Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường tỉnh hải dương (Trang 71 - 77)

CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015

3.1.3. Mục tiêu và định hướng phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2015

Nhiệm vụ chung đặt ra đối với ngành Tài nguyên và Môi trường của Tỉnh là tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt những Chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; các Nghị quyết, chủ trương và Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, các Nghị quyết của HĐND tỉnh, các quy định, các đề án và nhiệm vụ và các giải pháp của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh tới năm 2015. Ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Hải Dương tập trung sự chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện tốt những nhiệm vụ sau:

1. Phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường bằng những hình thức phù hợp, sâu rộng tới các cấp cơ sở và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 19-

NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; triển khai thực hiện nghiêm túc và kịp thời các quy định mới của Nhà nước và của Tỉnh, chủ động tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản pháp quy về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo chương trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật năm 2012 và năm 2013 của UBND tỉnh.

2. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt các đề án trong Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh lần thứ VII. Tiếp tục triển khai thực hiện đề án “Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai, khoáng sản cho phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2015”, đề án “Bảo vệ môi trường nông thôn giai đoạn 2011-2015”, phối hợp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ lĩnh vực ngành quản lý của các địa phương.

3. Lĩnh vực quản lý đất đai:

- Hoàn thành và triển khai thực hiện quy hoạch giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của các cấp. Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương quản lý, sử dụng đất đai theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch khoáng sản, quy hoạch bảo vệ môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tiếp tục triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh;

đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã hoàn thành việc đo đạc lập hồ sơ địa chính và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất canh tác sau chuyển đổi; tiếp tục triển khai thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cơ sở Tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm các quy định của Chính phủ, các quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường và của UBND tỉnh về chuyển mục đích sử dụng

đất, thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất. Quản lý chặt chẽ quỹ đất trồng lúa đã được quy hoạch.

- Tiếp nhận, phân loại, luân chuyển và giải quyết các hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đảm bảo đúng quy định; thực hiện việc bàn giao đất ngoài thực địa cho các tổ chức kịp thời, chính xác đúng quy định; đôn đốc hoàn thiện việc chỉnh lý bản đồ hiện trạng sau thống kê biến động đất đai.

- Đôn đốc hoàn thiện việc chỉnh lý bản đồ hiện trạng sau thống kê biến động đất đai. Thực hiện việc thống kê đất đai theo đúng quy định.

- Phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện tốt công tác thẩm định trình UBND tỉnh về phương án bồi thường giải phóng mặt bằng cho các công trình, các dự án trên địa bàn tỉnh theo phân cấp. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các địa phương về thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của Nhà nước và của tỉnh; tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, đảm bảo quyền lợi cho nhân dân, đồng thời đảm bảo kịp thời cho triển khai các công trình các dự án, đặc biệt là các công trình lớn và các công trình trọng điểm của tỉnh.

- Công tác xây dựng và xác định giá đất: Phối hợp với các ngành và các địa phương tổng hợp và tham mưu cho UBND tỉnh về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định và phù hợp với thực tế của Tỉnh; tham gia với các ngành liên quan xác định đơn giá bồi thường, đơn giá thu tiền sử dụng đất, giá thuê đất hoặc điều chỉnh đơn giá thuê đất cho các tổ chức, cá nhân thuê đất theo quy định.

4. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường:

- Tham mưu cho UBND tỉnh triển khai kế hoạch nhiệm vụ và kinh phí bảo vệ môi trường theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và chỉ đạo của UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với các ngành, các huyện, thành phố, thị xã tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các địa phương triển khai các công trình bằng nguồn vốn kinh phí sự nghiệp môi trường.

- Tổ chức thẩm định, trình duyệt và đôn đốc, hướng dẫn thực hiện báo cáo đánh giá

tác động môi trường, các cam kết bảo vệ môi trường của các tổ chức và cá nhân; xét cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại; giám sát làm thủ tục hành chính cho việc nhập phế liệu làm nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp.

- Lập báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Hải Dương các năm; tiếp tục đôn đốc các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện nghiêm việc quan trắc môi trường định kỳ theo quy định của Nhà nước.

- Phối hợp với các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền tập huấn nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng, tổ chức và cá nhân.

- Tổ chức thực hiện “Chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Hải Dương giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng tới năm 2020”. Tiếp tục triển khai dự án VPEG về bảo vệ môi trường tại Hải Dương và dự án bảo vệ môi trường sinh thái cảnh quan lưu vực sông Cầu.

5. Công tác quản lý tài nguyên khoáng sản

- Hoàn thành thẩm định, trình phê duyệt dự án khoanh vùng cấm hoạt động khoáng sản; phối hợp với các ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản trên địa bàn;

hướng dẫn kiểm tra thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản, giấy phép sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của các tổ chức và cá nhân có nhu cầu; rà soát, thống kê diện tích, trữ lượng các loại khoáng sản để tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý phù hợp với chất lượng khoáng sản và nhu cầu bảo tồn, phát triển văn hóa xã hội; đôn đốc, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản thực hiện các quy định của Nhà nước về đất đai, khoáng sản và bảo vệ môi trường.

- Tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh và Ban chỉ đạo các huyện thành phố, thị xã tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc khai thác cát sỏi lòng sông, hoạt động của các bến bãi theo kế hoạch chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến

đổi khí hậu.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra:

Phối hợp với các cơ quan của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với các ngành và địa phương triển khai hoàn thành kế hoạch thanh tra đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau các cuộc thanh tra, kiểm tra.

- Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai: Tiếp tục triển khai thanh tra công tác quản lý nhà nước về đất đai của một số địa phương, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về đất đai của các tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chỉ thị 134 của Thủ tướng chính phủ. Các phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện tích cực tham mưu cho UBND các huyện, thành phố, thị xã kiểm tra xử lý dứt điểm những vi phạm của các bến bãi; tiếp tục kiểm tra, xử lý vi phạm trong đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vi phạm về sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa của các địa phương.

- Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Tổ chức kiểm tra phát hiện và xử lý những cơ sở gây ô nhiễm mới phát sinh; Kiểm tra việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, doanh nghiệp. Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện tổ chức kiểm tra việc thực hiện xây dựng bãi xử lý rác thải sinh hoạt, thu gom xử lý rác thải của các xã, phường, thị trấn.

- Trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản: Tăng cường kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh, ngăn chặn tình trạng khai thác cát trái phép trên các tuyến sông, hoạt động trái phép các bến bãi theo kế hoạch chỉ đạo;

kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước , xả nước thải vào nguồn nước của các tổ chức, cá nhân, trọng tâm là các cơ sở xả nước thải vào môi trường.

7. Về công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo:

- Tổ chức tiếp dân theo đúng quy định, tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn thư thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật. Phối hợp xác minh giải quyết dứt điểm đơn thư trong các lĩnh vực đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở và UBND tỉnh giao.

- Phòng Tài nguyên và môi trường cấp huyện tích cực tham mưu cho UBND các huyện, thành phố, thị xã trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xác minh, giải quyết khiếu nại tố cáo của các tổ chức và cá nhân theo thẩm quyền, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ việc phải chuyển lên cấp trên xác minh, giải quyết.

8. Công tác cải cách hành chính

Các phòng, các đơn vị tiếp tục thực hiện và áp dụng có hiệu quả Hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN-I SO 9001:2008 ; triển khai thực hiện Mô hình khung theo kế hoạch năm 2013; tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính bị bãi bỏ, thay thế không còn phù hợp theo quy định của pháp luật trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố, công khai.

9. Tiếp tục đề nghị UBND tỉnh phê duyệt dự án tổng thể hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để triển khai thực hiện. Năm 2013 tập trung triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của Thành phố Hải Dương. Thực hiện tốt công tác thu thập, quản lý, khai thác thông tin về tài nguyên, môi trường theo đúng quy định. Các phòng, các đơn vị thuộc Sở và các phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, thị xã luôn phối hợp chặt chẽ, thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo định kỳ.

10. Tiếp tục xây dựng, kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Ngành Tài nguyên và Môi trường.

- Tiếp tục nghiên cứu và đề nghị Tỉnh uỷ, UBND tỉnh thành lập Chi cục quản lý đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

- Tổ chức rà soát, điều chỉnh bổ sung chức năng, nhiệm vụ của các phòng và một số đơn vị thuộc Sở cho phù hợp.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức. Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.

- Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong quản lý, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thông tin, lưu trữ, trong lập và quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong lĩnh vực quan trắc môi trường vv...

11. Về công tác kế hoạch tài chính

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc các Chủ trương và giải pháp của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về thực hiện kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Triển khai kế hoạch ngân sách nhà nước năm 2013 đã được UBND tỉnh giao. Các đơn vị xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể để triển khai hoàn thành tốt kế hoạch được giao. Các đơn vị và các phòng ban thực hiện nghiêm túc các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

12. Văn phòng Sở, các đơn vị trực thuộc và các phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện thành phố, thị xã tổ chức thực hiện tốt các phong trào thi đua, phong trào xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh. Tổ chức theo dõi, đánh giá, biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể và cá nhân có những thành tích xuất sắc trong công tác và trong hoạt động các phong trào.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp huy động vốn đầu tư nhằm phát triển ngành tài nguyên và môi trường tỉnh hải dương (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)