Về tiêu chí xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 117 - 127)

2.2. Xây dựng thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại từ thực tiễn xét xử của Tòa án

3.1.1. Về tiêu chí xác định loại vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn

Quy định một vụ án về TCDS, bao gồm vụ án về TCKDTM, đáp ứng tất cả các tiêu chí trên mới đủ điều kiện để áp dụng TTRG theo quan điểm của tác giả là chưa thực sự phù hợp bởi các lý do sau:

Thứ nhất, BLTTDS 2015 quy định đáp ứng hai điều kiện “đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ” và “tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không cần thu thập tài liệu, chứng cứ” (điểm a khoản 1 Điều 317) là chưa hợp lý bởi lẽ khi đương sự đã thừa nhận nghĩa vụ thì không cần phải đáp ứng điều kiện tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng. Việc thừa nhận nghĩa vụ của đương sự theo Điều 92 BLTTDS 2015167 được coi là chứng cứ và miễn trừ nghĩa vụ chứng minh của phía bên đương sự kia và đây chính là cơ sở để Tòa án áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp.

Mặt khác, nếu cần đáp ứng cả điều kiện đương sự thừa nhận nghĩa vụ khi vụ án đã đáp ứng tiêu chí là hồ sơ đã có tài liệu, chứng cứ đầy đủ, bảo đảm đủ

167 Khoản 2 và khoản 3 Điều 92 BLTTDS 2015 quy định: (i) Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh; và (ii) Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện”. Các quy định nêu trên, về cơ bản, vẫn giữ nguyên các quy định tại Điều 80 BLTTDS.

để Tòa án giải quyết tranh chấp căn cứ theo pháp luật thì vô hình trung loại bỏ một trường hợp không thể áp dụng TTRG khi mặc dù các đương sự không thừa nhận nghĩa vụ nhưng hồ sơ đã đủ tài liệu và chứng cứ để giải quyết vụ án. Do đó, tác giả cho rằng cần phải tách rời hai tiêu chí nêu trên như là hai tiêu chí riêng biệt lựa chọn (vụ án chỉ cần đáp ứng được một trong hai tiêu chí này là có thể áp dụng TTRG).

Thứ hai, việc quy định cần phải đáp ứng tiêu chí “các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng” và “không có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài” (các điểm b và c khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015) là không cần thiết. Bởi lẽ, theo quan điểm và cách tiếp cận của tác giả, các tiêu chí, các điều kiện của một vụ án về TCDS nói chung và vụ án về TCKDTM nói riêng áp dụng TTRG phải được xây dựng làm sao để có thể áp dụng được một hoặc một số nội dung của TTRG (rút gọn về thời hạn tố tụng, giản lược một số hoạt động tố tụng hoặc rút gọn về thành phần xét xử…) chứ không nhất thiết phải rút gọn toàn bộ các nội dung của TTRG. Có như vậy mới đảm bảo được tính khả thi các quy định của pháp luật về TTRG và khai thác triệt để ý nghĩa của việc áp dụng TTRG. “Rút gọn” không đơn thuần chỉ nhìn vào thời hạn chuẩn bị xét xử được rút ngắn mà vẫn có thể nhận thấy nội dung “rút gọn” khi các trình tự, thủ tục tố tụng tiếp sau đó vẫn được thực hiện theo hướng đơn giản, tinh gọn về thành phần xét xử, về trình tự tiến hành phiên tòa và có thể cả toàn bộ thủ tục phúc thẩm (nếu có).

Trở lại với điều kiện quy định vụ án không thể áp dụng TTRG nếu đương sự không có nơi cư trú rõ ràng hoặc có đương sự cư trú ở nước ngoài, tài sản tranh chấp ở nước ngoài, theo quan điểm của tác giả là không phù hợp. Bởi lẽ, vụ án nếu có tiêu chí này vẫn hoàn toàn có thể áp dụng TTRG mặc dù thời gian giải quyết tranh chấp có thể không được “rút gọn” và các hoạt động tố tụng khác vẫn phải bảo đảm nhưng tranh chấp đó vẫn có thể giải quyết được theo TTRG bằng một Thẩm phán. Việc rút gọn thành phần giải quyết trong trường hợp này có ý nghĩa tiết kiệm thời gian và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực tham gia hoạt động xét xử, giúp cho chính các Thẩm phán dành thời gian đầu

tư chuyên môn cho các vụ án phức tạp và các hoạt động nâng cao nghiệp vụ.

Khi đó, ý nghĩa áp dụng TTRG không chỉ mang lại cho chính những vụ án được áp dụng TTRG mà còn cho các vụ án phức tạp khác đang áp dụng theo thủ tục tố tụng thông thường... và như vậy nguồn nhân lực xét xử được sử dụng một cách có hiệu quả.

Căn cứ vào nội dung như đã phân tích trên về các điều kiện để vụ án dân sự được áp dụng TTRG, tác giả kiến nghị không nên quy định một vụ án phải đáp ứng tất cả các tiêu chí như quy định tại khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015.

Thay vào đó, chỉ nên quy định một số các tiêu chí, điều kiện lựa chọn và khi vụ án về TCDS nói chung, vụ án về TCKDTM nói riêng có một trong các tiêu chí này hoàn toàn có thể áp dụng TTRG.

Bên cạnh đó, theo tác giả vẫn nên quy định đối với vụ án đơn giản và có giá ngạch thấp (mà không cần thêm bất kỳ tiêu chí nào khác) cũng được áp dụng TTRG để giải quyết, bởi lẽ, không cần thiết phải áp dụng thủ tục thông thường đối với một tranh chấp đơn giản về áp dụng pháp luật và trong việc đánh giá chứng cứ (chứng cứ rõ ràng) đồng thời giá trị tranh chấp lại nhỏ.

Kinh nghiệm của các nước như Pháp, Đức, Mỹ hay Nhật Bản mà tác giả dẫn chiếu tại Mục 1.3.1.1 Chương 1 Luận án cũng cho thấy chỉ cần điều kiện giá ngạch thấp và không cần các tiêu chí khác là đủ để áp dụng TTRG.

Tác giả cũng cho rằng, các tiêu chí để áp dụng TTRG trong TTDS sẽ được áp dụng chung mà không phân biệt giữa vụ án về TCDS với vụ án về TCKDTM. Tuy nhiên, xuất phát từ đặc thù giữa bản chất của hai loại TCDS với TCKDTM nên sẽ có sự khác biệt khi quy định về mức giá ngạch thấp giữa hai loại vụ án về TCDS nói chung với vụ án về TCKDTM nói riêng.

Chính vì thế, việc xác định tiêu chí giá ngạch thấp khác nhau giữa vụ án về TCDS và vụ án về TCKDTM giải quyết theo TTRG có thể được xem là một đặc thù khác biệt giữa vụ án về TCDS nói chung với vụ án về TCKDTM nói riêng khi được giải quyết theo TTRG.

Về TCDS nói chung và về TCKDTM nói riêng nếu được giải quyết theo TTRG phải là một vụ án đơn giản (được hiểu là vụ án đơn giản trong việc

Tòa án xác định sự thật vụ án và đơn giản trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết).

Như vậy, dựa trên cơ sở thực tiễn của việc xây dựng TTRG đã được phân tích tại Chương 2 Luận án, tác giả đề xuất một vụ án khi có một trong các tiêu chí sau đây sẽ được giải quyết theo TTRG:

(i) Đương sự đã thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ;

(ii) Vụ án đơn giản, có giá ngạch thấp theo quy định của pháp luật, chứng cứ rõ ràng và không có sự phản đối hợp lý của đương sự;

(iii) Vụ án có giá ngạch lớn nhưng đơn giản, chứng cứ rõ ràng và các đương sự đồng ý áp dụng TTRG.

Các đề xuất trên đây mặc dù chưa được ghi nhận tại BLTTDS 2015 nhưng đây là những kiến nghị theo quan điểm riêng của tác giả, được xây dựng dựa trên nền tảng cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày, phân tích tại Chương 1 và Chương 2 Luận án. Tác giả cho rằng, để đánh giá tính hiệu quả và khả thi của kiến nghị này cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, khảo sát và kiểm chứng trong quá trình thi hành BLTTDS 2015 trong thời gian tới đây (sau ngày 1-7- 2016, thời điểm BLTTDS 2015 có hiệu lực).

Phần nội dung dưới đây trình bày cụ thể về cơ sở tác giả kiến nghị các tiêu chí áp dụng TTRG đối với TCDS nói chung có tính đến đặc thù đối với TCKDTM.

3.1.1.1. Vụ án mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ

Đối với các tranh chấp mà đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ, theo đó, bị đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu của nguyên đơn, nguyên đơn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ theo yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc cả nguyên đơn và bị đơn thừa nhận toàn bộ yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nghĩa là tất cả đương sự thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ với nhau) và việc thực hiện các nghĩa vụ đó đều không vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội, Tòa án đương nhiên sẽ phải chấp nhận các

yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố và yêu cầu độc lập của các đương sự. Vì vậy, các tranh chấp loại này có thể đương nhiên được coi là đơn giản và khi giải quyết Tòa án không cần thiết phải tiến hành tất cả các thủ tục, trình tự tố tụng thông thường để giảm thiểu thời gian và chi phí cho đương sự, cho Tòa án và cho xã hội mà vẫn bảo đảm công lý (xem thêm nội dung phân tích tại Mục 2.2.1 Chương 2 Luận án).

Nói rõ hơn, trong vụ án này, Tòa án chỉ cần tiến hành các thủ tục thật cần thiết để kiểm tra hai vấn đề: (i) có đúng là các đương sự đã hoàn toàn tự nguyện thừa nhận nghĩa vụ của mình và việc thừa nhận đó không bị lừa dối, đe dọa hoặc nhằm che đậy một hành vi, giao dịch bất hợp pháp khác; và (ii) tính hợp pháp của các yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn hoặc yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Khi đó, giá trị tranh chấp không phải là yếu tố hay điều kiện liên quan và cần thiết để cân nhắc việc áp dụng TTRG.

Kinh nghiệm của nhiều nước như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác như tác giả đã phân tích tại Mục 1.3.1.2 Chương 1 Luận án quy định rằng các vụ án về đòi nợ được áp dụng TTRG dựa trên một thực tế là các yêu cầu đòi nợ thường là những yêu cầu có chứng cứ rõ ràng và bị đơn không thể phủ nhận được. Trong trường hợp như vậy, về bản chất các vụ án về đòi nợ là bị đơn đương nhiên phải thừa nhận nghĩa vụ và Tòa án ghi nhận nghĩa vụ đó thông qua một thủ tục tư pháp đơn giản nhất làm cơ sở cho việc thi hành án.

Xét từ cách tiếp cận nêu trên, tác giả cho rằng, kể cả trong trường hợp các tranh chấp về tín dụng có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (ví dụ liên quan đến bảo lãnh, thế chấp...) hoặc đương sự không có địa chỉ cư trú rõ ràng, hoặc ở nước ngoài, cho dù thời gian xét xử những vụ án đó không “rút gọn” hơn so với các vụ án khác (đôi khi còn dài hơn nhiều) nhưng ít ra Tòa án cũng đã áp dụng được một nội dung của TTRG là không cần phải xét xử bởi một tập thể hoặc không phải tiến hành hòa giải bắt buộc (tác giả sẽ đề cập chi

tiết hơn tại các nội dung sau của Luận án). Kể cả trong trường hợp vụ án đã áp dụng TTRG mà phát sinh yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án thì vụ án đó vẫn hoàn toàn có thể có đủ điều kiện để áp dụng TTRG chứ không nhất thiết phải quay lại áp dụng thủ tục tố tụng thông thường vì với các yêu cầu mới phát sinh hoặc phát sinh thêm đương sự nhưng các đương sự vẫn thừa nhận toàn bộ nghĩa vụ theo các yêu cầu mới được bổ sung.

3.1.1.2. Vụ án đơn giản, có giá ngạch thấp theo quy định của pháp luật, chứng cứ rõ ràng và không có sự phản đối hợp lý của đương sự

Thông thường, khi giá trị tranh chấp không lớn thì bản chất tranh chấp là không phức tạp hoặc chứng cứ rõ ràng, không cần nhiều thời gian để xác định sự thật của vụ án và không khó khăn trong việc áp dụng pháp luật.

Hơn nữa, tác giả cho rằng, khả năng Thẩm phán có những sai sót khi đánh giá chứng cứ, xác định sự thật khách quan trong những vụ án có giá ngạch thấp cũng có thể xảy ra về mặt lý thuyết nhưng chắc chắn ở mức độ rất thấp.

Tuy nhiên, kể cả nếu việc giải quyết những tranh chấp loại này có rủi ro về sai lầm trong xét xử thì hệ quả sẽ là không lớn đối với các đương sự. Hơn thế nữa, một sự thật rõ ràng rằng, không thể có một nền tư pháp nào mà không có sai sót. Vấn đề ở chỗ, sai sót đó ở mức có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, nỗi lo âu về khả năng Thẩm phán có thể có những hành động tiêu cực trong quá trình giải quyết trong những vụ án có giá ngạch thấp cũng là không cao. Bởi lẽ, ít nhiều, đối với vụ án có giá ngạch thấp sẽ khó có những sự tác động và can thiệp từ phía bên ngoài Tòa án, từ phía các đương sự đối với Thẩm phán. Nói một cách khác, Thẩm phán cũng sẽ khó bị tác động, mua chuộc bởi những vụ án có giá ngạch thấp vì việc mua chuộc về cơ bản cũng ở mức thấp xuất phát từ chính giá ngạch của vụ án là thấp.

BLTTDS 2015 không quy định “giá ngạch thấp” là một tiêu chí độc lập để xác định vụ án được giải quyết theo TTRG. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, với tiêu chí “giá ngạch thấp” việc áp dụng TTRG cũng vẫn là cần

thiết kể cả khi đương sự không thừa nhận nghĩa vụ và không có các điều kiện khác theo khoản 1 Điều 317 BLTTDS 2015. Bởi lẽ, một khi vụ án đã xác định đơn giản, chứng cứ rõ ràng, việc không thừa nhận nghĩa vụ của đương sự đôi khi chỉ để nhằm kéo dài, trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc hạn chế rủi ro cho đương sự trong các vụ án như vậy đã được hỗ trợ bằng chính quy định về tính chất đơn giản của vụ án và có giá ngạch thấp.

Do đó, để cân bằng lợi ích của xã hội, hiệu quả giải quyết tranh chấp, vẫn nên có quy định về điều kiện áp dụng TTRG đối với các tranh chấp có giá ngạch thấp. Điều này cũng phù hợp với kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới theo hai hệ thống Dân luật và Thông luật đã được tác giả đã trình bày tại Mục 1.3.1.1 Chương 1 Luận án, mà theo đó, hầu hết các nước đều coi giá ngạch thấp là một tiêu chí độc lập để Tòa án đương nhiên áp dụng một thủ tục tố tụng đơn giản hơn thủ tục thông thường.

Tuy nhiên, trên thực tế có những loại tranh chấp giá ngạch thấp nhưng bản chất lại không hề đơn giản, nhất là những tranh chấp mà các vấn đề pháp lý liên quan là mới, chưa thông dụng ở nước ta hoặc những tranh chấp mà việc xác định sự thật của vụ án đòi hỏi nhiều thời gian để xác minh hoặc đánh giá chứng cứ mà tác giả đã chứng minh qua một số vụ án điển hình tại Mục 2.2.2 Chương 2 Luận án. Đối với những vụ án này, theo tác giả nên để một tập thể cân nhắc, thận trọng đánh giá, đưa ra phán quyết đúng sai và cũng không thể rút ngắn về thời gian trong quá trình chuẩn bị xét xử và khi xét xử. Vì vậy, TTRG nếu áp dụng đối với các tranh chấp này là không phù hợp.

Bên cạnh đó, cũng có những vụ án mặc dù tranh chấp có giá ngạch thấp nhưng kết quả giải quyết vụ án có thể tạo ra tiền lệ về áp dụng pháp luật hoặc có tác động vượt quá phạm vi quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án như tác giả cũng đã trình bày tại Mục 2.2.2 Chương 2 Luận án. Đối với những trường hợp này, việc giao cho một Thẩm phán ở cấp sơ thẩm và một Thẩm phán ở cấp phúc thẩm quyết định những vấn đề trên theo TTRG sẽ có thể tạo ra một rủi ro pháp lý cho xã hội và đối với sự phát triển kinh tế, hoạt động đầu

Một phần của tài liệu Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam (Trang 117 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)