CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015
3.2. Các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải Dương
3.2.1. Các giải pháp vĩ mô
Năm 2012 là năm thứ hai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011-2015 ngành tài nguyên và môi trường và Chiến lược phát triển ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011-2020. Mục tiêu chủ yếu của năm 2012 là phấn đấu hoàn thành toàn diện kế hoạch và dự toán ngân sách năm 2012 đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng nguồn lực, đúng thời gian, tạo đà để phát triển các năm tiếp theo, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện để trình Chính phủ các dự án: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, hải đảo; Luật Khí tượng thuỷ văn; Luật Đo đạc và Bản đồ và các Nghị định hướng dẫn liên quan.
Cần thay đổi hoành thiện cải cách chính sách thuế, xem xét các thực trạng và sự phù hợp gắn kết chặt chẽ với các chính sách phát triển các ngành kinh tế để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển, phát huy nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo cho các nguồn thu của nhà nước, đồng thời tăng sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế đang trong đà phát triển và hội nhập. Các sửa đổi, cải cách thuế cần cắt giảm dần các vấn đề về hàng ra thuế quan theo lộ trình quy định của AFTA và WTO để tạo điều kiện thúc đẩy huy động vốn từ các nước vào Việt Nam.
Các chính sách thuế cần phải có hướng tích cực thúc đẩy nguồn đầu tư, tăng cường cạnh tranh công bằng của các doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp có những biện pháp huy động vốn hiệu quả từ nguồn bên ngoài thông qua cổ phần hóa doanh nghiệp, phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Đổi mới công nghiệp, nâng cao hiệu quả năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao chất sản phẩm. Cần có những chính sách thuế khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước do tình hình cạnh trang khá gắt gao và tiềm lực kinh tế cá doanh nghiệp nước ngoài là rất lớn. Thúc đẩy khuyến khích sự hợp tác các liên hiệp công ty tạo thế lực kinh tế lớn nhằm tránh tình trang hoạt động kinh doanh một cách manh mún, không hiểu quả dẫn đến việc phá sản và dễ bị mua lại từ các công ty lớn do không đủ tiềm lực cạnh tranh. Việt Nam đã gia nhập thành công vào các tổ chức kinh tế thế giới như WTO vì vậy mà các chính sách pháp luật cũng cần phải hợp lý phù hợp với các nước trong khu vực và các thông lệ, điều lệ các tổ chức trên thế giới.
Đối với thuế giá trị gia tăng là nguồn thuế đánh vào các hàng hóa dịch vụ trên thị trường có tính bao quát cao. Đối với loại thuế này cần phải được xem xét xem có phù với tình hình kinh tế xã hội hay không, hiện nay còn nhiều các loại thuế đánh rất cao khi thực sự giá thành sản phẩm của nó không cao như vậy khiến cho các
công ty e ngại trong việc nhập khẩu các sản phẩm đó và người trực tiếp chịu thiệt là người tiêu dùng. Vì vậy cần có những chính sách phù hợp khi đánh thuế vào các sản phẩm khác nhau. Như các sản phẩm cần thiết, thông dụng với cuộc sống hàng ngày cần giảm hoặc miễn thuế. Hiện tại có nhiều khoản thuế vẫn được mọi người coi là bất hợp lý, càng ngày càng đưa ra các chính sách thuế thêm vào nên cần được cân nhắc kỹ và đưa vào thực tế áp dụng triển khai vùng nhỏ lẻ tránh tình trạng dao động cũng như ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh.
2. Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngành tài nguyên và môi trường.
Nhanh chóng hoàn thiện và ổn định bộ máy tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong nhiệm kỳ Chính phủ 2011-2015. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất kiến nghị nhằm kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ ngành tài nguyên và môi trường từ Trung ương đến địa phương; chú ý việc hoàn thiện tổ chức, bộ phận chuyên môn định giá đất, tổ chức phát triển quỹ đất, địa chất khoáng sản, tài nguyên nước, hải đảo ở địa phương.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp; thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập; kiện toàn tổ chức bộ máy của Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam; Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
3. Phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều tra cơ bản phục vụ trực tiếp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
Tiếp tục triển khai thực hiện các Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2011-2015 “Chương trình khoa học và công nghệ về biến đổi khí hậu” và
"Chương trình khoa học công nghệ nghiên cứu khắc phục hậu quả lâu dài chất da cam/dioxin do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với môi trường và sức khỏe con người".
Tiếp tục củng cố, từng bước hiện đại hoá mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường, trọng tâm là mạng lưới quan trắc khí tượng, thủy văn phục vụ dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ; tăng cường năng lực, thiết bị để từng bước cảnh báo, dự báo
được các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lũ quét, trượt lở đất, mưa lớn, tố, lốc;
điều tra cơ bản, đánh giá tổng hợp tài nguyên đất, nước, khoáng sản; điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường; điều tra tài nguyên - môi trường biển; điều tra, đánh giá tác động, giám sát biến động vỏ trái đất và dự báo, cảnh báo: trượt đất, lở đất, động đất, sóng thần; đẩy mạnh triển khai Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
4. Tăng cường phân cấp quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính
Tiếp tục thực hiện Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thực hiện chương trình cải cách hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đủ mạnh, trong sạch từ Trung ương đến địa phương.
Tiếp tục thực hiện chủ trương phân cấp mạnh chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ, ngành khác và các cơ quan chuyên môn giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
5. Cải cách hệ thống ngân hàng, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính – tiền tệ.
Trong năm 2012 vừa qua đã cho nước ta những kinh nghiệm quý báu. Tình trạng kinh tế khủng hoảng, một loạt các ngân hàng được mở ra và được sự cấp phép hoạt động kinh doanh của nhà nước khiến tiền vốn từ các ngân hàng không đủ đáp ứng cho vay vốn các ngân hàng. Do các ngân hàng trong nước có nguồn vốn ít, tiềm lực cạnh tranh kém khiến cho việc hàng hoạt các ngân hàng phải ngừng hoạt động hoặc sát nhập vào cùng nhau để thoát khỏi tình trạng phá sản. Nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đã khó, hàng loạt các mặt hàng tồn kho không bán được khiến hàng nghìn các doanh nghiệp lớn nhỏ trong năm qua phải đóng cửa. Từ những bài học quý báu những năm vừa qua giúp cho nhà nước ta
cần nhìn nhận thận trọng hơn khi cấp phép kinh doanh cho kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Đặc biệt là việc cần phải nâng cao việc thực hành tiết kiệm để tích lũy vốn đầu thư cho phát triển, hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước.
Quản lý thống nhất, chặt chẽ mọi khoản chi của ngân sách nhà nướn, cần cân nhắc kĩ, chia đều các việc cần ưu tiên phát triển trước như sự nghiệp kinh tế, giáo dục, khoa học … các khoản chi cần được sử dụng một cách hiệu quả, chống lãng phí. Để làm được điều đó cần có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc sử dụng vốn đầu tư.
Nhưng quản lý chặt chẽ không có nghĩa là phải có một thời gian xem xét quá lâu để quyết định có chi ngân sách cho một dự án lớn hay không. Việc mất thời gian vào các giấy tờ, thủ tục, ứ đọng không biết giải quyết các công việc khiến cho nguồn vốn hay nguồn chi bị ứ đọng ở bên trên, khiến các công trình thi công bị dở dang hay các dự án bị trì hoãn khiến cho hiệu quả kinh tế kém và không đạt được hiệu quả. Một tình hình thực tế cho thấy năm qua có nhiều các dự án ở các cấp, các ngành đưa lên trên nhưng phải chờ đợi rất lâu để được cấp kinh phí từ đó khiến dẫn đến lãng phí những nguồn lực đang dở dang, nhiều địa phương đã phải tự huy động vốn từ nhân dân tự nguyện đóng góp để thực hiện các dự án mang ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của địa phương ấy. Vì vậy quy trình cấp phép, chi nguồn ngân sách cần được phân loại mức độ quan trọng từ đó ưu tiên các dự án mang ý nghĩa quan trọng lên trước, giảm bớt các thủ tục không cần thiết. Ngoài ra cần có phải kiểm soát chặt chẽ những nguồn vốn được sử dụng, nếu thấy có hiện tượng lạ cần phải thực hiện ngay việc thanh tra để tránh các tình trạng thâm hụt ngân sách, sử dụng nguồn vốn không hiệu quả mà vẫn tiếp tục làm.
6. Phát triển thị trường tài chính, mở rộng và khai thác các kênh huy động vốn trên thị trường
• Thực hiện theo các nguyên tắc phát triển của thị trường; can thiệp ít vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp; định hướng phát triển đi theo hướng xã hội chủ nghĩa. Thuê các chuyên gia và cho nguồn nhân lực trong nước đi đào tạo ở nước ngoài để tạo lên đội ngũ cán bộ, chuyên gia dự báo tốt về những thông tin, tình hình kinh tế để định hướng giúp các doanh nghiêp định hướng, hoạt động linh
hoạt trong diễn biến thị trường đầy biến động và khó khăn. Một nền kinh tế có vực thì các hoạt động tài chính, lưu thông tiền tệ, đầu tư mới phát triển.
• Tăng thêm hình thức huy động vốn và phạm vi hoạt động của các quỹ tín dụng, quỹ bảo hiểm, quỹ đầu tư hỗ trợ …. Để thu hút nhiều hơn các nguồn đầu tư từ bên ngoài. Thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái ổng định, linh hoạt có sự quản lý của nhà nước nhằm đặt hiệt quả cao trong huy động vốn. Sử dụng công cụ lãi suất có hiệu quả nhằm thu hút hơn nguồn vốn ở bên ngoài. Chính sách lãi suất cần hợp lý để vừa thúc đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều các nguồn vốn trong xã hội, vừa kích thích các đơn vị tổ chức kinh tế sử dụng vốn có hiệu quả trong sản xuất – kinh doanh.
• Hỗ trợ giúp các doanh nghiệp khó khăn thoát khỏi tình trạng phá sản. Từ đó giảm bớt nạn thất nghiệp. Đào tạo nâng cao hiệu quả của giáo dục, đào tạo nghề giảm bớt các trường đào tạo không hiệu quả cũng như những ngành nghề không hợp lý với thị trường. Kiểm soát số lượng đầu vào đào tạo của các trường do hiện nay tình trạng thất nghiệp nhiều nhưng số lượng đào tạo ngày càng lớn. Các doanh nghiệp đòi hỏi tính thực tiễn của đào tạo hơn là nhân những người có bằng cấp cao mà kinh nghiệm ít. Rút bớt thời gian đào tạo, giảm lý thuyết, ủng hộ sự liên kết hiệu quả giữa các doanh nghiệp và các trường để tạo được nguồn nhân lực tốt. Từ đó giúp cho nền kinh tế vững mạnh hơn.
• Phát triển thị trường tài chính bao gồm thị trường tiền tệ và thị trường vốn, trong đó tập trung phát triển thị trường vốn trung và dài hạn. Từ những thực tế của năm qua cần cơ cấu lại hệ thông các ngân hàng thương mại. Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng và khuyến khích các ngân hàng tạo thành các liên minh hoăc sát nhập tạo lập hệ thống ngân hàng vững mạn hiệu quả. Giúp cho việc tạo và huy động vốn một cách dễ dàng. Đối với các ngân hàng cũng cần lỗ lực tạo ra các sản phẩm, phương thức gửi tiết kiệm, ưu tiên những lãi suất cao cho những khách hàng lâu năm.
• Thị trường chứng khoán trong những năm vừa qua chưa có những khởi sắc. Nhà nước cần học hỏi kinh nghiệm từ những nước phát triển và áp dụng vào điều kiện
của Việt Nam để giải thoát thị trường chứng khoán ra khỏi thảm cảnh đóng băng và chết dần trong những năm qua. Việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển giúp cho lượng tiền được lưu thông tốt hơn, huy động được các nguồn vốn nhanh chóng và có hiệu quả kinh tế cao.
7. Phát triển đưa ra giải pháp đối với thị trường bất động sản với tầm nhìn lâu dài.
Thị trường bất động sản là nơi thu được nguồn ngân sách rất lớn từ việc thu từ đăng ký kinh doanh, sử dụng đất, hay thu từ chuyển giao nhà đất …Hiện nay ở Việt Nam thị trường bất động sản đang chết dần, có những khu nhà, biệt thự, khu chung cư được xây dựng với quy mô 1500 căn hộ nhưng có rất ít người đến ở. Căn bản nguyên nhân của tình trạng này là do giá nhà đất quá cao không đáp ứng được tình hình thực tế thu nhập của người dân. Với mức lương tăng không đủ kịp với lạm phát về giá cả thì việc mua một căn hộ trung cư ở Việt Nam là rất khó khăn. Vì thế mà tình trạng nợ xấu xảy ra ở ngay các ngân hàng. Vốn bị ứ đọng dẫn đến nền kinh tế khủng hoảng. Giống như cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ Mĩ do nguồn vốn bị ứ đọng ở những khu nhà, đất các ngân hàng nắm giữ khiến vốn không có, tình trạng nợ xấu tăng cao khiến các ngân hàng sụp đổ. Các khoản thu về đất và sử dụng đất không mang lại kết quả. Việc nhà nước có ý định rót vốn cho các ngân hàng nhằm chịu một phần để tăng kích cầu nhà đất thực tiễn không mấy hiệu quả. Do nếu rót vốn đầu tư sẽ thất thoát đến tận gần 50% do tình trạng tham nhũng, chiếm đoạt không hiệu quả. Vì vậy nhà nước nên để cho thị trường bất động sản rơi vào tình trạng tự do. Để nó tự động giảm 30- 40% giá sao cho phù hợp với túi tiền của tầng lớp trung lưu có thể mua được nhà. Từ đó có thể cứu vãn được tình thế. Để làm được điều này nhà nước chấp nhận sẽ có gần phân nửa các ngân hàng phải đóng cửa do thua lỗ nhưng do hiện tại số lượng các ngân hàng Việt Nam khá nhiều nên các ngân hàng bị sụp đổ không đáng lo ngại. Các ngân hàng có thể chết nhưng một nền kinh tế mới sẽ có hi vọng. Với phương án này chúng ta không hi vọng vào một tương lai ngắn hạn mà cần có thời gian khoảng 4 tới 5 năm thì mới phục hồi được nền kinh tế còn hơn là tiếp tục ngồi chờ chết. Sự lãng phí về nguồn tiền từ bất động sản là rất lớn, hiện tại riêng chỉ ở Hà Nội hơn 6000 các ngôi nhà xây xong bỏ hoang
không ai mua là một vấn đề nhức nhối. Nhà nước cần nhìn nhận một cách thực hiễn hơn với thực tế người dân và có một tầm nhìn dài hơn, chấp nhận thua thiệt ban đầu để tương lai có niềm tin hơn vào thị trường bất động sản.
3.2.2. Các giải pháp của địa phương