Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về sử dụng vốn đầu tư trong các dự án, hoạt động cho sự phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường tỉnh hải dương (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về sử dụng vốn đầu tư trong các dự án, hoạt động cho sự phát triển kinh tế, xã hội

1.3.1. Những quan điểm của Đảng và nhà nước về huy động các nguồn vốn đầu

Sau 10 năm thực hiện đường lối Đổi mới của Đảng, nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Kinh tế của ta đã có nhiều bài học xương máu từ những suy thoái của quốc tế và khu vực, từ đó Đảng và Nhà nước cũng có những quan điểm riêng về cách thức huy động vốn đầu tư:

Một là nguồn vốn trong nước mang tính quyết định nhưng cũng không xem nhẹ vai trò của vốn đầu tư nước ngoài.

Hai là đa dạng hóa hình thức huy động vốn. Có thể huy động bằng cách phát hành trái phiếu, vốn vay và đóng góp của công nhân viên, vay vốn giữa các doanh nghiệp, mua chịu hàng hóa.

Ba là kết hợp huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng nghĩa với việc tiết kiệm nguồn vốn mà lẽ ra phải huy động thêm.

1.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả về sử dụng vốn

Hiện nay có rất nhiều cách để đánh giá xem một dự án hay các hoạt động đầu tư có đạt được hiệu quả hay không và một trong những chỉ tiêu đánh giá được tổng quát và đơn giản hiện nay là chỉ số ICOR (Incremental Capital - Output Ratio).

ICOR là một chỉ số cho biết muốn có thêm một đơn vị sản lượng trong một thời kỳ nhất định cần phải bỏ ra thêm bao nhiêu đơn vị vốn đầu tư trong kỳ đó. Trong tiếng Việt, ICOR còn được gọi là hệ số sử dụng vốn, hay hệ số đầu tư tăng trưởng, hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm, v.v...

* ICOR được tính bằng công thức sau:

ICOR = (Kt-Kt-1) / (Yt-Yt-1)

Trong đó K là vốn, Y là sản lượng, t là kỳ báo cáo, t-1 là kỳ trước.

Cần lưu ý là gia tăng sản lượng có thể nhờ nhiều nhân tố chứ không phải chỉ nhờ gia tăng vốn đầu tư. Chính vì thế, việc tính ICOR thường giả định:

 Mọi nhân tố khác không thay đổi;

 Chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng.

 Tuy công thức tính ICOR đơn giản, song việc đem so sánh kết quả tính có thể gây nhiều tranh cãi bởi một số lý do sau:

 Cách xác định vốn và sản lượng giữa những người/tổ chức tính toán có thể không thống nhất.

 Các giả định nói trên không được thỏa mãn.

* Sử dụng ICOR trong kế hoạch hóa kinh tế

ICOR giúp các nhà lập kế hoạch tăng trưởng kinh tế xác định xem để kinh tế kỳ này

cứ tăng 1% so với kỳ trước thì cần tăng vốn đầu tư trong kỳ này lên bao nhiêu phần trăm so với kỳ trước. Tuy nhiên vì sự cần thiết phải thỏa mãn các giả thiết khi tính toán ICOR, người ta chỉ sử dụng hệ số này vào kế hoạch hóa kinh tế ngắn hạn (quý, nửa năm hoặc một năm).

Sử dụng ICOR trong so sánh:

* So sánh vai trò của vốn với các nhân tố tăng trưởng khác

ICOR cho biết một đồng vốn đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng sản lượng. Qua đó người ta có thể thấy được vốn đầu tư so với các nhân tố tăng trưởng khác có ý nghĩa thế nào đối với tăng trưởng sản lượng. ICOR càng thấp chứng tỏ vốn đầu tư càng quan trọng. Trong khi đó, ICOR cao có thể hàm ý vai trò của các nhân tố tăng trưởng khác như công nghệ chẳng hạn đang tăng vai trò của mình đối với tăng trưởng.

* So sánh hiệu quả sử dụng vốn

Một cách sử dụng ICOR để so sánh khác là so sánh hiệu quả sử dụng vốn (hay hiệu quả đầu tư) giữa các thời kỳ hoặc giữa các nền kinh tế. Hệ số ICOR cao hơn chứng tỏ thời kỳ đó hoặc nền kinh tế đó sử dụng vốn kém hơn. Tuy nhiên cách so sánh này thường xuyên vi phạm các giả thiết bởi vì giữa các thời kỳ dài khác nhau thì sự thay đổi công nghệ hay tỷ lệ kết hợp giữa vốn và lao động ít khi giống nhau. Điều này càng đúng với các nền kinh tế khác nhau.

Như vậyqua Chương I một ta đã tìm hiểu được đầy đủ những thông tin cần thiết về vai trò của ngành tài nguyên đối với nền kinh tế nói chung. Nó có vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của chính con người. Nó giúp giải quyết những vấn đề về môi trường tự nhiên và những vấn đề về kinh tế. Và qua chương này ta cũng đã tìm hiểu được thế nào là vốn đầu tư, các nguồn vốn có thể huy động được để phát triển ngành tài nguyên nói riêng và các ngành kinh tế nói chung. Việc huy động vốn giữ vài trò rất quan trọng trong việc phát triển ngành tài nguyên do nhu cầu cần thiết một số lượng vốn lớn để phát triển ngành là một vấn đề cấp thiết và bức xúc của xã hội. Các vấn đề đặt ra là thực trạng huy động vốn của ngành tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương và cách giải quyết các vấn đề xung quanh về huy động vốn ra sao sẽ được trình bày ở các chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường tỉnh hải dương (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)