Năng lực quản lý của các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư vấn xây dựng của trung tâm tư vấn kiến trúc và đầu tư xây dựng viện kiến trúc quốc gia (Trang 49 - 55)

2.4 Thực trạng năng lực tư vấn của các tổ chức Tư vấn xây dựng Việt Nam

2.4.3 Năng lực quản lý của các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam

* Xây dựng chiến lược kinh doanh và kế hoạch kinh doanh

42

Các tổ chức tư vấn xây dựng đều đã xây dựng chiến lược kinh doanh từng giai đoạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm dựa trên cơ sở chủ trương chiến lược phát triển kinh tế của Nhà nước. Theo các kết quả điều tra: 67% doanh nghiệp tư vấn hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước xây dựng chiến lược kinh doanh dựa trên các chủ trương định hướng phát triển của Nhà nước, Bộ Ngành hoặc Tổng Công ty; 9% doanh nghiệp tư vấndựa trên nghiên cứu thị trường để phân chia các giai đoạn…

Tuy nhiên, việc tổng kết, nghiên cứu xây dựng các cơ sở dữ liệu về xu thế biến động, tiềm năng của thị trường, nguồn kinh phí, sự cạnh tranh của các đối tác hoặc nhận xét của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp,… còn rất hạn chế, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm, kế hoạch lập ra còn chưa sát với nhu cầu thực tế, bị động nên tính khả thi của chiến lược chưa cao, thường chỉ xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn trong vòng 5 đến 10 năm là tối đa.

* Thực hiện điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh

Các nhà quản lý của các tổ chức tư vấn đã có biện pháp để ràng buộc trách nhiệm về tiến độ và chất lượng đối với nhóm công tác hay các cá nhân thực hiện công việc. Đó cũng là cơ sở để theo dõi đánh giá nhân viên, điều động luân chuyển, trả lương và lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Nhưng có tới hơn 70% tổ chức tư vấn được hỏi cho rằng công việc này vẫn còn mang tính hình thức, cập nhật thông tin chưa kịp thời, sự phân công theo dõi còn chồng chéo giữa bộ phận kế hoạch và nhân sự nhất là đối với những tổ chức tư vấn lớn có cơ cấu hỗn hợp trực tuyến. Việc hỗ trợ nhân lực và chuyên môn giữa các nhóm công tác hay giữa các đơn vị thành viên hoặc cấp cao hơn chưa được phát huy nên trong một thời điểm đã xảy ra tình trạng vừa thiếu vừa thừa lao động.

Đối với các chuyên gia cộng tác viên của những chuyên ngành đặc biệt ngoài đơn vị, mặc dù đã có hợp đồng ràng buộc, song vẫn thiếu sự quản lý, phối hợp chuyển giao, cung cấp thông tin liên lạc để kịp thời xử lý.

2.4.3.2 Năng lực tổ chức quản lý đơn vị

* Xây dựng hệ thống văn bản quản lý nội bộ

43

Bao gồm các văn bản: Điều lệ, Các Quy chế, Quy định về hoạt động, kinh tế, tuyển dụng, thoả ước tập thể… Đánh giá mức độ của hệ thống văn bản trong các tổ chức như sau:

Sự phân cấp quản lý trong tổ chức giữa lãnh đạo Công ty và lãnh đạo đơn vị thành viên; giữa lãnh đạo đơn vị và Chủ nhiệm đồ án, Chủ nhiệm bộ môn của mỗi loại hình tổ chức rất khác nhau.

Hoạt động chung của doanh nghiệp là do Ban Giám đốc điều hành với sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng và giám đốc các đơn vị thành viên.

Hệ thống các văn bản nội bộ càng hoàn thiện, chứng tỏ hoạt động của đơn vị càng nhịp nhàng đi vào nề nếp

* Quản lý chất lượng

Các tổ chức tư vấn đã xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng của mình với các mức độ khác nhau. Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng dự án của các tổ chức tư vấn xây dựng như sau:

Có một bộ phận riêng biệt (như Phòng Quản lý kỹ thuật) để kiểm tra quản lý đánh giá chất lượng; được 86% tổ chức triển khai áp dụng (chủ yếu ở các tổ chức tư vấn vừa và nhỏ).

Phân cấp uỷ quyền quản lý chất lượng cho cán bộ quản lý chất lượng cấp dưới hay các Chủ nhiệm bộ môn kết hợp với cá nhân lãnh đạo được phân công cùng chịu trách nhiệm, chiếm 11% (chủ yếu ở những tư vấn lớn)

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vẫn còn mang tính đối phó, chưa thường xuyên.

* Quản lý nguồn nhân lực

Các tổ chức tư vấn Nhà nước đã tiến hành đánh giá phân loại nhân viên hàng năm để định hướng công tác cán bộ.

44

Yếu tố đạo đức nghề nghiệp chỉ được 9% tổ chức hay doanh nghiệp đưa vào xem xét, tương tự khả năng độc lập tìm tòi, vươn lên tự làm chủ công việc của nhân viên còn bị xem nhẹ. Trong khi đó, đối với nhân viên của tư vấn quốc tế, những yếu tố này được đánh giá rất cao.

Xem xét tỷ lệ cơ cấu hợp lý giữa các bộ môn chuyên môn trong một tổ chức hay doanh nghiệp tư vấn cũng là một trong những yếu tố trong khâu quản lý. Trong các tổ chức tư vấn xây dựng ở Việt Nam đang có sử mất cân đối về tỷ trọng giữa các bộ môn.

Về trả công lao động, các tổchức doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm, mục tiêu khác nhau khi lựa chọn hình thức trả lương. Các tổ chức tư vấn xây dựng quốc doanh trả lương theo sản phẩm chiếm 83% còn trả lương theo lượng thời gian chiếm 17%

* Quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở vật chất

Công nghệ thông tin đã đem lại nhiều hiệu quả to lớn trong công tác nghiên cứu, tư vấn, thiết kế. Với sự trợ giúp của máy tính, tốc độ thực hiện dự án được tăng lên, tính toán được chuẩn hơn, mức độ tự động hóa cao hơn và trình bày thể hiện cũng đẹp hơn.

Khả năng tích luỹ của các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam còn thấp, nên việc lập kế hoạch đầu tư cho xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật còn rất bị động, hạn chế. Theo số liệu thống kê cho thấy các tư vấn địa phương bình quân 2 người/1máy tính để bàn. Các phần mềm đa phần không có bản quyền. Số lượng các tổ chức tư vấn có mạng nội bộ và xây dựng được website chiếm tỷ lệ khoảng 30% số tư vấn được khảo sát . Các phòng thí nghiệm có chứng nhận đủ tiêu chuẩn còn rất khiêm tốn, chủ yếu ở các tư vấn lớn trực thuộc các Bộ - Ngành, thiết bị lạc hậu không đồng bộ. Đa số các tổ chức tư vấn hiện nay không có kinh phí để đặt mua các tạp chí, tài liệu thông tin khoa học của nước ngoài….

Theo số liệu thu thập, diện tích làm việc trung bình của nhân viên là dưới 3m2/người đối với tư vấn trung ương là dưới 4m2/người đối với tư vấn địa phương, trừ các tổ chức tư vấn liên doanh có mức độ cao hơn.

Hầu hết các tổ chức tư vấn xây dựng Việt Nam chưa lập được kế hoạch dài hạn cho việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật. Cán bộ quản lý còn thiếu thông

45

tin, thiếu hiểu biết về tính năng kỹ thuật của các thiết bị cần mua sắm… dẫn đến đầu tư chưa hiệu quả. Lãnh đạo quản lý doanh nghiệp chưa xác định lựa chọn danh mục trước mắt cần tập trung ưu tiên, chưa tận dụng mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất thiết bị.

46

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu ở chương 2 đã đưa ra cơ sở lý luận của việc đánh giá năng lực tư vấn xây dựng. Năng lực tư vấn xây dựng của một đơn vị là tập hợp các tiêu chí phản ánh khả năng, quy mô, phạm vi hoạt động của đơn vị đó trong lĩnh vực tư vấn xây dựng.

Năng lực tư vấn thể hiện ở trình độ nghề nghiệp, kinh nghiệm và những kỹ năng, hiểu biết khác cần thiết đối với một tổ chức tư vấn xây dựng. Đặc biệt thấy rõ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực tư vấn của một tổ chức tư vấn xây dựng, từ đó giúp đề ra được phương hướng, kế hoạch cho việc nâng cao năng lực đối với các tổ chức tư vấn xây dựng đó. Bên cạnh đó, những nghiên cứu ở chương 2 cũng chỉ rõ được thực trạng năng lực tư vấn của các tổ chức tư vấn ở Việt Nam hiện nay nói chung.

Từ lý luận chung về tư vấn và năng lực tư vấn xây dựng các doanh nghiệp tư vấn có thể đưa về một doanh nghiệp cụ thể áp dụng các lý luận nêu trên. Đây là một trong những tiền đề quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực tư vấn xây dựng của một doanh nghiệp tư vấn.

47

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư vấn xây dựng của trung tâm tư vấn kiến trúc và đầu tư xây dựng viện kiến trúc quốc gia (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)