CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẢI DƯƠNG
2.3. Đánh giá chung những kết quả đạt được trong công tác huy động vốn đầu
Trong gia đoạn 2005- 2010 dưới sự lãnh đảo của Tỉnh ủy Hải dương và chỉ đạo của UBND Tỉnh cùng với sự lỗ lực của tất cả các cán bộ công nhân viên trong Ngành. Công tác huy động vốn cho Ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương đã đạt được một số kết quả khá tốt góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
Công tác huy động vốn được thực hiện khá tốt, số lượng vốn quan tâm cho đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường ngày càng tăng và đạt kết quả đáng kể, đặc biệt những năm gần đây do sự phát triển kinh tế xã hội của toàn nước đã tạo nên sự phát triển nhanh và đồng bộ của địa phương, góp phần tiếp tục cho việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh tốt.
So với trước đây việc phát triển cho tài nguyên môi trường chủ yếu do ngân sách của tỉnh và nhà nước thì cho tới các giai doạn hiện nay việc đầu tư cho việc phát triển ngành được chú trọng hơn do sự thúc đẩy nhận thức cũng như các chính sách khuyến khích phát triển của tỉnh thì việc phát triển chủ yếu do nguồn ngân sách từ bên ngoài là các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các nguồn tín dụng ngân hàng, các tập thể cá nhân, … giúp cho việc đầu tư phát triển kinh tế ngày càng mạnh.
Việc thu ngân sách đạt được những kết quả tốt và gia tăng hơn những năm trước. Công tác điều hành chi ngân sách có tiến bộ. Tỷ trọng cho đầu tư phát triển ngày càng tăng. Tập trung phát triển các ngành kinh tế trọng điểm và coi trọng việc xây dựng cơ sở hạ tầng đã tạo tiền đề lớn mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội từ đó thu hút mạnh hơn và hấp dẫn hơn từ các nguồn vốn bên ngoài ngân sách tỉnh.
Quán triệt quan điểm "đầu tư vào bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển", từ năm 2006, ngân sách cho bảo vệ môi trường đã được bố trí thành một nguồn riêng (chi sự nghiệp môi trường) với qui mô không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước. Kinh phí từ nguồn đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn ODA đã được bố trí
để xây dựng các công trình xử lý môi trường (xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải bệnh viện, nước thải sinh hoạt tập trung, lò đốt chất thải bệnh viện...), đầu tư trang thiết bị quan trắc và phân tích môi trường, xây dựng quy hoạch môi trường giúp cho việc thực thi các nhiệm vụ về quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn của tỉnh có nhiều thuận lợi hơn.
Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và hệ thống quản lý nhà nước, các hoạt động bảo vệ môi trường đã thực sự phát huy hiệu quả. Công tác kiểm soát ô nhiễm có những chuyển biến nhất định thông qua việc từng bước hoàn thiện khung chính sách trong quản lý chất lượng không khí, hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu, cụm công nghiệp (ô nhiễm bụi, khí thải, nước thải sản xuất, chất thải công nghiệp), quản lý kiểm soát nhập khẩu phế liệu, duy trì hoạt động quan trắc môi trường phục vụ công tác xây dựng Báo cáo Hiện trạng môi trường địa phương hàng năm. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường các lưu vực sông cũng đang được quan tâm; công tác quản lý chất thải nguy hại đã từng bước chuyển biến. Việc đánh giá tác động môi trường đã đi vào nề nếp, từ năm 2005 đến nay có hơn 300 dự án đầu tư đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường , 39 đề án bảo vệ môi trường và nhiều dự án , hoạt động đầu tư đã thực hiện đăng ký Cam kết bảo vệ môi trường . Hàng năm Chi cục Bảo vệ Môi trường tham mưu cho Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân tỉnh danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh. Năm 2009 đã xác định được 55 cơ sở gây ô nhiễm môi trường và 11 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cần xử lý. Đến nay một số cơ sở đang hoàn thành các biện pháp xử lý ô nhiễm để xin ra khỏi cơ sở gây ô nhiễm môi trường và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Mặc dù có nhiều kết quả tốt, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều những hạn chế khó khăn cần khắc phục và sửa chữa cho công tác huy động vốn đầu tư cho phát triển:
Việc thu hút đầu tư nước ngoài của Hải Dương vẫn còn nhiều hạn chế.
Chẳng hạn, cơ cấu đầu tư nước ngoài theo ngành, vùng lãnh thổ, đối tác còn chưa phù hợp với yêu cầu, định hướng thu hút đầu tư và sự phát triển của địa phương.
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông - lâm - thủy sản đến nay còn rất thấp. Các dự
án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn tập trung chủ yếu ven Quốc lộ 5A, khu vực có nhiều thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng lượng vốn đầu tư đăng ký còn thấp. Ngoài ra, vẫn còn một số doanh nghiệp triển khai dự án chậm, dẫn đến thực trạng lãng phí đất đai, nguồn lực và gây ô nhiễm môi trường.
Nguồn ngân sách nhà nước được triển khai thu khá tốt nhưng vẫn còn thất thoát nhiều do các hoạt động kinh doanh trái phép bên ngoài cũng như công tác triển khai kiểm soát chưa chặt chẽ của các cấp các ngành. Việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vẫn còn thất thu nhiều do công tác kiểm tra và quản lý lỏng lẻo, việc sử dụng tiền từ nguồn vốn này vẫn còn nhiều vấn đề không minh bạch.
Các dự án thực hiện xong không được các kết quả tốt với nguồn đầu tư bỏ ra.
Tỉnh Hải Dương chưa tận dụng được ngồn vốn bằng cách huy động trái phiếu, cổ phiếu từ các nguồn tài chính nhàn rỗi còn chưa phát huy hiệu quả và còn chưa được chú trọng.
Công tác đền bù giải tỏa mặt bằng cho các dự án thực hiện còn chậm chễ.
Thời gian thực hiện các dự án không được quy hoạch tốt cũng như công tác quản lý, phê duyệt các dự án không kịp thời khiến nguồn vốn bị tồn đọng không được đầu tư đúng thời hạn và thời gian khiến các doanh nghiệp đầu tư chán nản và dần mất đi sự hấp dẫn đầu tư từ bên ngoài.
Việc huy động vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập với nhu cầu có nhiều dự án thực hiện mà nguồn kinh phí cấp cho cần phải chờ một thời gian dài để phê duyệt khiến việc thực hiện các dự án bị ngưng lại làm tổn hại nhiều tới nguồn của vật chất khác. Nhất là trong việc xây dựng các khu du lịch, khai thác khoáng sản, … hơn thế nữa các cấp các ngành chưa biết huy động triệt để các nguồn vốn khác nhau cho các dự án khác nhau để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư.
Lĩnh vực địa chính
Công tác huy động vốn còn chậm khi cung cấp cho công tác đo đạc xây dựng các lưới tọa độ địa chính thành lập bản đồ, hồ sơ phục vụ cho việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấy. Đầu tư xây dựng cho công tác giải quyết các khiếu
nại chưa có hiệu quả cao. Dẫn tới các vấn đề thất thoát cả về tiền lẫn của.
Việc đầu tư kinh phí cho công tác đo đạc để phục vụ cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất đa số được lấy từ nguồn kinh phí thu từ người sử dụng đất ở các huyện mà không có nguồn vốn từ nhà nước gây khó khăn cho việc chủ động đo đạc và các công tác không được triển khai đồng đều mang tính manh mún dẫn tới làm cho bản đồ và hồ dơ địa chính không hoành chỉnh và có chỗ đo bị trùng lặp có chỗ đo không được đo.
Lực lượng cán bộ địa chính ở xã, phường không được đầu tư về chuyên môn dẫn tới việc quản lý dấy tờ và cũng như hồ sơ địa chính và quản lý đất đai ở địa phương còn lỏng lẻo không đúng quy định.
Lĩnh vực tài nguyên khoáng sản
Hoạt động cấp phép thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng chủ yếu căn cứ vào nhu cầu thực tế của nhà đầu tư với những công trình cụ thể, chưa có những đánh giá khoa học, chưa phân tích thực trạng nguồn tài nguyên khoáng sản cũng như nhu cầu thực tế của xã hội. Bên cạnh đó, công nghệ khai thác còn lạc hậu, không tận thu hết khoáng sản. Vì chưa có quy hoạch cụ thể nên tình trạng khai thác bừa bãi, không tuân thủ quy định của pháp luật dẫn đến lãng phí, thất thoát nguồn tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh diễn ra phổ biến
Trong thời gian qua việc bảo vệ, khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản không có sự nhất trí cao, thực hiện không theo kế hoạch đề ra. Kinh phí phân bổ hằng năm để thực hiện các dự án còn hạn chế, không đáp ứng theo đúng tiến độ.
Kinh phí cho các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản còn hạn chế, chưa phổ biến được sâu tới các địa phương ý thức được công tác môi trường. Chi phí cho các hoạt động bảo vệ và quản lý còn hạn chế và hiệu quả sử dụng chưa cao vẫn còn tồn tại những cá nhân, tập thể khai thác trái phép.
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực khoáng sản tuy được cải tiến nhưng vẫn còn nhiều thủ tục dài, không hiệu quả gây tình trạng mất quá nhiều thời gian từ đó dẫn tới mất công sức cũng như tiền của để giải quyết các vấn đề tồn đọng.
Công tác khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm các hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật cũng như công tác quy hoạch phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản còn nhiều địa phương chưa thực hiện hoặc còn thực hiện chậm gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý cũng như thất thoát nguồn tài nguyên.
Lĩnh vực môi trường:
Nhìn chung việc huy động vốn nhà nước cho công tác bảo vệ môi trường tỉnh Hải Dương triển khai khá tốt và đã đạt được những thành tích cao nhưng vẫn còn nhiều những bất cập trong lĩnh vực sử vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vẫn là những vấn đề nan giải cần giải quyết.
Các vấn đề về việc quản lý xử lý rác thải ở các khu công nghiệpTheo báo cáo của sở Tài nguyên và Môi trường đến nay có 5 khu công nghiệp đã hoàn thiện trạm xử lý nước thải tập trung và đi vào hoạt động. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là do có sự thay đổi quy định tiêu chuẩn nước thải sau xử lý của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên một số trạm xử lý nước thải mặc dù đã đi vào hoạt động đạt yêu cầu theo đúng các quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn chưa được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận.
Một nguyên nhân nữa khiến một số khu công nghiệp chậm xây dựng đưa vào vận hành trạm xử lý nước thải là do hầu hết phần quy hoạch trạm xử lý nước thải thường đặt ở vị trí cuối khu công nghiệp nhưng quá trình giao đất xây dựng hạ tầng lại giao theo nhiều giai đoạn khác nhau. Điều này đã dẫn tới việc có nhà máy trong khu công nghiệp đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa được giao đất để xây dựng trạm xử lý nước thải chung của khu công nghiệp.
Nguyên nhân chủ yếu là công tác quản lý nhà nước bảo vệ môi trường cũng như những vấn đề gây bức xúc có quy mô ngày càng lớn so với năng lực thực hiện đầu tư đó là nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường còn quá ít so với những vấn đề thực tế đặt ra. Tốc độ phát triển nhanh của các địa phương cũng như các khu công nghiệp nói riêng cùng với đó là sự phát triển của nền kinh tế xã
hội dẫn theo vấn đề về môi trường càng bức xúc nhưng nguồn kinh phí và các giải pháp chưa đáp ứng được. Việc huy động vốn từ các tổ chức xã hội, đoàn thể cho bảo vệ môi trường còn rất hạn chế. Ở một số các cấp các ngành chưa có nhận thức đầy đủ về vấn đề bảo vệ môi trường và chưa có tầm nhìn xa cho công tác bảo vệ môi trường trong công tác quy hoạch cũng như việc đầu tư dài hạn cho công tác xử lý rác thải.
Tóm lại qua chương này ta thấy được thực trạng nền kinh tế Hải Dương phát triển khá ổn định, công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Tài nguyên Môi trường tỉnh Hải Dương đã đạt được những kết quả khá tốt tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp tới của tỉnh. Nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục và có hướng giải quyết tốt hơn để giải quyết các vấn đề vốn đầu tư để cho ngành Tài nguyên Môi trường của tỉnh được phát triển hơn nữa.