Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội và các ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 47)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC QUY HOẠCH THỦY LỢI

2.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội và các ngành kinh tế

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm gần đây có nhiều thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, một số ngành nghề trọng điểm đều có sự tăng về năng lực sản xuất; các thành phần kinh tế đều có sự tăng trưởng, nhất là kinh tế ngoài quốc doanh đã khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế nhiều thành phần... song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: thiên tai, dịch bệnh gia súc; giá cả đầu vào ở hầu hết các ngành sản xuất đều tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cao đã đẩy giá thành sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh; kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là kết cấu hạ tầng khu vực nông thôn miền núi tuy đã cải thiện nhưng vẫn thiếu và xuống cấp; lĩnh vực xã hội còn nhiều bức xúc, tai nạn giao thông tuy có nhiều biện pháp nhằm kiềm chế nhưng vẫn chưa có xu hướng giảm. Song với sự chỉ đạo quyết tâm và nỗ lực cố gắng các cấp, các ngành và nhân dân toàn tỉnh nên tình hình kinh tế xã hội đã thu được kết quả đáng kể, kinh tế tiếp tục phát triển theo chiều hướng tích cực.

Năm 2018 kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh giữ được đà tăng trưởng; các chỉ tiêu kinh tế cơ bản như: Giá trị sản xuất công nghiệp duy trì quy mô cao và đạt tốc độ tăng khá, tạo động lực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa; xuất khẩu và thu ngân sách trên địa bàn đều đạt cao; cung cầu hàng hóa được đảm bảo; sản xuất nông nghiệp nhìn chung phát triển tốt do dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc gia cầm không phát sinh, giá bán sản phẩm chăn nuôi đang duy trì ở mức cao.

An ninh trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; các chính sách xã hội được chú trọng và thực hiện đầy đủ, tạo điều kiện ổn định và cải thiện đời sống dân cư. Bên cạnh đó còn tồn tại những khó khăn, thách thức như: chỉ số giá tiêu dùng vẫn tiềm ẩn nguy cơ tăng cao; một số sản phẩm công nghiệp truyền thống của tỉnh tiêu thụ khó khăn; tình hình thiên tai… ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Về kinh tế

Theo báo cáo tổng cục thống kê năm 2018 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn năm 2018 ước đạt 10,44%, xấp xỉ đạt chỉ tiêu kế hoạch (chỉ tiêu kế hoạch là tăng 10,5%). Trong đó: ngành công nghiệp và xây dựng là hai ngành có tốc độ tăng trưởng

29

cao nhất, ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng không có sự biến động. Cụ thể như sau:

Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2018 và 2019

2. Tổng sản phẩm trong tỉn (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 77,7 triệu đồng, cao hơn mục tiêu kế hoạch (kế hoạch là 74 triệu đồng), tăng 9,6 triệu đồng/người/năm so với năm 2017. Nếu tính theo Đô la Mỹ, năm 2018 đạt 3.375 USD/người/năm.

3. Giá trị sản xuất công nghiệp cả năm 2018 (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 670,1 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4% so cùng kỳ và bằng 103,8% kế hoạch; trong đó, công nghiệp nhà nước trung ương 17,4 nghìn tỷ đồng, bằng 98,6% kế hoạch, tăng 5,1%

cùng kỳ; công nghiệp địa phương quản lý 25,1 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% cùng kỳ và bằng 105,1% kế hoạch; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 627,6 nghìn tỷ đồng, tăng 13,5% so với cùng kỳ và bằng 103,9% kế hoạch.

4. Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 25,06 tỷ USD, tăng 10,2% so cùng kỳ và đạt 100,3% kế hoạch, trong đó, xuất khẩu địa phương là 448 triệu USD, bằng 119,6% kế hoạch và tăng 47,5% so với năm 2017.

5. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2018 trên địa bàn ước đạt 14 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2017 và bằng 107,3% dự toán; trong đó thu nội địa 10,8 nghìn tỷ đồng, bằng 109,2% dự toán; thu xuất nhập khẩu 3,2 nghìn tỷ đồng, bằng 100% dự toán.

30

6. Tốc độ tăng giá trị sản xuất Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2018 so với năm 2017 là 4,1%, vượt kế hoạch (kế hoạch 3,5%); trong đó ngành trồng trọt tăng 1,8%; ngành chăn nuôi tăng 5,3%.

7. Giá trị sản phẩm/1 ha đất nông nghiệp trồng trọt năm 2018 ước đạt 95 triệu đồng, đạt chỉ tiêu kế hoạch, tăng 3,6 triệu đồng so với năm 2017.

8. Sản lượng lương thực có hạt cả năm 2018 ước đạt 466,72 nghìn tấn, tăng 1,7% (tăng 7,92 nghìn tấn) so với năm 2017 và bằng 107,3% kế hoạch. Trong đó, sản lượng thóc là 386,89 nghìn tấn, bằng 107,5% kế hoạch; sản lượng ngô 79,83 nghìn tấn, bằng 106,4% kế hoạch.

9. Diện tích trồng rừng mới tập trung toàn tỉnh đạt 5.946 ha, giảm 19,6% so với năm 2017 và bằng 167,7% kế hoạch, trong đó, địa phương trồng rừng tập trung theo Dự án Bảo vệ và Phát triển rừng bền vững năm 2018 đạt 3.164 ha, bằng 104,1% kế hoạch.

10. Diện tích trồng chè mới và trồng lại toàn tỉnh cả năm 2018 ước đạt 1.037 ha, bằng 133,6% kế hoạch, giảm 1,7% so cùng kỳ; trong đó chè trồng lại là 667 ha bằng 104%

kế hoạch.

11. Tỷ lệ che phủ rừng tính đến hết năm 2018 đạt 52%, hoàn thành kế hoạch.

12. Giảm tỷ suất sinh thô so với năm 2018 là 0,1 phần nghìn, hoàn thành kế hoạch.

13. Số lao động được tạo việc làm mới tăng thêm toàn tỉnh dự ước cả năm 2018 đạt 18 nghìn lao động, bằng 120% kế hoạch; trong đó xuất khẩu lao động là 1.100 người, bằng 104,5% cùng kỳ và bằng 110% kế hoạch.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu về sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2018 dự ước hoàn thành, một số chỉ tiêu hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá so sánh năm 2010) dự ước đạt 13.030 tỷ đồng, tăng 4,1% so với năm 2017, vượt kế hoạch (kế hoạch 3,5%); trong đó: Giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 12.165 tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm 2017 (trồng trọt tăng 1,8%, chăn nuôi tăng 5,3%); giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 465 tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2017;

giá trị sản xuất thủy sản đạt khoảng 400 tỷ đồng, tăng 11,2% so với năm 2017.

31

Giá trị sản phẩm/1ha đất nông nghiệp trồng trọt dự ước 95 triệu đồng/ha, đạt chỉ tiêu kế hoạch, tăng 3,6 triệu đồng so với năm 2017.

* Trồng trọt

Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng cây hàng năm 2017 – 2018

STT Năm Diện tích

1 2018 116.000

2 2017 114.300

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm 2018 đạt 116 nghìn ha, giảm 1,5% (- 1,7 nghìn ha) so với năm 2017 (vụ Đông xuân là 62 nghìn ha, giảm 1,8%; vụ Mùa 53,9 nghìn ha, giảm 1,2% cùng kỳ). Trong đó, giảm hầu hết ở các cây; cây lương thực có hạt diện tích là 87,8 nghìn ha, giảm 1,1% cùng kỳ; Cây khoai lang đạt 3,6 nghìn ha, giảm 14,5% so cùng kỳ (giảm 617 ha); cây đỗ tương đạt 721 ha, giảm 84 ha (-10,4%);

cây lạc đạt 3,5 nghìn ha, giảm 6,6%...riêng cây rau đạt 13,6 nghìn ha, tăng 0,8% so cùng kỳ và tăng 109 ha (chủ yếu tăng ở vụ Mùa).

- Công tác bảo vệ thực vật: Trong năm 2018 thời tiết tương đối thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Tình hình dịch hại trên cây chè và cây lúa năm 2018 ít phức tạp, mật độ và diện tích nhiễm của các đối tượng dịch hại nhìn chung ở mức tương đương, hoặc thấp hơn so với cùng kỳ năm 2017. Công tác theo dõi, phát hiện sớm và dự báo đầy đủ, chính xác tình hình phát sinh gây hại, diện phân bố và mức độ gây hại của các đối tượng dịch hại trên cây trồng được thực hiện thường xuyên, do vậy việc tổ chức phòng trừ đạt hiệu quả cao, không gây thiệt hại năng suất, sản lượng cây trồng.

* Về chăn nuôi

Trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay không xảy ra dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm. Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý thuốc, vệ sinh thú y, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, được duy trì thực hiện. Ngành chức năng đã chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống ngăn chặn dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lây lan vào địa bàn tỉnh.

32

Năm 2018, giá thịt lợn và gia cầm thời điểm đầu năm duy trì mức thấp, từ tháng 4/2018 đến nay giá bán đã tăng; Tuy nhiên, giá bình quân lợn thịt hơi 3 tháng cuối năm giảm so với quý 3/2018 và giá dao động trong khoảng từ 46-50 nghìn đồng/kg.

Nguyên nhân giảm do lượng lợn thịt hơi đã đến kỳ xuất chuồng nhiều. Tháng 12/2018 giá bình quân lợn thịt hơi khoảng 46,4 nghìn đồng/kg, giảm 1,44% so với tháng 11/2018, giảm 7% so với tháng 10/2018.

Nếu tính theo quý, trong năm 2018, Quý 2/2018 giá lợn thịt hơi cao nhất trong các quý, tăng 6,5% so với quý 4/2018 và cao gấp 1,55 lần so với quý 1/2018. Giá bình quân gà công nghiệp lông trắng thịt hơi quý 4/2018 đạt 51,5 nghìn đồng/kg, là Quý có giá bình quân cao nhất trong năm 2018, cao gấp 1,4 lần so với quý 1/2018 và tăng 3,5% so với quý 3/2018. Bên cạnh đó, giá bình quân lợn giống quý 4/2018 cao gấp 2 so với quý 1/2018; gà công nghiệp giống cao gấp 1,4 lần so với quý 1/2018.

Theo kết quả điều tra chăn nuôi, tại thời điểm 01/10/2018: Đàn trâu 52 nghìn con, giảm 9% cùng kỳ; đàn bò 42,3 nghìn con, giảm 4,3%; tổng đàn lợn toàn tỉnh 702,6 nghìn con, tăng 3,2% (tương ứng tăng 21,6 nghìn con); đàn gia cầm 11,9 triệu con, tăng 4,7% so với thời điểm cùng kỳ (1/10/2017).

Về sản lượng thịt hơi xuất chuồng: Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2018 đạt 149,2 nghìn tấn, tăng 5,6% so với năm 2017; trong đó thịt lợn hơi khoảng 102,6 nghìn tấn, tăng 4,8%; gia cầm 40,1 nghìn tấn, tăng 7,9% (riêng sản lượng gà 38,4 nghìn tấn, tăng 2,9 nghìn tấn, tương ứng tăng 8% so với năm 2017).

Về phát triển trang trại: năm 2018 toàn tỉnh có 783 trang trại (774 trang trại chăn nuôi;

1 trang trại trồng trọt; 3 trang trại lâm nghiệp; 4 trang trại thủy sản và 1 trang trại tổng hợp). So với thời điểm 1/7/2017 số trang trại giảm 4%; trong đó tăng toàn bộ ở trang trại chăn nuôi (tăng 30 trang trại) so với cùng kỳ. Tổng số lao động của trang trại 2.366 người, trong đó lao động thuê ngoài thường xuyên là 712 người. Giá trị sản phẩm và dịch vụ nông, lâm nghiệp, thủy sản bán ra của trang trại là 1.600,7 tỷ đồng (chiếm khoảng 25% giá trị ngành chăn nuôi toàn tỉnh). Bình quân 1 trang trại sử dụng 3 lao động với giá trị sản phẩm dịch vụ bán ra khoảng 1,64 tỷ đồng/trang trại/năm.

33

* Lâm nghiệp

Trồng rừng tập trung năm 2018 toàn tỉnh đạt 5.946 ha, chủ yếu là rừng sản xuất với 5.373 ha (chiếm 90,3%); rừng đặc dụng là 98 ha và rừng phòng hộ 475 ha. Trong đó, trồng rừng mới theo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2018 đạt 3.164,08 ha, bằng 104,1% so kế hoạch. Trồng rừng phân tán đạt 1,3 triệu cây. Diện tích rừng được chăm sóc đạt 1.279 ha, giảm 3,3% so cùng kỳ; Diện tích rừng được khoanh nuôi tái sinh đạt 3.074 ha, tăng gấp 2,7 lần so cùng kỳ; Diện tích rừng được giao khoán bảo vệ đạt 16,8 nghìn ha, bằng 88,2% so cùng kỳ.

Tình hình khai thác lâm sản: Ước tính cả năm 2018 khai thác được 156 nghìn m3 gỗ, tăng 9,6% so cùng kỳ và 263 nghìn ste củi, tăng 6% so với cùng kỳ.

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn đã xảy ra 02 vụ cháy rừng, trong đó có 01 vụ xảy ra tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công với tổng diện tích là 0,19 ha rừng trồng tuổi 3 và rừng tái sinh chồi và 01 vụ xảy ra tại xã Tân Thái, huyện Đại Từ với diện tích 0,75 ha; nguyên nhân cháy đều do xử lý thực bì gây cháy lan. So với cùng kỳ, số vụ cháy rừng giảm 2 vụ, diện tích rừng bị cháy giảm 8,4 ha.

Kết quả ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng: Lũy kế 11 tháng 2018 đã phát hiện và đã xử lý 240 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, tịch thu 359 m3 gỗ quy tròn các loại (giảm 32%) và 31 phương tiện các loại và thu nộp ngân sách 11 tháng 2018 là 2,2 tỷ đồng (tăng 2% so cùng kỳ năm 2017).

* Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 5.851 ha, tăng 0,2% so cùng kỳ và bằng 97,5% kế hoạch (6000 ha); trong đó diện tích nuôi cá đạt 5.751 ha; diện tích ươm nuôi giống thủy sản đạt 100 ha. Dự ước sản lượng thủy sản cả năm khoảng 12 nghìn tấn, đạt 100% kế hoạch.

* Tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới: Hiện nay, tỉnh đang tập trung nguồn lực, thu hút đầu tư để thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững gắn với xây dựng nông thôn thôn mới. Tính đến hết năm 2018 toàn tỉnh có 87/100 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 87% so với mục tiêu Nghị quyết đề ra), (bao gồm cả 4 xã chuyển thành phường, thị trấn), đạt tỷ lệ 60,8% tổng số xã. Nếu như năm 2019 có 13 xã về đích nông thôn mới thì sẽ hoàn thành mục tiêu Đại hội đề ra

34

(mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng nông thôn mới 100 xã); có 3/9 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Về xã hội

Thành phố Thái Nguyên gồm 27 đơn vị hành chính (19 phường, 8 xã ) dân số là 315 nghìn người năm 2015, mật độ dân số 1.847 người/km2, dân số khu vực nông thôn chiếm 16%, giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc, cơ sở vật chất trường học, trung tâm y tế, ... tiếp tục được đầu tư và cải tạo. Tất cả các xã trong thành phố đều có đường ô tô đến trung tâm xã, 100% số xã có điện lưới quốc gia và có điểm bưu điện văn hoá. Đánh giá về thực trạng phát triển xã hội của tỉnh Thái Nguyên được thông qua rất nhiều tiêu chí, cụ thể như:

1.Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng năm 2018 là 11,9%, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

2.Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 2018 ước giảm 2% so với năm 2017 và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch.

3. Tỷ lệ số xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế năm 2018 ước đạt 92,2%, vượt so với chỉ tiêu 92% của kế hoạch đề ra.

4. Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế năm 2018 là 98,1%, cao hơn mức 97,1% của năm 2017.

5. Số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới trong năm là 19 xã.

6. Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa năm 2018 là 90,10% (kế hoạch 88,5%); Tỷ lệ xóm, làng, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa là 82% (kế hoạch 70%); Tỷ lệ cơ quan đạt chuẩn văn hóa là 94,64% (kế hoạch 90%).

Đầu tư và xây dựng a. Tình hình Đầu tư

Năm 2018, tỉnh đã tổ chức thành công Hội nghị xúc tiến đầu tư, với tinh thần đổi mới về tư duy, phương pháp, cách làm và mô hình tổ chức, tại Hội nghị đã có 38 nhà đầu tư đăng ký thực hiện 50 dự án với tổng mức đầu tư trên 46 nghìn tỷ đồng.

Tiếp sau thành công của Hội nghị có thêm nhiều nhà đầu tư lớn trong nước, quốc tế

35

đến tìm hiểu cơ hội và ký biên bản ghi nhớ đầu tư. Từ sau Hội nghị Xúc tiến đầu tư (tháng 7/2018 đến nay), đã có 43 nhà đầu tư, 63 dự án, tổng vốn đăng ký đạt trên 113.000 tỷ đồng.

Để triển khai nội dung các Dự án đã thống nhất ký kết, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động; tỉnh đã có nhiều giải pháp, trong đó tạo điều kiện giải quyết các thủ tục hành chính nhanh nhất theo quy định, đồng thời đôn đốc, phối hợp với Nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ, thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng quy định của pháp luật.

Tính chung năm 2018, tình hình thực hiện vốn đầu tư trên địa bàn của khu vực vốn trong nước tăng. Thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2018 dự kiến đảm bảo hoàn thành kế hoạch vốn đến hết năm 2018, nhiều dự án đã giải ngân 100% kế hoạch vốn; bên cạnh đó một số dự án có tỷ lệ giải ngân thấp như vốn xổ số kiến thiết, vốn Trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên hiện nay các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn trên địa bàn đã cơ bản hoàn thiện và đi vào sản xuất nên vốn đầu tư tính chung trên địa bàn quý IV và cả năm giảm so với cùng kỳ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội quý IV năm 2018 đạt 18,4 nghìn tỷ đồng, giảm 0,5% so với cùng kỳ. Trong đó vốn của khu vực kinh tế trong nước đạt 11,6 nghìn tỷ đồng (chiếm 63%), tăng 51% so với cùng kỳ (vốn đầu tư do nhà nước quản lý 2,4 nghìn tỷ đồng, tăng 83,7%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 9,1 nghìn tỷ đồng, tăng 41,8% cùng kỳ); còn lại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 6,8 nghìn tỷ đồng, giảm 36,3% cùng kỳ.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn ước tính năm 2018 đạt 60 nghìn tỷ đồng, tăng 1,16% so với cùng kỳ, trong đó tăng là vốn đầu tư của khu vực kinh tế trong nước ước đạt 29,8 nghìn tỷ đồng, tăng 23,5% so với cùng kỳ (vốn đầu tư do nhà nước quản lý 6,1 nghìn tỷ đồng, tăng 41,3%; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân 23,7 nghìn tỷ đồng, tăng 19,6% cùng kỳ); còn lại khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 30,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 50,3% tổng mức đầu tư trên địa bàn), giảm 14,2% cùng kỳ.

Nguyên nhân chủ yếu do các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài có quy mô lớn trên địa bàn đã cơ bản hoàn thiện và đi vào sản xuất nên vốn đầu tư tính chung cả năm trên địa bàn giảm hơn so với cùng kỳ.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)