CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH THỦY LỢI
1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch thủy lợi
Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch thủy lợi.là các yêu cầu mục tiêu cần đạt được để quản lý đối với công tác quy hoạch thủy lợi.hiệu quả, bền vững. Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch thủy lợi gồm:
Hình 1.2. Chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với công tác quy hoạch thủy lợi
1. Tiêu chí đánh giá về tổ chức, phân cấp và có mô hình tưới hợp lý, bền vững
Các tổ chức, cá nhân được trao quyền quản lý khai thác công trình thủy lợi và tính tự chủ (là chủ đích thực của các công trình thuỷ lợi, có tài khoản, con dấu riêng, trụ sở…).
Đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện theo Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
Thực hiện quy hoạch thủy lợi hiệu quả phân phối nước: Chỉ tiêu này đánh giá năng lực quản lý khai thác trong việc lập và thực hiện quy hoạch thủy lợi, điều hoà phân phối
15
nước trong hệ thống, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác. Chỉ tiêu này cũng phản ánh gián tiếp mức độ chấp hành kế hoạch phân phối nước của các tổ chức quản lý, khai thác CTTL (Xây dựng kế hoạch phân phối nước; Thực hiện phân phối nước theo kế hoạch).
2. Chỉ tiêu đánh giá về chính sách và quy định trong quy hoạch thủy lợi
Hoàn thiện các cơ chế chính sách trong quy hoạch thủy lợi hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường; minh bạch hóa các quan hệ hệ kinh tế, khắc phục tình trạng công - tư chồng chéo và quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu. Phân phối thu nhập phải dựa vào kết quả đầu ra, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm. Như vậy mới tạo được động lực cho phát triển, phát huy tính năng động sáng tạo của người lao động, phát huy vai trò chủ thể của người hưởng lợi, đẩy mạnh xã hội hoạt động thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đề xuất chính sách để thúc đẩy quy hoạch xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới.
3. Chỉ tiêu đánh giá quy hoạch hệ thống CTTL hoàn chỉnh, đồng bộ và luôn được nâng cấp
- Đảm bảo thực hiện kế hoạch sửa chữa nâng cấp công trình thuỷ lợi; Thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá hiện trạng hư hỏng các công trình thủy lợi trước, trong và sau mùa mưa lũ; Kiểm tra việc quản lý, vận hành và bảo trì CTTL.
- Thực hiện duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp CTTL thường xuyên, đảm bảo công trình hoạt động an toàn, phát huy năng lực công trình phục vụ sản xuất.
- Hoàn thiện hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, ưu tiên đối với việc nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng gắn với xây dựng nông thôn mới để áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến và công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực đang có thị trường, tưới cho các dự án nông nghiệp công nghệ cao, cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ....
4. Đội ngũ nhân lực quản lý quy hoạch thủy lợi có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu
- Đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ quy hoạch thủy lợi từ Trung ương đến địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu kỹ thuật của các
16
công trình thủy lợi được giao quản lý, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn (từ Trung ương đến địa phương) và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi được giao.
Được quy định tại điều 7, điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi, quy định chi tiết đối với tổ chức cá nhân tham gia quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
5. Chỉ tiêu luôn giải quyết tốt mọi xung đột về lợi ích tưới trên hệ thống
Đối với việc cung cấp nước tưới, các tiêu chí đánh giá chất lượng cung cấp nước, không xảy ra tranh chấp về nước bao gồm mức độ công bằng, độ tin cậy và sự linh hoạt.
- Mức độ công bằng là tiêu chí cho thấy các khu tưới hay các hộ dùng nước khác nhau trong cùng hệ thống có nhận được lượng nước theo đúng yêu cầu hay không.
- Độ tin cậy là tiêu chí đánh giá mức độ đảm bảo cấp nước đầy đủ đầy đủ, đúng thời điểm và thời gian theo yêu cầu của người dùng nước.
- Tính linh hoạt của một hệ thống thể hiện qua 3 yếu tố: 1) số lần tưới trong lịch tưới có thể điều chỉnh linh hoạt; 2) Hệ thống có thể cung cấp lưu lượng một cách linh hoạt theo yêu cầu tưới cho các khu tưới; và 3) Thời lượng: là linh hoạt trong các thời đoạn cấp nước. Sự linh hoạt sẽ tránh cho cây trồng bị thiếu nước hoặc thừa nước gây lãng phí và gây xói mòn đất, đồng thời tránh gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
6. Chỉ tiêu đánh giá quản lý kinh tế + Khả năng đảm bảo tài chính:
Khả năng đảm bảo tài chính =
Kinh phí thực tế cho O&M
Kinh phí yêu cầu cho O&M (1.1) + Về thu thủy lợi phí nội đồng:
Tỷ lệ thu TLP nội đồng = TLP nội đồng thực thu
TLP nội đồng yêu cầu (1.2)
17 + Về chi phí quản lý vận hành (O&M)
Tỷ lệ chi phí O&M = Kinh phí thực tế O&M
Tổng doanh thu thực tế của tổ chức (1.3) 7. Chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu ra
+ Đánh giá hiệu quả sử dụng công trình:
Hiệu quả sử dụng CT = Số CT hoạt động bình thường
Tổng số các công trình (1.4) + Nâng cao năng suất nông nghiệp vùng được tưới (nhờ công trình thuỷ lợi):
Hệ số quay vòng ruộng đất = Diện tích gieo trồng trong năm (ha)
Diện tích canh tác (ha) (1.5) + Phát huy hiệu quả công trình:
Duy trì diện tích tưới = Diện tích tưới thực tế (ha) Diện tích tưới thiết kế (ha)
(1.6)