) Năm
Số xã
2017 153
2018 153
2019 146
Từ 2017 - 2019, hoạt động nhận ủy thác của Đoàn thanh niên với Ngân hàng chính sách xã hội được duy trì ổn định, nhưng do chuyển đổi địa giới hành chính và công tác kiện toàn công tác quản lý của các tổ Tiết kiệm và vay vốn theo quy định của NHCSXH, số tổ TK&VV và số hộ vay ủy thác liên tục giảm; nhưng tổng dư nợ ủy thác lại liên tục tăng. Số xã nhận ủy thác năm 2017 là 153 xã, năm 2019 là 146 xã (giảm 4,6% do năm 2019 Lào Cai giảm từ 164 xã, phường, thị trấn giảm còn 152 đơn vị hành chính cấp xã); số Tổ TK&VV năm 2017 là 605 tổ, năm 2019 là 549 tổ (tương đương giảm 9,3%);
số hộ vay vốn năm 2017 là 17.185 hộ, năm 2019 là 16.450 hộ (tương đương giảm 4,3%); số dư nợ năm 2017 là 590.364 triệu đồng, năm 2019 là 685.047 triệu đồng (tương đương tăng 16,04%).
Thông qua việc nhận uỷ thác quản lý, chỉ đạo, triển khai các nguồn vốn vay, đội ngũ cán bộ Đoàn đã có sự chuyển biến tích cực về năng lực quản lý điều hành tài chính, kinh tế, nâng cao năng lực công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai các hoạt động Đoàn cơ sở. Đồng thời làm tốt hơn công tác tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương tạo điều kiện tổ chức các hoạt động Đoàn định hướng và tổ chức thanh niên tham gia có hiệu quả vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội địa phương vì thế tổ chức Đoàn từng bước được củng cố và phát triển, thu hút, tập hợp được đông đảo đoàn viên, thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên, người nghèo có vốn đầu tư vào sản xuất góp phần giảm tỷ lệ thanh niên nông thôn bỏ quê đi làm ăn xa. Tuy tổng số dư nợ
uỷ thác của tổ chức Đoàn chưa cao, mức vay bình quân trên một người thấp chưa đáp ứng được so với nhu cầu vốn đầu tư mở rộng sản xuất, nhưng đã tạo ra được động lực giúp cho thanh niên mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất tự tạo việc làm và nâng cao thu nhập. Nhờ được vay vốn nhiều thanh niên đã
mạnh dạn huy động thêm nguồn vốn khác trong gia đình để xây dựng mô hình sản xuất, chăn nuôi, phát triển kinh tế.
Bảng 3.19. Tỷ lệ hộ vay vốn trả lời về sự thay đổi sau khi vay vốn do Đoàn Thanh niên quản lý
Chỉ tiêu
Tăng thu nhập
Tạo công ăn, việc làm
Tạo cơ sở vật chất
(Nguồn: Nguồn số liệu điều tra năm 2019) Theo kết quả điều tra nhận thấy đa số các hộ được phỏng vấn đều khả
quan cho rằng vốn vay của NHCSXH qua đơn vị ủy thác là Đoàn thanh niên có tác động đến sự thay đổi về thu nhập, trong đó khoảng 63,53% số hộ được hỏi cho rằng có sự thay đổi rõ ràng về tăng thu nhập sau khi vay vốn. Số hộ
trả lời về tạo thêm công ăn việc làm và tạo ra cơ sở vật chất mới chiếm 89,41% số hộ được phỏng vấn. Vốn cho vay ưu đãi có tác động tích cực tới thu nhập, mức độ cải thiện đời sống, việc làm của hộ trong diện ưu đãi.
Thông qua việc triển khai các nguồn vốn vay, đã có nhiều hộ thanh niên nghèo, nhiều gia đình nghèo (có thanh niên) và các hộ nghèo tại địa phương được vay vốn để đầu tư vào sản xuất, thanh niên yên tâm tham gia sản xuất tại địa phương và gia đình vì thế đã tạo thuận lợi cho công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, xây dựng tổ chức Đoàn cơ sở ngày một vững mạnh hơn.
Tổ chức Đoàn có thêm nguồn kinh phí cho hoạt động (nhờ phí ủy thác) nên đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn thu hút thanh niên tích cực tham gia, có huyện đã tổ chức cho thanh niên đi thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, có đơn vị tổ chức tập huấn KHKT về trồng trọt, chăn nuôi,...
Từ việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH qua đơn vị ủy thác là Đoàn thanh niên, nhiều thanh niên đã dần ổn định cuộc sống, tham gia phát triển kinh tế và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương, từ đó góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội, nâng cao vai trò của tổ chức Đoàn tham gia công cuộc phát triển kinh tế xã hội xóa đói, giảm nghèo tại địa phương.
3.5.2. Ưu điểm
Để đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên, Đoàn thanh niên đã phối hợp với NHCSXH đặc biệt quan tâm và triển khai, thực hiện tốt công tác quản lý cho vay. Với những ưu điểm trong công tác quản lý cho vay cụ thể như sau:
Thứ nhất, trong những năm qua, tổ chức Đoàn đã thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng, cho vay đúng đối tượng, thủ tục thuận tiện phù hợp với quan điểm đường lối, chính sách, luật pháp, các quy định của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc việc công khai các chính sách tín dụng ưu đãi tại các điểm giao dịch xã theo đúng quy định để nhân dân biết và thực hiện kiểm tra, giám sát.
Thứ hai, ngoài được hỗ trợ về vay vốn, sự hỗ trợ, động viên từ tổ chức Đoàn các cấp, cộng với sự nỗ lực, khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, nhiều đoàn viên, thanh niên nông thôn đã thành công với những mô hình sản xuất kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Thứ ba, Ban Thường vụ Đoàn các cấp, nhất là cấp xã đã chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính quyền và NHCSXH trong xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm để tiếp nhận được nguồn vốn ủy thác, gắn kết giữa việc cho vay vốn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thực hiện các chương trình, nghị quyết của Đoàn.
Thứ tư, có được sự phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đoàn và NHCSXH
cùng các ban ngành, hội, đoàn thể từ tỉnh đến huyện, xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng, phân bổ chỉ tiêu, thẩm định, xét duyệt cho vay, kiểm tra đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn…
Thứ năm, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn được thực hiện theo đúng quy trình, trước tiên là tổ TK&VV thẩm định, tiếp đến là tổ chức Đoàn cấp xã, sau đó là NHCSXH.
Thứ sáu, công tác kiểm tra, giám sát đã góp phần chấn chỉnh những tồn tại, sai sót phát hiện trong quá trình kiểm tra từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Đoàn và Ban quản lý tổ TK&VV trong việc thực hiện quản lý nguồn vốn tín dụng chính sách tại địa phương. Bên cạnh đó, quá trình kiểm tra cơ sở đã nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để xem xét, tháo gỡ kịp thời, qua đó cũng giúp phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề để áp dụng các giải pháp khắc phục phù hợp, làm tốt công tác thu hồi nợ, từ đó giúp cho tỷ lệ nợ quá hạn thấp và giảm dần.
3.5.3. Một số hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những mặt đạt được, công tác quản lý, chỉ đạo ủy thác cho vay hộ nghèo còn một số mặt hạn chế:
- Hiện nay số dư nợ của Đoàn Thanh niên vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số dư nợ của cả hệ thống NHCSXH, nhiều thanh niên nghèo vẫn không được vay vốn. Mặt khác, việc thực hiện dịch vụ ủy thác của tổ chức Đoàn không đồng đều trong các nội dung được ủy thác trong quy trình cho vay, chủ yếu chỉ quan tâm đến việc giải ngân và thu lãi mà thiếu quan tâm đến nội dung công việc khác.
- Ngoài ra, mức cho vay bình quân còn thấp. Do nguồn vốn còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của trung ương nên mặc dù dư nợ cho vay đã
được nâng lên, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thanh niên nông thôn. Điều này đã phần nào tác động xấu đến hiệu quả vốn vay.
-Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng và các quy định của
ngân hàng vẫn còn chưa tốt, chưa kịp thời, có triển khai nhưng chưa đến nơi đến chốn và không đồng đều giữa các xã, các huyện và thiếu tính nghiêm túc, công tác tuyên truyền chưa hiệu quả. Một số tổ ban quản lý tổ làm việc thiếu nhiệt tình trong việc tuyên truyền vận động tổ viên, nên nhiều hộ được vay vốn chưa ý thức rõ được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi được hưởng chính sách cho vay ưu đãi.
- Trình độ nghiệp vụ quản lý nguồn vốn vay của một số cán bộ Đoàn cơ sở còn nhiều hạn chế, chưa chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu, chưa xác định được hết nội dung ủy thác dẫn đến gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ
đạo. Một bộ phận cán bộ Đoàn chưa có kinh nghiệm vay vốn, thiếu kiến thức kinh tế nên e ngại, né tránh, không muốn “dính dáng” đến chuyện tiền nong vì sợ liên lụy trách nhiệm, chưa tạo được niềm tin vì thế nguồn vốn thường được địa phương chuyển cho các tổ chức - chính trị khác. Đặc biệt còn có một vài cán bộ Đoàn xã, tổ trưởng tổ vay vốn đã xâm tiêu, chiếm dụng tiền lãi, tiền tiết kiệm của tổ viên gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc nhận ủy thác vốn vay.
- Do đặc thù của cán bộ Đoàn thường xuyên luân chuyển, nhiều người vừa quen việc lại chuyển sang công tác khác nên phần lớn các cán bộ Đoàn cơ sở còn lúng túng trong việc hướng dẫn thanh niên lập dự án vay vốn, tiếp cận vốn.
- Việc đôn đốc, nắm tình hình triển khai vốn vay của ban quản lý cấp xã
ở một số cơ sở còn lúng túng chưa thường xuyên nên không kịp thời phát hiện ra các việc sai phạm như: Quá trình sử dụng vốn không hiệu quả; gia súc, gia cầm bị chết do thiên tai, dịch bệnh... không kịp thời báo lên Đoàn cấp trên và NHCSXH để có biện pháp giải quyết.
- Do nhận thức của một số cấp ủy và chính quyền địa phương cũng như NHCSXH chưa thực sự tin tưởng thanh niên, chưa tạo điều kiện để thanh niên được vay vốn đầu tư sản xuất phát triển kinh tế, hòa nhập vào sự phát triển chung của xã hội.
- Sự phối hợp hoạt động giữa NHCSXH cấp huyện và tổ chức Đoàn cấp huyện có lúc, có nơi còn thiếu chặt chẽ và chưa thường xuyên, nên đã không kịp thời phối hợp để tìm biện pháp giải quyết các trường hợp nợ quá hạn khó đòi, những thiệt hại của người vay vốn do nguyên nhân bất khả kháng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng NHCSXH chủ yếu làm việc với tổ trưởng tổ TK&VV, ở nhiều xã vai trò quản lý của Đoàn cơ sở chưa được thể hiện rõ nét, một số cán bộ Đoàn xã không dự các kỳ giao ban với NHCSXH tại xã nên chưa nắm bắt được thông tin dẫn đến những khó khăn vướng mắc của tổ viên không được kịp thời tháo gỡ.
Chương 4