CHƯƠNG I: VAI TRÒ CỦA VỐN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
CHƯƠNG 2: CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1. Vị trí của tỉnh Hải Dương đối với phát triển chung cả nước
2.1.2. Về kinh tế - xã hội
Hải Dương còn là đô thi loại 2. Theo quy hoạch năm 2007, Hải Dương nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp.
Theo quy hoạch Xây dựng vùng tỉnh Hải Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hải Dương sẽ hình thành 3 cụm đô thị động lực mạnh: thành phố Hải Dương - hành lang quốc lộ 5; Chí Linh - Kinh Môn; cụm Thanh Miện và khu vực phía Nam tỉnh. Quy hoạch cũng thể hiện sự phát triển theo các trục hành lang tạo thành mạng lưới, khung phát triển của quy hoạch lãnh thổ tỉnh. Định hướng phát triển công nghiệp gồm có khu công nghiệp và các cụm công nghiệp với tổng số 25 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.400 ha.
Hệ thống đô thị được định hướng gồm Thành phố Hải Dương đạt đô thị loại I trước
năm 2020 là hạt nhân; TX Chí Linh là đô thị trung tâm phía bắc; chuỗi thị trấn Kinh Môn, Minh Tân, Phú Thứ phát triển thành Thị xã Kinh Môn vào năm 2015; thị trấn Sặt (Bình Giang) mở rộng và nâng cấp lên đô thị loại IV và thành Thị xã vào năm 2020; các thị trấn Phú Thái (Kim Thành), Ninh Giang và Thanh Miện nâng cấp thành đô thị loại IV khoảng năm 2025... Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh sẽ nâng cấp và quy hoạch mới các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy và các cảng cạn, bến bãi… Bản quy hoạch cũng thể hiện quan điểm lựa chọn các dự án ưu tiên đầu tư tới năm 2015 - 2020 gồm các công trình xã hội, công trình hạ tầng kỹ thuật…
Trong 3 năm (2006 - 2008), trong bối cảnh nền kinh tế thế giới bị suy thoái, đặc biệt là kinh tế nước Mỹ. Giá cả thị trường trong và ngoài nước biến động mạnh, lạm phát gia tăng, thị trường chứng khoán không ổn định đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, nhất là người lao động có thu nhập thấp. Diễn biến thời tiết phức tạp, dịch bệnh liên tiếp xảy ra làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
Nước ta bắt đầu tham gia vào WTO; Đây là thị trường rộng lớn, tạo cơ hội cho việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài cho phát triển, nhất là nguồn vốn, khoa học công nghệ, trình độ quản lý, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy chúng ta cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức về mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt theo lộ trình cam kết gia nhập WTO của Chính phủ, nhất là đối với các lĩnh vực: trợ cấp nông nghiệp, lĩnh vực dịch vụ (tài chính, ngân hàng, mạng lưới phân phối bán lẻ)...Hệ thống luật pháp, nhất là các luật pháp về kinh doanh của ta có nhiều điểm chưa tương thích với WTO. Năng lực hoạch định chính sách về hội nhập quốc tế của các cơ quan chuyên môn còn hạn chế... Những thời cơ và thách thức luôn đan xen, tác động đến phát triển kinh tế xã hội của nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng.
Trong bối cảnh trên, các yếu tố khó khăn, bất thuận tác động lớn đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh; song với quyết tâm cao trong lãnh đạo của Đảng; Chính quyền các cấp và sự cố gắng của nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế của Hải Dương 3 năm qua phát triển khá. Lĩnh vực văn hoá xã hội tiếp tục phát triển và có bước tiến bộ trên nhiều mặt. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như năng lực sản xuất được tăng cường, an ninh chính trị, quân sự địa phương tăng cường củng cố. Kết quả một
số mục tiêu chính như sau:
Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu:
Kinh tế tăng trưởng ở mức cao, cơ cấu chuyển dịch tích cực, tổng sản phẩm trong tỉnh luôn tăng cao hơn cả nước. Trong 3 năm từ 2006-2008 tổng sản phẩm tăng từ 8.440 tỷ đồng lên 11.532,6 tỷ đồng, tăng bình quân 10,95%/năm (Mục tiêu tăng 11,5%/năm). Tăng trưởng GDP ngành nông lân thuỷ sản tăng bình quân 2,850%/năm (MT 4,0%), công nghiệp + xây dựng tăng bình quân 13%/năm (MT 13,5%), các ngành dịch vụ tăng 11,5%/năm (MT 11,5%). Qui mô nền kinh tế năm 2008 gấp 1,37 lần năm 2005. GDP/người (giá HH) năm 2005 đạt 8 triệu động, năm 2006 là 9,0 triệu động, năm 2007 là 10,5 triệu đồng, năm 2008 là 13,5 triệu đồng (tương đương 530; 563; 653 và 794 USD). Trong 6 tháng đầu năm 2009, do tác động của khủng hoảng tài chính, nền kinh tế thế giới bị giảm sút đã tác động, ảnh hưởng lớn đến kinh tế của Hải Dương dự báo kinh tế 6 tháng đầu năm tăng 2,7% so với 6 tháng đầu năm 2008 trong đó NLTS giảm 3,2%, công nghiệp xây dựng tăng 3,6%, dịch vụ tăng 4,6%. Cả năm không đạt kế hoạch đề ra (KH tăng 10,5%).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu Nông nghiệp, thuỷ sản – Công nghiệp + xây dựng - dịch vụ năm 2005 là 27,1% - 43,6%- 29,3%, năm 2008 đạt 25,8% - 43,7% - 30,5%. Như vậy 3 năm tỷ trọng nông-lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 1,3%; các ngành dịch vụ tăng 1,2% và ngành công nghiệp + xây dựng tăng 0,1%. Các thành phần kinh tế chuyển dịch nhanh. Trong 3 năm KTNN tăng bình quân 5,57%/năm, KT ngoài NN tăng 9,03%/năm, kinh tế có vốn ĐTNN tăng 42,07%/năm. Cơ cấu kinh tế nhà nước - kinh tế ngoài nhà nước - kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài từ: 30,7% - 57,2% - 12,1% năm 2005, năm 2007 là 28,0%-54,4%-17,6%.
Sản xuất kinh doanh
Sản xuất nông lâm thuỷ sản: Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2008 tăng 3,0%/năm, (mục tiêu tăng 4,5%/năm), trong đo GTSX trồng trọt tăng 2,6%/năm (mục tiêu tăng 2,5%/năm), chăn nuôi tăng 0,6%/năm (mục tiêu tăng 6,5- 7,0%/năm), thuỷ sản tăng 12,8%/năm (mục tiêu tăng 12%/năm). Giá trị SX nông
nghiệp đạt 48,57 triệu đồng/ha (mục tiêu 50 triệu đồng/ha). Diện tích chuyên lúa 2 vụ còn 63.200 ha, tổng sản lượng lương thực 779.256 tấn (mục tiêu 867.000 tấn).
Diện tích cây vụ đông 24.320 ha (mục tiêu 32- 35 ngàn ha). Tỷ lệ diện tích cây thực phẩm 17,7% ( mục tiêu 22-25%).
Nhìn chung các mục tiêu SX NLTS đạt thấp, sản xuất không ổn định, chưa hình thành được nền SX hàng hoá tập trung. Việc tích tụ ruộng đất còn khó khăn, diện tích đất canh tác giảm nhiều cho yêu cầu của các ngành phi nông nghiệp. Việc triển khai dự án vùng nuôi trồng thuỷ sản và chăn nuôi tập trung còn chậm. Chưa có nhiều mô hình liên kết 4 nhà; chất lượng, giá cả thóc giống, phân bón, thuốc thực vật còn hạn chế. Tỷ lệ vốn đầu tư cho nông nghiệp đã tăng khá, song nhu cầu rất lớn nhất là hệ thống thuỷ lợi, đê điều. Việc huy động vốn cho xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn. Trong 6 tháng GTSX NLTS giảm 8% so với cùng kỳ năm trước, trong đó NL nghiệp giảm 9,6%, thuỷ sản tăng 12,4%.
Sản xuất công nghiệp: Công nghiệp phát triển với tốc độ khá, giá trị sản xuất giai đoạn 2006 - 2008 tăng 15,75%/năm (mục tiêu tăng 17 - 17,4%/năm), trong đó công nghiệp nhà nước tăng 3,7%/năm (MT tăng 12,1%), công nghiệp ngoài nhà nước tăng 21,9%/năm (MT tăng 20,0%), công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 29,1%/năm (MT tăng 30,0%/năm).
Như vậy công nghiệp ngoài nhà nước đạt vượt mục tiêu đề ra, công nghiệp nhà nước, công nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt thấp so với mục tiêu. Đặc biệt công nghiệp nhà nước tăng thấp do một số DN chuyển đổi hình thức sở hữu quản lý, mặt khác các nhà máy có giá trị sản lượng lớn đã khai thác hết công suất như nhiệt điện phả lại, nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
Nhìn chung 3 năm qua công nghiệp tỉnh ta phát triển không nhanh bằng giai đoạn trước, một số dự án tạo giá trị lớn, có trình độ công nghệ nhưng chưa hoàn thành để sản xuất (nhà máy xi măng Hoành thạch III, nhà máy xi măng Phúc Sơn II, sản phẩm của khu công nghiệp Tầu thuỷ, khu công nghiệp Kenmax, thép Hoà Phát..), sản phẩm ô tô Ford được xác định là ''động lực'' để phát triển công nghiệp trong giai đoạn này nhưng tiêu thụ rất khó khăn. Số dự án mới có qui mô giá trị sản xuất lớn,
trình độ công nghệ cao tạo động lực ''bứt phá' cho công nghiệp tỉnh nhà còn ít. Cần ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có hàm lượng khoa học công nghệ cao như: sản xuất và lắp ráp điện tử, điện lạnh; cơ khí chính xác, công nghệ phần mềm; đồ dùng cao cấp..
Hoạt động các ngành dịch vụ: Ba năm qua hoạt động dịch vụ phát triển mạnh, giá trị SX tăng 13,7%/năm (mục tiêu 13%/năm); kim ngạch XNK tăng cao 72,8%/năm (Mục tiêu 25%/năm); tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 19,8%/năm; doanh thu hoạt động du lịch tăng 23,6%/năm; giá trị doanh thu vận tải tăng 20%/năm; giá trị doanh thu bưu chính tăng 70,5%/năm; bình quân có 54,3 máy/100 dân. Hoạt động ngân hàng bảo hiểm phát triển, đáp ứng nhu cầu vốn vay của SXKD, tổng vốn huy động tại chỗ tăng 52,85%/năm, tổng dư nợ tăng 64,6%/năm, cho vay trung dài hạn tăng 60,5%/năm.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu, doanh thu bưu chính viễn thông tăng cao; ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có nhiều loại hình ngân hàng ra đời huy động nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Hoạt động dịch vụ vận tải taxi phát triển, hình thành nhiều tuyến xe buýt tạo điều kiện cho giao lưu vận chuyển thuận lợi.
Thu, chi ngân sách đạt kết quả khá
Tổng thu ngân sách nhà nước ngày một tăng, từ 2.407 tỷ đồng năm 2005 lên 3.360 tỷ đồng tăng bình quân 11,3%/năm, trong đo thu nội địa 2.850 tỷ đồng tăng bình quân 20,7%/năm; thu XNK 510 tỷ đồng giảm - 16,7%/năm, do chính sách thuế XNK thay đổi và nhiều DN không làm thủ tục XNK tại địa phương làm ảnh hưởng đến nguồn thu chung của tỉnh. Tổng chi ngân sách từ 2.468 tỷ đồng năm 2005 lên 4.061 tỷ đồng năm 2008 tăng bình quân 15,15%/năm, trong đó chi đầu tư phát triển tăng bình quân 14,0%/năm, chi thường xuyên tăng 18,35%/năm.
Vốn đầu tư và công trình xây dựng.
Vốn đầu tư xã hội từ các thành phần kinh tế ngày một tăng. Trong 3 năm tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 35.545,3 tỷ đồng đạt 87,8% mục tiêu đề ra. Trong đó vốn ngân sách đầu tư trực tiếp đạt 64,1% mục tiêu, chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư (MT:
21%); vốn vay tín dụng đầu tư đạt 42,86% mục tiêu, chiếm 18,1% (MT: 37%); Vốn
dân và doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt 160,0% mục tiêu, chiếm 36,4% tổng vốn đầu tư (MT: 20%); Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 119,77% mục tiêu, chiếm 30,2% tổng vốn đầu tư (MT: 22,1%).
Tuy nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tăng khá, song do tình trạng lạm phát, giá cả xăng dầu, vật tư xây dựng, công lao động tăng mạnh nên nguồn vốn đầu tư thực tế tăng không nhiều. Mặt khác cơ cấu đầu tư cho các ngành chưa hợp lý, phần lớn vốn dân doanh nghiệp, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung cho sản xuất công nghiệp, còn các hoạt động dịch vụ thương mại, y tế, giáo dục, thể thao, du lịch… ít quan tâm đầu tư.
Tổng vốn đầu tư XDCB tập trung do địa phương quản lý 3 năm đạt, tăng bình quân 23,2%/năm. Việc bố trí vốn đã tập trung, giảm đầu tư dàn trải, chủ yếu cho thanh toán khối lượng hoàn thành, các dự án chuyển tiếp, chỉ bố trí vốn cho các dự án mới thực sự cần thiết và cấp bách. Công tác quản lý đầu tư, kiểm tra, thanh tra được chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, chống lãng phí thất thoát trong đầu tư xây dựng.
Xây dựng đô thị: Triển khai quy hoạch mở rộng địa giới, xây dựng nâng cấp thành phố Hải Dương lên đô thị loại II, xúc tiến quy hoạch thị xã Chí Linh, quy hoạch mở rộng cho 7 thị trấn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, các khu dân cư, thương mại - dịch vụ các huyện. Đã đầu tư xây dựng 22 khu dân cư đô thị mới với hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ khá hiện đại tại thành phố, thị trấn với diện tích 816,5 ha đất đã tạo cho Hải Dương có diện mạo, vị thế mới. Tuy vậy một số khu đô thị tỷ lệ lấp đầy còn thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao (Khu đô thí phía Tây thành phố HD, khu dân cư đô thị các huyện...). Việc xây dựng khu chung cư, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp triển khai chậm, công tác xây dựng nông thôn mới có nhiều khó khó khăn.
Hệ thống giao thông: Hoàn thành đưa vào sử dụng cầu Hiệp Thượng và đường 188, đường 391, phần lớn đường 392. Cải tạo nâng cấp 2.482 km đường giao thông nông thôn với số vốn đầu tư 320,185 tỷ đồng, so với mục tiêu đạt 183% về khối lượng và 127% về kinh phí. Hoàn tất thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền cho cải tạo, nâng cấp
đoạn đường Ngô Quyền, đường 337, Cầu Chanh. Tập trung triển khai giải phóng mặt bằng thi công Cầu Bìa, đường 399, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng... Tuy vậy một sô công trình triển khai chậm, nguồn vốn cho giao thông nông thôn còn rất hạn chế.
Hệ thống lưới điện được tăng cường củng cố, triển khai xây dựng trạm 220 KVA Đức Chính, trạm 110 Nhị Chiểu, Đại An, nâng công suất 4 trạm 110 KVA (Chí Linh, Nghĩa An, Lai Vu, Phả Lại); xây dựng các trạm biến áp 35/04, xây dựng và cải tạo một số km đường dây 110,35 KV. Thực hiện mạng lưới điện sinh hoạt ngầm ở thành phố, đang cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn theo dự án năng lượng nông thôn II bằng vốn vay WB cho 60 xã, Việc cung cấp điện khá ổn định, ít sự cố, giảm tổn thất điện năng còn 5%.
Hệ thống hạ tầng Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin được quan tâm phát triển. Phát triển thêm 14 điểm phục vụ bưu điện, 35 điểm chuyển mạch, đường cáp quang được xây dựng tới 100% bưu cục cấp 3 và một số xã, xây dựng đường trục truyền dữ liệu tới 2 nút thông tin Văn phòng Tỉnh uỷ và Văn phòng UBND tỉnh.
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 311 điểm phục vụ bưu điện, 295 trạm thu phát sóng di động, 76 trạm chuyển mạch, 73 trạm DSLAM; đảm bảo 100% số thôn có máy điện thoại cố định, 100% số xã có sóng di động.
Khu cụm công nghiệp: Đến nay tỉnh ta có 17 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch khu công nghiệp cả nước với tổng diện tích 3.591 ha. Tỉnh đã triến khai quy hoạch xây dựng hạ tầng cho 10 khu (Phú Thái, Lai vu, Nam sách, Cộng hòa, Việt Hoà, Đại An, Phúc Điền, Tân Trường, Lai Cách, Cẩm Điền) với diện tích 1958,68 ha, Diện tích đất công nghiệp cho thuê 1.295,07 ha. Đã thu hút 118 dự án vào đầu tư sản xuất kinh doanh; tổng vốn đầu tư 1.673 triệu USD diện tích các DN thuê SX đến nay là 340,89 ha. Như vậy tỷ lệ lấp đầy chung là 26,32%; cụ thể (khu Đại An đạt 21,89%; khu Nam Sách đạt 100%, khu Phúc Điền 100%; khu Việt Hoà 34,26%;
Khu Tân Trường 54,25%; khu Tầu Thuỷ đạt 26,6% (báo cáo của KCN Tàu Thuỷ đạt 89%); khu Phú Thái đạt 57,87%, khu Lai Cách 6,17%. Còn các khu Cộng Hoà, khu Cẩm Điền đang xây dựng hạ tầng). Đã có 75 dự án đi vào sản xuất chiếm
63,56% số dự án, số vốn thực hiện đạt 784,1 trệu USD chiếm 42,52% số vốn đăng ký, đã thu hút 3,2 vạn lao động.
Nhìn chung tỷ lệ lấp đầy chưa cao; hệ thống xử lý nước thải, rác thải chưa đồng bộ và hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, các cơ sở phục vụ cho lao động khu công nghiệp còn hạn chế (về nhà ở, về văn hoá..) nên hiệu quả xã hội chưa cao. Cần thực hiện nghiêm Nghị định số 29/2008 của Thủ tướng chính phủ để tránh lãng phí đất, bảo vệ tốt môi trường. Đã triển khai xây dụng 39 cụm công nghiệp (mục tiêu 42 cụm) đến nay đã được UBND phê duyệt 32 cụm công nghiệp với diện tích DT 1470 ha.
Lĩnh vực giáo dục, y tế - xã hội.
Giáo dục - đào tạo: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển toàn diện. Qui mô các cấp học phát triển theo hướng đa dạng hoá và xã hội hoá. Tỷ lệ huy động các cháu vào nhà trẻ đạt 38,6% (MT 45%), đến lớp mẫu giáo 92% (MT 90%), tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,99% (MT 100%); tỷ lệ học sinh vào các trường ĐH, CĐ đạt 51,77% (MT 25%). Chất lượng học sinh đại trà và học sinh giỏi được giữ vững và không ngừng tiến bộ. Cơ sở vật chất và lực lượng giáo viên không ngừng được củng cố và nâng cao; có 79% phòng học kiên cố cao tầng (MT 90%), trong đó mầm non 60%, tiểu học 85%, THCS 90% và THPH 92%. Tập trung thực hiện 91 dự án đầu tư xây dựng phòng học kiên cố với tổng mức đầu tư là: 366,486 tỷ đồng (Trong đó vốn TPCP là 146,594 tỷ). Toàn tỉnh có 249 được công nhận đạt chuẩn quốc gia, tăng 131 trường so với năm 2005.
Công tác đào tạo nguồn nhân lực có chuyển biến tích cực: hệ thống đào tạo được tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị đi đôi với tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên để nâng cấp các cơ sở đào tạo lên cao đẳng, đại học; đổi mới chương trình đào tạo, tăng cường liên kết giữa các trường đào tạo và giữa đào tạo với cơ sở sản xuất. Tuy vậy chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu, việc liên kết giữa đào tạo với cơ sở sản xuất còn hạn chế, hiệu quả thấp. Chưa có chiến lược đào tạo lâu dài, chậm triển khai xây dựng trường đại học theo Quy hoạch,
Y tế - Dân số KHH gia đình: Duy trì công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân,