CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH THỦY LỢI
2. Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi ở tỉnh Phú Thọ
Toàn tỉnh hiện có 1.777 công trình hồ, đập, phai dâng và 263 trạm bơm tưới, tiêu và tưới tiêu kết hợp; trong đó, 05 hồ chứa có dung tích từ 3 đến 10 triệu m3, 20 hồ chứa có chiều cao đập từ 15 m trở lên, 09 hồ chứa có dung tích từ 1 triệu m3 đến dưới 3 triệu m3, 270 hồ chứa có dung tích từ 50 nghìn m3 đến dưới 1 triệu m3, các hồ còn lại có dung tích dưới 50 nghìn m3
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi, gồm:
- Công ty TNHH Nhà nước MTV khai thác công trình thủy lợi Phú Thọ: Quản lý, vận hành các công trình có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp, liên huyện, liên xã, gồm: 781 công trình (trong đó: 356 hồ, đập; 288 phai dâng; 137 trạm bơm tưới, tiêu và tưới tiêu kết hợp; đảm bảo phục vụ diện tích sản suất 40.124,46 ha);
- Các hợp tác xã dịch vụ thủy lợi: Gồm 206 hợp tác xã quản lý vận hành các công trình trong địa bàn xã, gồm 1.508 công trình thủy lợi (trong đó: 881 hồ, đập; 359 phai dâng;
368 trạm bơm tưới, tiêu và kết hợp; đảm bảo phục vụ diện tích sản suất 43.294,46 ha).
Hiện trạng các công trình cấp nước sinh hoạt
Trên địa bàn tỉnh hiện có 126 công trình cấp nước sinh hoạt đã bàn giao đưa vào sử
dụng (gồm: 88 công trình cấp nước tự chảy, 38 công trình cấp nước tập trung), tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 93,5%.
- Với 2.040 công trình tưới, 3.907 km kênh mương đã đảm bảo tưới cho 57.900/68.000 ha lúa (đạt 85,14%), 16.300 ha rau màu, 1.600 ha thủy sản. Hiện nay, phần lớn các công trình đã xuống cấp không đảm bảo năng lực tưới theo thiết kế. Những năm gần đây Nhà nước đã đầu tư xây dựng, nâng cấp một số công trình thủy lợi lớn góp phần tích cực nâng cao hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Trong những năm qua công tác tiêu thoát nước được quan tâm đầu tư, nhiều ngòi tiêu lớn được cải tạo, nắn dòng như ngòi tiêu Dậu Dương, Tiên Du, ngòi Chó…, nhiều
22
trạm bơm lớn được đầu tư xây dựng, nâng cấp như Đông Nam Việt Trì, Ngòi Trang, Lê Tính… đã góp phần đảm bảo tiêu cho 135.100 ha diện tích lưu vực, trong đó tiêu động lực là 11.300 ha. Tuy nhiên, nhiều tuyến ngòi tiêu lớn chưa được nạo vét, khơi thông; nhiều trạm bơm được xây dựng từ lâu đã xuống cấp, thiết bị lạc hậu không đảm bảo tiêu thoát khi có mưa lớn;
- Các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên, đang tồn tại nhiều bất cập; công trình nhỏ lẻ, phân tán còn là chủ yếu; công nghệ xử lý nước đơn giản, các công trình cấp nước đạt tiêu chuẩn nước sạch với quy mô liên xã còn hạn chế; công tác quản lý, vận hành công trình chưa đạt hiệu quả; việc kết hợp giữa công trình cấp nước tưới và nước sinh hoạt còn hạn chế, chưa phát huy được hiệu quả xây dựng công trình.
Đánh giá chung
- Các công trình hầu hết được xây dựng từ lâu, nhiều công trình được xây dựng trong thời kỳ bao cấp có hệ số thiết kế tưới, tiêu thấp; mức độ đầu tư còn hạn chế.
- Kinh phí đầu tư cho xây dựng, sửa chữa, nâng cấp hệ thống tưới thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu.
- Hệ thống công trình thủy lợi chủ yếu tập trung cung cấp nước cho cây lúa, phần lớn các cây trồng cạn, cây trên đồi chưa có tưới
- Hệ thống quản lý thủy nông thiếu bền vững, nguồn thu chủ yếu dựa vào kinh phí cấp bù thủy lợi phí của ngân sách Nhà nước;
- Hiệu quả quản lý, khai thác công trình thủy lợi chưa cao.
- Quản lý an toàn hồ đập chưa được coi trọng đúng mức.
- Đầu tư hạ tầng thủy lợi cho phục vụ nuôi trồng thủy sản rất thấp.
1.2.2 Những bài học rút ra cho Thái Nguyên về công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi
Trong quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2010-2020 trước đây công trình thủy lợi Hồ Núi Cốc chủ yếu phục vụ nước sản xuất trên địa bàn tỉnh, cung cấp nước cho tỉnh Bắc
23
Giang. Tuy nhiên hiện nay công trình Hồ Núi Cốc được sử dụng đa mục tiêu, không những đảm bảo nước sản xuất cho tỉnh Thái Nguyên, một phần cho tỉnh Bắc Giang, còn phục vụ phát triển du lịch, sản xuất điện và đặc biệt là việc cung cấp nước sạch cho thành phố Thái Nguyên, khu Tổ hợp Yên Bình, Khu công nghiệp Sam Sung, khu công nghiệp Điềm Thụy... Mặt khác theo số liệu rà soát quy hoạch nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hiện nay trên địa bàn tỉnh có 239 công trình nước sạch, trong đó có 63 công trình hoạt động kém hiệu quả, 59 công trình ngừng hoạt động. Lý do các công trình nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh trước đây đều sử dụng nguồn nước từ giếng khoan, chủ yếu khoan từ 30-40m, tuy nhiên hiện nay do trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản khai thác ở đầu nguồn như Mỏ than Núi Hồng, Mỏ than Khánh Hòa; Mỏ khai khoáng đa kim Núi Pháo... khai thác dưới mặt đất có nơi từ 200-250m do vậy làm cạn kiệt nguồn nước ngầm. Chính vì vậy việc khai thác nguồn nước mặt của các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hồ Núi Cốc là nhu cầu cấp thiết và xu hướng phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung của tỉnh.
Năm 2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định 794/QĐ- BNN-TCTL ngày 21/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Thủy lợi; Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014 về Ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Thủy lợi" trong đó Bộ yêu cầu các địa phương rà soát quy hoạch thủy lợi phục vụ mục tiêu Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp.
Hiện nay, tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội, Thái Nguyên - Bắc Kạn đã đưa vào khai thác, nối với đường Quốc lộ 37; Bắc Ninh nối với quốc lộ 3 mới; việc hình thành nhiều khu công nghiệp như khu công nghiệp Yên Bình, Điềm Thụy, Phú Lạc Đại Từ; khu cảng Đa Phúc và việc thành lập thành phố Sông Công và thị xã Phổ Yên nên nhiệm vụ đối với công tác phát triển đê điều, phương án phòng chống lũ và phương án tiêu thoát nước cần phải rà soát, thay đổi và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
Đặc biệt hiện nay cả nước đang tập trung thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, trong đó tái cơ cấu ngành thủy lợi giữ
24
một vị trí quan trọng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Trung ương và tỉnh quan tâm chỉ đạo, chính vì vậy công tác rà soát quy hoạch thủy lợi là cần thiết, phù hợp với sự chỉ đạo của tỉnh là phát triển thủy lợi phải gắn với điều kiện của từng vùng, từng địa phương, từng cây trồng, vật nuôi, gắn phát triển thủy lợi với phát triển thủy sản và xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ vào lĩnh vực thủy lợi như: tưới tiết kiệm, tưới thông minh, tưới tự động...
Trong quy hoạch thủy lợi giai đoạn 2010-2020 hệ thống đê điều của tỉnh chủ yếu phục vụ cho công tác phòng chống lũ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân. Tuy nhiên hiện nay do nhu cầu phát triển của xã hội đã quy hoạch khu công nghiệp cụm cảng Đa Phúc với gần một trăm doanh nghiệp hoạt động, được UBND tỉnh cấp phép, hàng năm đóng thuế hàng chục tỷ đồng cho nhà nước. Song để phát triển, mở rộng quy mô đầu tư thì gặp khó khăn, vướng mắc do con đường duy nhất để vào khu cảng là đi trên hệ thống đê, mà hệ thống đê quy định tải trọng không quá 12 tấn, chính vì vậy việc điều chỉnh quy hoạch đê điều vừa đảm bảo yêu cầu chống lũ, vừa kết hợp giao thông là rất cần thiết. Đây cũng là vấn đề mà Đài Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tấn báo chí đã đề cập nhiều trong thời gian vừa qua và các doanh nghiệp tại cụm cảng Đa Phúc đã có nhiều văn bản đề nghị, kiến nghị gửi các cơ quan của tỉnh. Chính vì vậy việc rà soát, điều chỉnh và quy hoạch lại hệ thống đê điều của tỉnh trong quy hoạch thủy lợi là rất cần thiết.
Hiện nay chính phủ đã ban hành Luật phòng chống thiên tai, công tác phòng chống thiên tai của tỉnh không đơn thuần chỉ có nhiệm vụ phòng chống lụt bão mà bao gồm 21 loại hình thiên tai như: Bão, cháy rừng, động đất, sét đánh, lốc xoáy, hạn hán...
Chính vì vậy nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai, phương án phòng chống thiên tai trong quy hoạch thủy lợi cần phải điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với Luật phòng chống thiên tai.
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài “Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”, gồm các nghiên cứu sau:
Luận văn” Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý chất lượng trong lập và thực hiện quy hoạch thủy lợi tại Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” Của
25
tác giả Nguyễn Minh Tuấn đã nêu lên được Tổng quan về công tác lập và thực hiện quy hoạch thủy lợi ở nước ta hiện nay; cơ sở lý luận để quản lý chất lượng trong lập và thực hiện quy hoạc thủy lợi.
Theo báo cáo chuyên đề: “Quy hoạch thủy lợi một số vấn đề bất cập và giải pháp khắc phục” phục vụ Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV đã chỉ rõ ra các bất cập như: (1) Chất lượng quy hoạch thủy lợi còn chưa cao, không theo kịp với tình hình phát triển kinh tế xã hội; (2) Tổ chức quản lý Nhà nước về tài nguyên nước còn phân tán, còn nội dung, nhiệm vụ chưa được phân công rõ ràng; (3)- Quy hoạch thủy lợi cùng với quy hoạch phát triển các ngành hạ tầng kỹ thuật thời gian qua còn hiện tượng quy hoạch treo, thực hiện dàn trải, không đồng bộ do quá trình lập, phê duyệt quy hoạch chưa xác định được nguồn lực, phân kỳ đầu tư phù hợp để triển khai thực hiện quy hoạch.
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2013 theo đề án này, công tác lập và thẩm định quy hoạch nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và thủy lợi cần phải đi trước một bước, tạo tiền đề cho cả ngành nông nghiệp.
Trên cơ sở phân tích những tồn tại trong quy hoạch thủy lợi hiện nay, đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch thủy lợi nói riêng và quy hoạch trong ngành nông nghiệp nói chung.
Kết luận chương 1
Chương 1: Chương 1 của luận văn đã nêu lên được các vấn đề về cơ sở lý luận trong công tác quy hoạch thủy lợi bao gồm những đặc điểm..., nội dung công tác quy hoạch thủy lợi cũng như những tiêu chí đánh giá công tác quy hoạch thủy lợi. Bên cạnh đó, tác giả đã nêu lên được kinh nghiệm của các tỉnh cũng như những nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Từ các vấn đề đã được nghiên cứu trong chương 1, tác giả sẽ đánh giá thực trạng trong công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi tại Thái Nguyên trong chương 2.
26