Hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 66)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC QUY HOẠCH THỦY LỢI

2.4.2 Hạn chế, bất cập

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện từ năm 2012 đến nay, quy hoạch thủy lợi của tỉnh đã bộc lộ nhiều hạn chế. Chủ yêu là các hạn chế sau:

56

Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quy hoạch còn nhiều bất câp. Vẫn chưa có chính sách rõ rang, việc giải quyết còn nửa vời.

Các vấn đề về công tác quản lý quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Chất lượng quy hoạch thủy lợi còn chưa cao. Cán bộ quy hoạch thủy lợi chưa có thực tiễn, trình độ chuyên môn còn hạn chế

Các công cụ và phương pháp quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi của chính quyền tỉnh Thái Nguyên vẫn chưa có nhiều. Các chính sách đưa ra chưa đáp ứng được đúng yêu cầu thực tiễn.

Năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định 794/QĐ- BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi; Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014 về Ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Thủy lợi" trong đó Bộ yêu cầu các địa phương rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ mục tiêu Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.

Căn cứ Điều 16. Luật Đê Điều quy định: "1. Quy hoạch đê điều phải được rà soát, bổ sung định kỳ mười năm một lần hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch phòng, chống lũ, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh." Như vậy quy hoạch phòng chống lũ của tỉnh đã được phê duyệt năm 2013, mặt khác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng có sự thay đổi nên quy hoạch đê điều phải được rà soát, bổ sung theo đúng quy định Luật Đê điều.

Trong quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2010-2020 trước đây công trình thủy lợi Hồ Núi Cốc chủ yếu phục vụ nước sản xuất trên địa bàn tỉnh, cung cấp nước cho tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên hiện nay công trình Hồ Núi Cốc được sử dụng đa mục tiêu, không những đảm bảo nước sản xuất cho tỉnh Thái Nguyên, một phần cho tỉnh Bắc Giang, còn phục vụ phát triển du lịch, sản xuất điện và đặc biệt là việc cung cấp nước sạch

57

cho thành phố Thái Nguyên, khu Tổ hợp Yên Bình, Khu công nghiệp Sam Sung, khu công nghiệp Điềm Thụy... Mặt khác theo số liệu rà soát quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay trên địa bàn tỉnh có 217 công trình nước sạch, trong đó có 48 công trình hoạt động kém hiệu quả, 39 công trình ngừng hoạt động. Lý do các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh trước đây đều sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, chủ yếu khoan từ 50-70m, tuy nhiên hiện nay do trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản khai thác ở đầu nguồn như Mỏ than Núi Hồng, Mỏ khai khoáng đa kim Núi Pháo... khai thác dưới mặt đất có nơi từ 200-250m do vậy làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Chính vì vậy việc khai thác nguồn nước mặt của các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hồ Núi Cốc là nhu cầu cấp thiết và xu hướng phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung của tỉnh.

Đặc biệt hiện nay cả nước đang tập trung thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó tái cơ cấu ngành thủy lợi giữ một vị trí quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Trung ương và tỉnh quan tâm chỉ đạo, chính vì vậy công tác rà soát quy hoạch thủy lợi là cần thiết, phù hợp với sự chỉ đạo của tỉnh là phát triển thủy lợi phải gắn với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng cây trồng, vật nuôi, gắn phát triển thủy lợi với phát triển thủy sản và xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực thủy lợi như: tưới tiết kiệm, tưới thông minh, tưới tự động...

Trong quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2010-2020 hệ thống đê điều của tỉnh chủ yếu phục vụ cho công tác phòng chống lũ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu phát triển của xã hội đã quy hoạch khu công nghiệp cụm cảng Đa Phúc với gần một trăm doanh nghiệp hoạt động, được UBND tỉnh cấp phép, hàng năm đóng thuế hàng chục tỷ đồng cho nhà nước. Song để phát triển, mở rộng quy mô đầu tư thì gặp khó khăn, vướng mắc do con đường duy nhất để vào khu cảng là đi trên hệ thống đê, mà hệ thống đê quy định tải trọng không quá 12 tấn, chính vì vậy việc điều chỉnh quy hoạch đê điều vừa đảm bảo yêu cầu chống lũ, vừa kết hợp giao thông là rất cần thiết (tỉnh đã cho chủ trương đề xuất nâng cấp cải tạo tuyến đê chã đoạn từ K3 đến K10 kết hợp giao thông). Đây cũng là vấn đề mà Đài Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí đã đề cập nhiều trong thời gian vừa qua và các doanh nghiệp tại cụm cảng Đa Phúc đã có nhiều văn bản đề nghị, kiến nghị gửi các cơ quan

58

của tỉnh. Chính vì vậy việc rà soát, điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đê điều của tỉnh trong quy hoạch thủy lợi là rất cần thiết.

Hiện nay chính phủ đã ban hành Luật phòng chống thiên tai, công tác phòng chống thiên tai của tỉnh không đơn thuần chỉ có nhiệm vụ phòng chống lụt bão mà bao gồm 21 loại hình thiên tai như: Bão, cháy rừng, động đất, sét đánh, lốc xoáy, hạn hán...

Chính vì vậy nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai, phương án phòng chống thiên tai trong quy hoạch thủy lợi cần phải điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với Luật phòng chống thiên tai.

Năm 2014, Chính phủ có chủ trương phê duyệt dự án: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Cầu – sông Thương và định hướng xây dựng thành phố bên bờ sông Cầu. Tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên do quá trình đô thị hóa quá nhanh, nhiều khu công nghiệp được đầu tư và xây dựng với tốc độ lớn, phần diện tích tiêu thoát nước bị lấn chiếm nghiêm trọng. Vì vậy, cần có sự quy hoạch hợp lý vùng hạ du và xung quanh hạ du các hồ chứa, đảm bảo tiêu thoát nước và cuộc sống người dân được ổn định.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)