CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
3.2. Cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý quy hoạch thủy lợi của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025
3.2.2 Nhóm Giải pháp chính nhằm nâng cao công tác quản lý quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
1. Giải pháp huy động nguồn vốn
- Mục tiêu ưu tiên đầu tư:Đầu tư thủy lợi theo hướng đa chức năng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, cung cấp nước cho dân sinh và sản xuất công nghiệp; ưu tiên đầu tư phát triển thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, tập trung vốn đầu tư hoàn chỉnh công trình thủy lợi từ đầu mối đến hệ thống kênh phát huy nhanh hiệu quả của công trình; đầu tư hoàn chỉnh hệ thống đê điều, an toàn các hồ chứa; ưu tiên vốn hơn cho cải tạo nâng cấp, bảo trì công trình sau đầu tư; xây dựng hồ chứa nước ở khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán; hỗ trợ áp dụng các phương pháp tiết kiệm nước; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.
- Vốn, cơ cấu đầu tư:
+ Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý đầu tư và huy động các nguồn lực cho các dự án thủy lợi nhỏ cho các địa phương. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý các dự án quy mô vừa và lớn và các dự án có yêu cầu kỹ thuật phức tạp.
+ Có cơ chế thích hợp để huy động nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức quốc tế, tư nhân trong nước và ngoài nước cho công tác thủy lợi, phòng chống thiên tai
68
+ Ưu tiên vốn ngân sách Nhà nước, ODA cho các dự án đầu tư bảo đảm an toàn hồ chứa, hệ thống trạm bơm tiêu thoát nước ở các vùng thường xuyên xảy ra ngập úng và lĩnh vực cung cấp nước sạch nông thôn
+ Có chính sách tín dụng ưu đãi cho kiên cố hóa kênh mương và cho vay ưu đãi để các doanh nghiệp, tổ chức HTDN và hộ dân ứng dụng hệ thống tưới tiên tiến và tiết kiệm nước, cung cấp nước cho nuôi trồng thủy sản tập trung.
Vốn đầu tư thực hiện các giải pháp công trình thủy lợi của tỉnh Thái Nguyên theo quy hoạch dự tính rất lớn … tỷ đồng. Giải quyết huy động vốn là vấn đề quan trọng hàng đầu đảm bảo cho việc thực hiện quy hoạch. Vì vậy cần phải có giải pháp khả thi, chính sách ổn định huy động mọi nguồn vốn có thể và có cơ cấu huy động vốn phù hợp với khả năng thực tế. Trong đó cần xét tới các nguồn vốn có thể huy động như:
a. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
- Vốn XDCB tập trung hàng năm: Ưu tiên bố trí thanh toán cho các công trình, dự án hoàn thành, các khoản vốn vay đến hạn thanh toán, bố trí vốn đối ứng cho các dự án cam kết; bố trí các công trình chuyển tiếp có khả năng hoàn thành và các dự án khởi công xây mới, tạo khả năng thu hút vốn. Đối với các công trình do cấp huyện, xã làm chủ đầu tư, quản lý và sử dụng giao cho cấp huyện bố trí từ ngân sách huyện, xã.
- Vốn hỗ trợ có mục tiêu và các chương trình mục tiêu: Bố trí thực hiện theo hướng tập trung cho các công trình dự án trọng điểm, đảm bảo đúng mục tiêu, nhiệm vụ của từng chương trình, dự án. Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Viện trợ phát triển chính thức (ODA): Tập trung cho các dự án liên vùng. Rà soát các dự án đang triển khai để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa công trình vào sử
dụng. Tập trung thu hút các dự án có tỷ lệ vốn đối ứng từ ngân sách địa phương thấp (không quá 25-30%). Chú trọng tranh thủ các dự án mới cho giai đoạn trước mắt.
- Đối với nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác từ ngân sách Nhà nước: Tiếp tục vay đầu tư các công trình nhỏ hiệu quả xã hội cao. Nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay các dự án đầu tư cho thuỷ lợi theo phương thức BOT, BT, EPC, EC khi xác định dự án đầu tư có hiệu quả.
69
- Đối với nguồn đầu tư của các Bộ, ngành: Chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư, nhất là phối hợp đền bù, giải phóng mặt bằng, trong đó công tác quy hoạch, tái định cư, vốn đối ứng cần đẩy nhanh một bước, nhằm đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, mang tính chiến lược.
b. Đối với nguồn vốn dân cư, tư nhân (trong và ngoài tỉnh): Tập trung huy động, khuyến khích đầu tư vào các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ. Huy động các nguồn lực từ dân nhằm xã hội hoá công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.
c. Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Hướng trọng tâm là thu hút đầu tư thành các cụm công trình hoặc công trình liên vùng theo hướng đa mục tiêu.
Giải pháp cụ thể:
* Đối với hệ thống công trình lớn:
- Các công trình hồ, đập lớn phục vụ đa mục tiêu trình Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
- Công trình cải tạo nâng cấp liên vùng: Tranh thủ các nguồn vốn ODA.
- Các công trình đê điều, kè, cống: Sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách do các Bộ, ngành ở Trung ương quản lý.
* Đối với công trình loại vừa và nhỏ:
- Công trình vừa và nhỏ dùng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, huyện và đặc biệt tranh thủ các nguồn vốn ODA, vốn vay của các tổ chức quốc tế, vốn các chương trình mục tiêu...
Ngoài các nguồn vốn nói trên các công trình vừa và nhỏ cần huy động từ các nguồn lực và các thành phần kinh tế khác trong xã hội như vốn đầu tư của các hợp tác xã dùng nước, của tư nhân, của các doanh nghiệp và của các nhà đầu tư ngước ngoài. Sau khi đầu tư xây dựng xong có thể cho phép các thành phần kinh tế này tự quản lý khai thác để thu hồi vốn nhằm xã hội hoá công tác thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.
2. Giải pháp về cơ chế chính sách
Tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đã được tỉnh ban hành để hỗ trợ phát triển hệ thống công trình thuỷ lợi.
70
- Chính sách đầu tư: Cho xây dựng, nâng cấp công trình, huy động các nguồn vốn trong, ngoài nước và sự đóng góp của dân trong vùng nhất là trong khôi phục nâng cấp, kiên cố hoá kênh mương.
- Chính sách ưu tiên cộng đồng: Gắn công tác thủy lợi với các chính sách xã hội trong việc giải quyết nước tưới, sinh hoạt cho nhân dân, nhất là ở vùng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, định canh định cư, hạn chế nạn phá rừng.
- Chính sách xã hội hoá về thủy lợi: Nhằm khuyến khích sự tham gia của người dùng nước từ khâu quy hoạch, xây dựng và quản lý để nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Các văn bản về xử phạt hành chính: Quy định việc thưởng, phạt khi có hành vi phá hoại công trình, gây ô nhiễm nguồn nước, nhằm không ngừng nâng cao trách nhiệm của người quản lý và hưởng lợi trong lưu vực.
- Tạo cơ chế khuyến khích phát triển khoa học công nghệ trong Ngành.
3. Giải pháp về tổ chức quản lý khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi a. Các văn bản pháp quy trong quản lý khai thác.
- Căn cứ Luật, Nghị định và nhiệm vụ của các cơ quan kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thống nhất tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
- Các quy phạm tính toán tưới, tiêu, thiết kế hệ thống tưới tiêu, các tài liệu hướng dẫn quản lý vận hành, thiết kế công trình.
- Các chính sách của Tỉnh về quản lý khai thác CTTL trên địa bàn tỉnh.
b. Công tác tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi.
* Công tác tổ chức quản lý:
Bộ máy quản lý khai thác hệ thống thuỷ lợi của Thái Nguyên như sau:
- Về tổ chức: Sở NN và PTNT, Chi cục Thuỷ lợi & PCLB, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Thái Nguyên phụ trách theo dõi chung hệ thống công trình thuỷ lợi của Tỉnh. Ở cấp huyện, thị, các phòng Nông - lâm nghiệp hoặc phòng kinh tế các cán bộ chuyên trách về thuỷ lợi có nhiệm vụ theo dõi tình hình hoạt động của các công trình trên địa bàn quản lý. Ở cấp xã có HTX dịch vụ NLN hầu hết nông dân đều là xã viên của HTX. HTX có quy mô thôn hoặc xã mà xã là chủ yếu.
71
Bàn giao công trình cho HTXDVNN của xã trên cơ sở củng cố tổ chức thuỷ nông cơ sở của xã đó.
- Về nhân sự: Cán bộ quản lý thuỷ lợi của Thái Nguyên hiện còn thiếu, ở nhiều huyện cán bộ chuyên trách thường là kiêm nhiệm. Do vậy không tránh khỏi tình trạng, cán bộ không nắm bắt hết được tình hình thực tế của hệ thống công trình trên địa bàn, từ đó sẽ không có được định hướng chính xác trong công tác phát triển thuỷ lợi.
- Về phân cấp quản lý: Các công trình thuỷ lợi của Thái Nguyên hiện nay đa phần là các công trình vừa và nhỏ, Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Thái Nguyên tổ chức quản lý khai thác 82 công trình, trong đó: Hồ chứa 40 công trình, đập dâng 37 công trình, kênh tưới 248,57 km (kênh Núi Cốc 127,7 km, kênh thuộc công trình khác 120.87km), 4 trạm bơm tưới và 1 trạm bơm tiêu Cống Táo. Còn lại do huyện và xã quản lý.
- Về phát triển hệ thống: Hệ thống công thuỷ lợi ở Thái Nguyên được đầu tư bằng khá nhiều nguồn: Vốn trái phiếu Chính phủ, vốn xây dựng tập trung, vốn 135,134, JIBIC, định canh - định cư. Và một số tổ chức phi Chính phủ. Với nhiều dạng đầu tư và cấp quản lý khác nhau, công tác quản lý về phát triển hệ thống cũng gặp nhiều khó khăn nên hoạt động kém hiệu quả, công trình bị xuống cấp không có kinh phí tu sửa.
* Công tác tổ chức phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai: Nhằm tăng cường công tác phòng chống lụt bão, UBND tỉnh Thái Nguyên đã thành lập Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão. Hàng năm Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của tỉnh phối hợp với các huyện tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão và thiên tai, giải quyết và xử lý các tình huống thiên tai xảy ra.
Xác định được tầm quan trọng của công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tỉnh Thái Nguyên đề ra các biện pháp tổng hợp nhằm phòng chống và hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra:
- Dự trữ hàng hoá, thuốc men, nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm, vật tư nông lâm nghiệp tại các vùng trọng điểm.
72 - Thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.
- Xây dựng bản đồ quy hoạch vùng hay xảy ra lũ lụt, thiên tai trên địa bàn toàn tỉnh, từ đó có cơ sở đưa ra các giải pháp phòng tránh phù hợp và hiệu quả.
- Các huyện lập kế hoạch duy tu, sửa chữa các công trình thuỷ lợi, lập các kế hoạch chủ động phòng chống lụt bão hàng năm.
Khi có lũ lụt, lũ quét để nhanh chóng khắc phục hậu quả, UBND Tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai với phương châm “Lá lành đùm lá rách”. Giao cho Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão hướng dẫn cho các huyện, các xã biện pháp hạn chế và khắc phục hậu quả lũ lụt.
Từ thực tiễn trong những năm qua cho thấy, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ chính quyền địa phương là hết sức quan trọng trong việc khắc phục và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chóng khôi phục các công trình hạ tầng, cung cấp kịp thời các loại giống, vật tư, phân bón và các mặt hàng thiết yếu khác, sẽ hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra, đời sống sản xuất của nhân dân nhanh chóng được ổn định, an ninh, chính trị, trật tự xã hội được giữ vững.
* Tăng cường công tác điều tra cơ bản: Cần tiếp tục tăng cường công tác điều tra cơ bản về nguồn nước để chính xác hoá các giải pháp được đề xuất trong quy hoạch, có thể điều chỉnh kịp việc đầu tư khai thác thời cho phù hợp với thực tế và làm cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý phát triển tài nguyên nước, cho dự báo, cảnh báo mưa lũ phục vụ cho công tác chỉ đạo phòng tránh giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Gồm:
- Bố trí thêm các trạm quan trắc dòng chảy ở những sông chưa có trạm đo.
Lập mạng lưới trạm giám sát chất lượng nước, phòng chống ô nhiễm nguồn nước và khôi phục các nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt.
Điều tra, thống kê các hộ dùng nước, thải nước làm cơ sở cho việc cấp phép khai thác sử dụng nước và thải nước và quản lý các nguồn thải, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước.
c. Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý thuỷ lợi.
73
- Thống nhất và củng cố hệ thống quản lý từ cấp Sở đến các Phòng của các Huyện, Thành phố, Thị xã.
- Tăng cường năng lực cho Công ty khai thác công trình thủy lợi.
- Tăng cường tập huấn về pháp lệnh quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, chế độ chính sách, chuyên môn kỹ thuật về quản lý khai thác các công trình thủy lợi cho các HTX quản lý công trình ở cấp xã, lực lượng cán bộ chuyên ngành thủy lợi và lực lượng tham gia làm thủy lợi ở cơ sở và các hộ hưởng lợi.
- Thành lập và xây dựng phương thức hoạt động của các tổ chức dùng nước ở địa phương.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng tích cực tham gia công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
- Cần có kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng tham gia công tác quản lý, nghiên cứu, thiết kế, xây dựng thuỷ lợi và quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi từ cấp Tỉnh đến huyện, xã, hợp tác xã...
- Tiếp tục giao thêm các công trình thuỷ lợi có quy mô vừa cho Công ty TNHH một thành viên khai thác CTTL tỉnh quản lý.
- Các công trình loại nhỏ nằm trong phạm vi 1 thôn, xã giao cho UBND xã quản lý khai thác.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, tính toán, thiết kế và xây dựng thuỷ lợi, quản lý, khai thác công trình.
- Đẩy mạnh hợp tác,tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, chính sách tài chính của các tổ chức quốc tế cho phát triển kinh tế xã hội, nông nghiệp nông thôn, tài nguyên nước. Tăng cường hợp tác với các Tỉnh bạn trong lĩnh vực thuỷ lợi.
4. Giải pháp về quản lý đầu tư xây dựng CTTL theo quy hoạch
a. Yêu cầu cơ bản của công tác quản lý đầu tư xây dựng: Công tác quản lý đầu tư xây dựng CTTL phải thể hiện đúng đường lối xây dựng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất là các
74
nguồn vốn đầu tư, khai thác tốt tài nguyên, tiềm năng lao động, đất đai và mọi tiềm lực khác, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái.
b. Giải pháp chung về quản lý đầu tư xây dựng CTTL: Trong những năm qua, Nhà nước đã ưu tiên đầu tư cho phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp và các mục tiêu kinh tế xã hội bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, như: Vốn ngân sách thuỷ lợi (Trung ương và địa phương), định canh định cư, thuỷ lợi nhỏ,… Tuy nhiên công tác quản lý kỹ thuật và đầu tư thuỷ lợi chưa đi vào một đầu mối dẫn đến tình trạng xây dựng công trình không đúng quy hoạch, công trình dở dang vì hết vốn, chất lượng một số công trình chưa cao, hư hỏng, đổ vỡ,… gây hậu quả về kinh tế, xã hội. Trách nhiệm không rõ ràng.
Để khắc phục tình trạng trên và tăng cường công tác quản lý Nhà nước toàn ngành trên địa bàn tỉnh:
- Giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý từ quy hoạch đến khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý khai thác đối với tất cả các CTTL được xây dựng từ bất kỳ nguồn vốn nào đảm bảo đúng mục tiêu kỹ thuật an toàn, đúng trình tự XDCB.
- Đối với các công trình UBND tỉnh là cấp quyết định đầu tư nhưng có quy mô lớn nằm trên địa bàn nhiều huyện hoặc những công trình có kỹ thuật phức tạp, áp dụng công nghệ mới cần có sự thoả thuận về chủ trương và giải pháp kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5. Giải pháp về áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng và quản lý quy hoạch thủy lợi
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong nghiên cứu, tính toán, thiết kế và xây dựng thuỷ lợi, quản lý, khai thác công trình như:
- Trong lĩnh vực khảo sát, quy hoạch và thiết kế: Ứng dụng công nghệ mới, các phần mềm tin học tính toán thuỷ văn dòng chảy, thuỷ lực, cân bằng nước điều tiết hồ chứa, ổn định, thấm, thuỷ lực, kết cấu, lập bản vẽ, cơ sở dữ liệu, quản lý tài liệu địa hình, địa chất... trong giai đoạn khảo sát, quy hoạch và thiết kế.