Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 114 - 119)

3.4.1. Các yếu tố chủ quan a. Nhân tố lãi suất cho vay

Mức lãi suất đối với chương trình cho vay hộ nghèo được áp dụng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động cho vay ủy thác. Lãi suất cho vay ưu đãi do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho từng thời kỳ theo đề nghị của Hội đồng quản trị NHCSXH, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước. Nhìn chung lãi suất cho vay của NHCSXH thấp hơn lãi suất của NHTM rất nhiều. Rủi ro trong cho vay là rất cao do năng lực tài chính của người vay thấp hoặc không có điều kiện làm ăn thuận lợi. Cho vay với lãi suất thấp một mặt hỗ trợ tài chính cho người vay nhưng mặt khác đã tạo ra tư tưởng ỷ lại cho người vay;

đồng thời chi tiêu ngân sách lớn, vượt quá khả năng của Nhà nước. Chính vì vậy, lãi suất cho vay có tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay của NHCSXH. Mặc dù được Nhà nước thực hiện bao cấp một phần cho hoạt động của mình nhưng nếu lãi suất cho vay quá thấp thì NHCSXH chỉ có thể

cho vay món nhỏ, với chi phí cho vay cao mới duy trì được hoạt động của Ngân hàng. Ngược lại, nếu cho vay với lãi suất cao thì khối lượng cho vay sẽ giảm do năng lực tài chính của người vay thấp.

Từ năm 2013 đến nay nhằm góp phần thực hiện chính sách an sinh xã

hội, giảm nghèo bền vững chính phủ đã có điều chỉnh lãi suất một số chương trình tín dụng cho vay. Theo đó, lãi suất cho vay hộ nghèo, cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cho vay đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay vốn quỹ Quốc gia về việc làm giảm từ 7,2%/năm (0,6% tháng) xuống còn 6,6%/năm (0,55% tháng). Lãi suất cho vay đối với chương trình tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, cho vay hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn giảm từ 9,6%/năm (0,8%/tháng) xuống còn 9%/năm (0,75%/tháng); Lãi suất cho vay đối với hộ

cận nghèo cũng giảm từ 0,72%/tháng (8,64%/năm) xuống còn 0,66%/tháng (7,92%/năm); Lãi suất cho vay người lao động tại huyện nghèo đi xuất khẩu lao động (theo Quyết định 71/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) đối với hộ nghèo và hộ dân tộc thiểu số giảm từ 0,3%/tháng xuống còn 0,275%/tháng (3,3%/năm); đối với khách hàng còn lại giảm từ 0,6%/tháng xuống còn 0,55%/tháng (tức 6,6%/năm); Lãi suất cho vay thương nhân vùng khó khăn giảm từ 0,8%/tháng xuống còn 0,75%/tháng (9%/năm)… Thông qua giảm tỉ lệ lãi xuất vốn vay ưu đãi đã tạo điều kiện rất thuận lợi đối với hộ

nghèo trong việc tiếp cận đối với vốn tín dụng cũng như tác động đến thu nhập. Lãi suất cho vay được quy định một cách ổn định, không phân biệt thời hạn vay, mức vốn vay, mục đích vay trong từng chương trình. Mức quy định lãi suất cho vay ưu đãi là do NHCSXH quy định, được ủy thác cho Đoàn Thanh niên nên có thể nói rằng Đoàn Thanh niên là cầu nối giữa hộ vay với NHCSXH, do đó mức lãi suất thực hiện của Đoàn Thanh niên cho các hộ vay vốn là không thay đổi, giống như mức quy định hiện hành của NHCSXH.

b. Phương thức cho vay

Cho vay tín chấp ủy thác thông qua Đoàn thanh niên và các tổ chức hội khác. NHCSXH áp dụng phương thức cho vay từng lần, mỗi lần vay vốn, NHCSXH và đối tượng vay vốn thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định. Theo quy định, Đoàn thanh niên thực hiện 6 công đoạn trong hoạt

động cho vay ủy thác. Trước khi thực hiện chuyển tải cho vay các chương trình tín dụng chính sách ưu đãi cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác, tổ chức Đoàn phải tuyên truyền cho các hộ vay hiểu kênh tín dụng gì, mục đích vay để làm gì? mức vay, thời hạn vay, lãi suất cho vay của từng chương trình là bao nhiêu? Việc tuyên truyền này phải công khai tại cuộc họp Tổ TK&VV (có sự chứng kiến của tổ viên, tổ trưởng Tổ TK&VV, Trưởng thôn/ấp và tổ chức Đoàn nhận ủy thác). Do đó phương thức cho vay có ảnh hưởng lớn đến hoạt động vay vốn ủy thác, phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức nhận ủy thác.

c. Trình độ, ý thức của thanh niên vay vốn

Trình độ, ý thức của thanh niên vay vốn ảnh hướng đến mục đích sử

dụng, hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Nếu nhận thức đúng, sử dụng vốn có hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế, đem lại thu nhập và góp phần cải thiện đời sống của hộ vay và ngược lại. Bên cạnh đó trình độ ý thức của người vay cũng ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu, giải ngân và thanh toán nợ đối với NHCSXH.

Việc quản lý vốn vay ủy thác còn vào năng lực, trình độ, ý thức cũng như trách nhiệm của các cán bộ đoàn được phân công phụ trách quản lý các chương trình, dự án vay vốn ủy thác của Đoàn thanh niên.

Trong thời gian qua công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn làm công tác ủy thác, Ban quản lý Tổ TK&VV được quan tâm. Hằng năm ngân hàng chính sách xã hội phối hợp với tổ chức Đoàn các cấp tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ tới các xã, thị trấn, với các thành phần: Ban giảm nghèo, cán bộ Hội Đoàn thể nhận ủy thác, Trưởng xóm, Ban quản lý tổ để triển khai các văn bản, chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Kết quả từ năm 2017 đến 2019 đã chuyển tài liệu và tổ chức tập huấn cho 241 lượt cán bộ Đoàn, 1.437 trưởng thôn bản và 3.826 cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV.

d. Yếu tố khác

- Chiến lược hoạt động của ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình đẩy mạnh hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Nếu ngân hàng không có định hướng hoạt động cụ thể thì việc đẩy mạnh hoạt động tín dụng sẽ không đảm bảo. Chính sách tín dụng của ngân hàng: bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với các đối tượng vay, kỳ hạn tín dụng, lãi suất cho vay, các khoản vay thực hiện được, sự đảm bảo và khả năng thanh toán nợ của các ngân hàng…và đảm bảo bình đẳng trong tiếp cận vốn. Cơ sở vật chất của ngân hàng: Cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng mở rộng các loại hình dịch vụ. Cho vay hộ nghèo là loại hình cho vay chứa đựng nhiều rủi ro rất cao do đa phần hộ nghèo là những người thiếu kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, khả năng nhận thức nhìn chung còn hạn chế.

- Việc phối kết hợp giữa NHCSXH, Ban giảm nghèo cấp xã các tổ chức Đoàn nhận ủy thác sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát vốn vay, thông tin và có những biện pháp xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh trong hoạt động cho vay, thu nợ, thu lãi, thúc đẩy hoạt động tín dụng NHCSXH ngày càng có hiệu quả hơn.

- Do công tác tuyên truyền vận động chưa được tốt, một phần do người vay vốn vẫn chưa tích cực và có ý thức trong việc gửi tiền tiết kiệm.

3.4.2. Các yếu tố khách quan

- Về cơ chế chính sách: Chính sách tín dụng có ý nghĩa quan trọng đến hiệu quả cho vay, bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các chương trình cho vay được thực hiện, sự bảo đảm và khả năng thanh toán nợ của khách hàng… Toàn bộ hoạt động cho vay diễn ra như thế nào phần lớn tuân theo hướng dẫn của chính sách tín dụng đề ra.

Cho nên, chính sách tín dụng cần phải được xây dựng hợp lý, có sự linh hoạt, vì nếu cứng nhắc thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng tín dụng. Nếu chính sách tín dụng đồng bộ và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho các nhà quản lý có căn cứ phù hợp và thống nhất khi lập kế hoạch quản lý và ngược lại.

Nguồn vốn ủy thác của ngân hàng chính sách xã hội được hình thành từ

nguồn ngân sách Trung ương và địa phương, kế hoạch tín dụng hằng năm được xây dựng dựa trên chỉ tiêu được giao, Chi nhánh ngân hàng cấp huyện phân bổ chỉ tiêu tín dụng, điều chỉnh nguồn vốn giữa các chương trình cho vay đối với các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đồng thời chỉ đạo cán bộ

tín dụng tham mưu UBND cấp xã phân bổ điều chỉnh vốn đến cấp xóm, để

quản lý việc sử dụng nguồn vốn Nhà nước đều có những quy định và chính sách điều chỉnh phù hợp để sử dụng vốn có hiệu quả đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội. Do đó, nguồn vốn và các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý vay vốn của các tổ chức Đoàn thể nói chung và hoạt động nhận ủy thác của Đoàn thanh niên nói riêng.

Bên cạnh đó, trong thời gian qua cấp ủy, Chính quyền các cấp của tỉnh Lào Cai luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt cho hoạt động của NHCSXH. Đặc biệt, tiếp tục đề xuất Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân hàng năm trích tăng thêm nguồn vốn ngân sách địa phương chuyển sang NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Trong năm 2019, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lào Cai tiếp nhận 33.375 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 5.875 triệu đồng, ngân sách huyện 27.500 triệu đồng, Đến nay, Tổng nguồn vốn ngân sách địa phương cấp tỉnh, cấp huyện chuyển sang cho NHCSXH là 104.501 triệu đồng.

- Do nguồn vốn của ngân hàng có hạn mà số lượng hộ có nhu cầu vay thì rất lớn, nên đã xảy ra tình trạng cho vay chia đều, sẻ mỏng về số tiền cho vay, dẫn đến không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn để sản xuất kinh doanh. Gây khó khăn cho các hộ trong việc sử dụng vốn, hộ vay phải vay thêm vốn với lãi suất cao ở bên ngoài để đủ vốn sản suất, làm giảm hiệu quả của nguồn vốn vay được của NHCSXH.

- Do cán bộ Đoàn thường xuyên có sự biến động, chưa kịp nắm bắt nghiệp vụ công tác cho vay ủy thác nên công tác phối hợp trong quản lý sử

dụng vốn chưa tốt đã làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vốn ủy thác.

Ngoài các nguyên nhân trên, còn có các yếu tố tự nhiên như thiên tai, dịch

bệnh, người vay bỏ trốn khỏi địa phương… ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn ủy thác đối với ngân hàng chính sách. Đây là những nguyên nhân bất khả

kháng, không thể lường trước được. Trong những năm gần đây chúng ta đã

chứng kiến nhiều rủi ro xảy đến đối với các khách hàng vay vốn chăn nuôi, trồng trọt, khi mà vốn liếng của họ bị thiêu huỷ hết do dịch cúm gia súc, gia cầm, bão lụt, rét đậm rét hại... Rất nhiều hộ gia đình vay vốn NHCSXH đã bị

mất trắng. Họ gần như không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Đồng nghĩa với điều đó là việc ngân hàng mất vốn hay rủi ro tín dụng xảy ra, làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý nhận ủy thác vay vốn của Đoàn thanh niên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế quản lý vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội đối với thanh niên nông thôn trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w