CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẢI DƯƠNG
2.2 Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006-
2.2.4. Huy động vốn nước ngoài
Bảng 2.6: Các đối tác đầu tư ở tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006- 2010
Tên nước Số dự án Tổng vốn đầu tư (Triệu USD)
Tỷ lệ % vốn đầu tư (%)
Hoa Kỳ 4 79.3 2.06
Pháp 3 8.78 0.23
Nhật Bản 37 766.4 19.98
Đài Loan 45 652.7 17,01
Thái Lan 2 8 0.208
Malaysia 4 2263 60
Lucxum 6 2.0 0.05
Anh 1 1.2 0.03
Úc 3 2.2 0.06
Hàn Quốc 9 14.86 0.39
Bỉ 2 9.2 0.24
Hồng Kông 1 23 0.6
Thụy Sĩ 2 1.4 0.04
Singapo 1 4 0,1
Tổng 120 3836.04 100
(Nguồn: Sở Kế hoạch- Đầu tư tỉnh Hải Dương)
Điểm nhấn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Hải Dương là thành công trong thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh. Đến nay, Hải Dương đã thu hút được 225 dự án đầu tư nước ngoài, với số vốn đăng ký đạt gần 5,6 tỷ USD. Dẫn đầu về số vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh là Malaysia, với 4 dự án, vốn đầu tư trên 2,263 tỷ USD (chiếm 40,6% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là Nhật Bản với 37 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 766,4 triệu USD, chiếm 26,9% tổng vốn đầu tư vào tỉnh. Tiếp đến là Đài Loan với 45 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt trên 652,7 triệu USD…
Bảng 2.7: Đầu tư FDI vào Hải Dương giai đoạn 2006-2010
UĐơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
FDI 663,6 1.134,8 350,2 213 1,764.5
(Nguồn:Sở kế hoạch- Đầu tư tỉnh Hải Dương)
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã tác động không nhỏ đến tình hình thu hút vốn đầu tư vào Hải Dương, đặc biệt là thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, thu hút FDI trong thời gian qua của Hải Dương đã đạt được những con số đáng ghi nhận. Năm 2009, tỉnh Hải Dương chỉ thu hút mới được 213 triệu USD, nhưng các dự án đã đăng ký vốn đầu tư thực hiện được 268,5 triệu USD. Mặc dù chỉ bằng 81,1% so với năm 2008, song tổng lượng vốn đầu tư thực hiện trong năm 2009 cũng ở mức cao so với những năm gần đây. Đến năm 2010 con số ấy đã ở mức cao hơn rất nhiều so với năm qua do sự hấp dẫn và thuộc vùng kinh tế mới phát triển của Hải Dương.
Tính đến nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 221 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 23 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5.162,3 triệu USD (ngoài KCN là 114 dự án với số vốn 3.396,4 triệu USD, trong KCN là 107 dự án với số vốn 1.765,9 triệu USD). Tổng vốn đầu tư thực hiện của các Doanh nghiệp FDI ước đạt 1.895,3 triệu USD, đạt 36,7% tổng vốn đầu tư. Thu hút trên 98.000 lao động trực tiếp tại các Doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác.
Tình hình đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2011
Thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh 9 tháng đầu năm gia tăng mạnh mẽ cả về số lượng dự án và quy mô vốn so với cùng kỳ năm 2010, với số vốn thu hút 2.582,33 triệu USD tăng 18 lần so với cùng kỳ năm 2010 (141,65 triệu USD), trong đó:
+ Cấp mới cho 21 dự án, với số vốn 2.494,63 triệu USD (06 dự án trong KCN số vốn 16,53 triệu USD; 16 dự án ngoài KCN, số vốn 2.478,1 triệu USD).
+ Điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 09 dự án (06 trong KCN với số vốn tăng thêm 78,9 tr.USD; 03 ngoài KCN 8,7 triệu USD) là 87,6 triệu USD.
Sự gia tăng mạnh mẽ như vậy là trong quý II đã thu hút được dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Hải Dương, với tổng vốn đăng ký 2.258.508.000 USD của Maylaysia và một số dự án khác như: Dự án dệt Pacific (120 triệu USD) và Dự án may Tinh lợi 2 (60 triệu USD) của nhà đầu tư Hồng Kông.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng, các yếu tố như lãi suất ngân hàng, chi phí đầu
vào sản xuất, giá vật liệu xây dựng, chí phí lao động....đều tăng cao, tác động không nhỏ đến tình hình triển khai xây dựng và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp đã nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn, tiếp tục ổn định đầu tư sản xuất kinh doanh và đạt sự tăng trưởng so cùng kỳ năm trước. Giải ngân 9 tháng đầu năm FDI trên địa bàn ước đạt 275 triệu USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2010 (258.5 triệu USD) và đạt 91,6 % kế hoạch cho cả năm, nâng tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp FDI tại địa bàn đạt 1.895,3 triệu USD trên tổng số vốn đăng ký 5.162,3 triệu USD (36,7%).
Bảng 2.8: Phân tích cơ cấu đầu tư theo ngành (2006- 2010)
(Nguồn: Sở Kế hoạch-Đầu tư tỉnh Hải Dương)
Tại Hải Dương, công nghiệp và xây dựng là ngành được các chủ đầu tư quan tâm nhiều nhất (chiếm 94,31% vốn đầu tư đăng ký), với 191 dự án có tổng vốn đầu tư đạt 5,256 tỷ USD. Nông nghiệp và chế biến nông, lâm sản, thực phẩm chỉ chiếm 1,75% với 14 dự án, vốn đăng ký đạt 97,7 triệu USD. Dịch vụ chiếm 3,94% với 20 dự án, vốn đăng ký 219,5 triệu USD. Hiện Hải Dương có trên 175 dự án đã đi vào sản xuất - kinh doanh, thu hút trên 90.400 lao động trực tiếp, cùng hàng nghìn lao động gián tiếp. Tổng vốn đầu tư thực hiện của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 1,974 tỷ USD, chiếm 35,4% tổng vốn đăng ký.
Dựa vào bảng phân tích trên ta có thể dễ dàng nhìn nhận thấy việc quan tâm mạnh Ngành Số dự án Tỷ trọng
dự án
Tổng số vốn Đăng ký tỷ USD
Tỷ trọng về vốn
Công nghiệp 191 84,89% 5,256 94,31%
Dịch vụ 20 8,89% 219,5 3,94%
Nông- lâm 14 6,22% 97,7 1,75%
Tổng 225 100% 130,16 100%
của nước ngoài vào ngành công nghiệp tại Hải Dương nhất là các khu công nghiệp rất phát triển như khu công nghiệp Đại An là một trong những khi công nghiệp được quan tâm và đầu tư nhiều nhất. Nhất là các nước như Nhật và Đài Loan đã nhìn nhận và đầu tư rất nhiều trong vòng nhiều năm qua. Hiện nay có rất nhiều các khu công nghiệp ở Hải Dương mới nổi cũng đã thu hút sự đầu tư và hàng nghìn người lao động là khu công nghiệp Nam Cường. Mới chỉ được đầu tư nhưng khu công nghiệp Nam Cường phát triển không hề thua kém các khu công nghiệp khác.
Điều đáng nói hơn nữa là sự đầu tư vốn về tận các làng quê ở Hải Dương nhất là những ngành công nghiệp về may mặc và công nghiệp điện tử.
Để đạt được những kết quả trên, Hải Dương đã nhận được sự ủng hộ, chỉ đạo sâu sát của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ban ngành trung ương và HDND, UBND tỉnh Hải Dương. Trên địa bàn toàn tỉnh, Chính phủ đã cho phép quy hoạch đầu tư, xây dựng 18 khu công nghiệp tập trung, với tổng diện tích 4.000 ha. Trong đó, 10 khu công nghiệp được phê duyệt quy hoạch chi tiết với diện tích 2.086 ha.
Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp đã thực hiện là 2.180 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh đã phê duyệt quy hoạch 38 cụm công nghiệp khác, với tổng diện tích gần 1.600 ha.
Đồng hành với sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Hải Dương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp hoạt động sản xuất - kinh doanh trên địa bàn tỉnh có vị trí và vai trò rất quan trọng. Việc thu hút đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra năng lực sản xuất mới, các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao trên thị trường, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời tạo điều kiện khai thác nguồn lực của địa phương mà trước đây còn ở dạng tiềm năng, như đất đai, nhà xưởng, nguồn nhân lực…
Kết quả thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào việc huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách của địa phương. Có thể khẳng định, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương có sự gắn kết chặt chẽ với sự thành
đạt của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.