Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp và bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch tỉnh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 70)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC QUY HOẠCH THỦY LỢI

2.3.1 Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành kế hoạch, chính sách, giải pháp và bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch tỉnh

hoạch, chính sách, giải pháp và bố trí nguồn lực thực hiện quy hoạch tỉnh Sau khi hoà bình lập lại được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lưu vực nghiên cứu đã có nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn nghiên cứu lập quy hoạch thuỷ lợi nhằm giải quyết tưới, tiêu chống lũ kết hợp bảo vệ môi trường.

Năm 1975-1978 Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã lập quy hoạch khai thác bậc thang dòng chính sông Cầu. Quy hoạch đã đề xuất xây dựng các hồ chứa Lăng Hít, Văn Lăng, Nà Tanh, Cổ Rồng, Thanh Mai và xây dựng thành 4 sơ đồ với nhiệm vụ: Tạo nguồn cho đập Thác Huống và hạ du bảo đảm tưới 38.500 ha cấp nước cho công nghiệp (Thành phố Thái Nguyên) 7,0 m3/s phát điện và kết hợp chống lũ cho Thành phố Thái Nguyên và hạ du sông Cầu.

Năm 1992-1995: Viện Quy hoạch Thủy lợi lập quy hoạch thuỷ lợi cho vùng thượng du sông Thái Bình đã chọn phương án bổ sung nước cho hạ du là lấy từ hồ Núi Cốc để tưới cho 28.600 ha.

Năm 1998 - 2002 Viện Quy hoạch Thuỷ lợi lập quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Cầu - sông Thương giai đoạn đến năm 2010 và Lập rà soát, bổ sung lại năm 2006 theo định hướng phát triển đến năm 2020. Trong đó có nghiên cứu các giải pháp tổng thể về cấp, thoát nước, phòng chống lũ và bảo vệ môi trường cho toàn lưu vực sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam.

Commented [Bt4]: Em phải đánh giá là hệ thống văn bản này có đồng bộ không, có ảnh hưởng tích cực nhw thế nào? Và nó tồn tại ra sau đối với cả 6 nộ dung

Hiện em mới chỉ liệt kê:

46

Năm 2000 - 2001 Viện Quy hoạch Thuỷ lợi lập Quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên đến năm 2010. Trong đó đã đề xuất các phương án công trình cấp nước tưới, tiêu úng, phòng chống lũ đến năm 2010.

Năm 2008, Viện Quy hoạch Thuỷ lợi đã nghiên cứu lập dự án “Quy hoạch phòng chống lũ và chỉnh trị sông Cầu cho Thành phố Thái Nguyên”.

Năm 2010, Viện Quy hoạch Thủy lợi đã lập Rà soát, bổ sung Quy hoạch thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010 đến 2020 được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt năm 2013.

Năm 2013, Viện Quy hoạch Thủy lợi đã nghiên cứu lập “Rà soát Quy hoạch Thủy lợi lưu vực sông Cầu – sông Thương”, đã được Bộ NN và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 5203/QĐ-BNN-TCTL ngày 27/12/2018.

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, xu thế biến đổi nguồn nước và biến đổi khí hậu (BĐKH), nước phải được coi là hàng hóa, nói cách khác chính sách cấp bù thủy lợi phí hiện nay là chưa phù hợp, khó kêu gọi đầu tư, giải pháp vốn trong công tác quy hoạch hầu như là không tưởng.

Quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi là một trong các căn cứ, là cơ sở pháp lý để phát triển kinh tế-xã hội, do vậy yêu cầu trong quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi phải tuân thủ hệ thống pháp luật hiện hành có liên quan. Thực tế trong các văn bản cụ thể của Luật Xây dựng được phân thành 4 mảng công tác sau:

+ Quản lý quy hoạch xây dựng + Quản lý dự án đầu tư và xây dựng + Quản lý chất lượng công trình dân dụng + Quản lý trật tự xây dựng

Việc ban hành đồng bộ các văn bản Luật là thành tựu quan trọng, song cũng là đòi hỏi lớn trong nghiên cứu, thiết kế quy hoạch xây dựng; phải có sự đổi mới, hệ thống lại các yêu cầu để giúp người thiết kế quy hoạch xây dựng tiếp cận được với những kiến thức mới về đánh giá hiện trạng và đề xuất quy hoạch sử dụng đất đai và định hướng tổ chức không gian...

47

a) Luật: (1) Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; (2) Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017.

b) Nghị định: Nghị định Số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/11/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ: Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

Nghị định Số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/4/2018 của Chính phủ: Quy định chi tiết một điều của Luật Thủy lợi.

c) Các Thông tư, Quyết định có liên quan:

Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09 tháng 2 năm 2012 của Bộ Kế hoạch và đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình

Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch khu chức năng đặc thù.

d) Quyết định

Quyết định 1590/QĐ-TTg ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2050.

Quyết định Số: 1541/QĐ-UBND ngày 06/7/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Dự án quy hoạch Thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2010-2020.

Quyết định Số: 1282/QĐ-UBND ngày 25/5/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011- 2015, định hướng đến 2020.

Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

48

Quyết định số 802/QĐ-BNN-TCTL ngày 22/4/2014 về ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành Thủy lợi".

Quyết định số 2153/QĐ-UBND ngày 25/08/2015 của UBND tỉnh Thái Nguyên về viêc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Quyết định số 725/QĐ-UBND ngày 20/03/2019 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Đề án Nâng cao năng lực quản lý an toàn đập, hồ chứa nước thủy lợi tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2018-2025.

Quyết định số 3040/QĐ-UBND ngày 14/11/2016 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ cho các tuyến sông có đê trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực thuỷ lợi, đê điều, phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai đã và đang từng bước được hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý giúp cho công tác chỉ đạo điều hành ngày càng tốt hơn, cụ thể:

Rà soát sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách trong công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi: Thông tư quy định năng lực đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi; Thông tư quy định thẩm quyền, thủ tục cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, đình chỉ, thu hồi giấp phép xả nước thải vào hệ thống công trình thuỷ lợi; Thông tư quy định việc cấp giấy phép cho các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi (sửa đổi, bổ sung quyết định 55/56); Thông tư quản lý quy hoạch thủy lợi; Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định của Thủ tướng về chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn; Thông tư quy định về hồ sơ, trình tự thực hiện thủ tục thỏa thuận thẩm định các hoạt động liên quan đến đê điều; Thông tư quản lý quy hoạch thủy lợi; Thông tư liên Bộ số 95/2009-TTLT-BTC-BNN-BXD về Hướng dẫn nguyên tắc phương pháp và thẩm quyền quyết định giá nước sạch tại đô thị và Nông thôn; Thông tư số 100/2009/BTC ngày 20/5/2009 về Ban hành Khung giá nước sinh hoạt; sửa đổi Nghị định 117/NĐ-CP của Chính phủ quy định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch;

Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới-tiêu chí thủy lợi.

49

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, các chế độ chính sách có liên quan: Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn phổ biến các chính sách pháp luật về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, đảm bảo an toàn hồ chứa...; Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương và phối hợp với Bộ Công An kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đê điều và phòng chống lụt bão.

2.3.2 Tổ chức thực hiện quy hoạch tỉnh Mặt đạt được là :

Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai, kiểm tra thực hiện Chiến lược phát triển thủy lợi; Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai; Xây dựng chương trình hành động của các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Bộ, Tổng cục thường xuyên chỉ đạo các đơn vị quản lý chuyên ngành tham khảo ý kiến tư vấn, các nhà quy hoạch, coi trọng công tác quy hoạch, vì vậy chất lượng quy hoạch cũng như trình độ đội ngũ cán bộ quản lý quy hoạch được nâng lên một bước.

Qua khảo sát cho thấy, xung đột trên hệ thống luôn xảy ra giữa các hộ dùng nước cuối nguồn và đầu nguồn. Đặc biệt vào mùa khô khi mà nhu cầu nước tăng cao trong khi nước đáp ứng cho hệ thống luôn thiếu, người dân không có ý thức tích kiệm nước, vì thế các hộ dùng nước cuối nguồn thường luôn trong tình trạng thiếu nước. Do là vùng núi nên việc đi lại và bơm nước rất khó khăn, tỷ lệ bơm nước đạt yêu cầu về thời gian và số lần bơm chỉ là 65%.

2.3.3 Cơ cấu tổ chức quản lý công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi Về tổ chức, phân cấp và có mô hình tưới hợp lý, bền vững

Commented [Bt5]: Viết theo hai nội dung đạt được và hạn chế cảu công tác tổ chwcs thực hiện quy hoạch tỉnh

Commented [Bt6]: Chuyển mục này lên sau mục 2.1 là mục 2.2

50

Hình 2.3.Tổng quát tổ chức quản lý hệ thống công trình thủy lợi của tỉnh Thái Nguyên

Nguồn UBND tỉnh Thái Nguyên năm 2018 Ghi chú:

Quản lý nhà nước:

Quản lý chuyên môn nghiệp vụ:

Quyết định thành lập : Hợp đồng kinh tế:

Cấp tỉnh: UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn toàn tỉnh (theo phân cấp của tỉnh tại Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên và giao cho Công ty TNHH Một thành viên KTTL Thái Nguyên quản lý trực tiếp). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên được Ủy ban nhân dân tỉnh giao

Sở Nông nghiệp

& PTNT

Công ty TNHH MTV KTTL TN

Chi cục Thủy lợi

Tổ chức dùng nước UBND cấp xã,

phường

Phòng Nông nghiệp và PTNT

(Kinh tế) UBND tỉnh Thái Nguyên

Người nông dân UBND cấp huyện,

Thành phố, Thị xã

51

thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn các công trình thủy lợi. Chi cục Thủy lợi Thái Nguyên giúp Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý nhà nước về chương trình này.

Cấp huyện (cấp thị xã, thành phố): UBND huyện (thị xã, thành phố) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn mình quản lý. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng kinh tế) giúp UBND huyện, thị xã, thành phố quản lý các các công trình thủy lợi trên địa bàn (theo phân cấp của tỉnh tại Quyết định số 2635/QĐ-UBND ngày 31/10/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên).

Cấp xã (phường): UBND xã (phường) thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an toàn các công trình thủy lợi trên địa bàn mình quản lý và được giao cho cán bộ địa chính hoặc cán bộ giao thông xây dựng giúp UBND xã quản lý nhà nước các các công trình thủy lợi trên địa bàn xã (theo phân cấp của tỉnh tại Quyết định số 2635/QĐ- UBND ngày 31/10/2010 của UBND tỉnh Thái Nguyên và giao cho các Tổ đội thủy nông quản lý trực tiếp).

Về chính sách và quy định trong quy hoạch thủy lợi

Hệ thống văn bản quy định của Trung ương hướng dẫn chưa đồng bộ và thường xuyên thay đổi, khó áp dụng vào thực tế địa phương.

Hệ thống pháp luật hiện nay chưa đồng bộ, chưa huy động được đầy đủ sự tham gia của các tổ chức và người dân; chưa tạo ra được động lực để tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác công trình thuỷ lợi hoạt động đáp ứng được cơ chế thị trường. Một số cơ chế chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi còn mang nặng tính bao cấp, gây mất cân bằng giữa các vùng. Nguồn tài chính của các tổ chức quản lý khai thác công trình thuỷ lợi chủ yếu từ cấp bù thuỷ lợi phí, tuy nhiên nguồn cấp bù thủy lợi phí chưa đáp ứng được nhu cầu sửa chữa, nâng cấp của địa phương. Cơ chế tài chính chưa đồng bộ. Thiếu chính sách khuyến khích, tạo động lực trong công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi; chưa có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng nước tiết kiệm. Các văn bản quy định, hướng dẫn của Trung ương chưa cụ thể đối với mô hình tổ chức hợp tác tự quản từ đầu mối đến mặt ruộng, nên

52

khó vận dụng vào thực tế của tỉnh; người dân không hiểu và không thực hiện nghĩa vụ đóng góp thuỷ lợi phí nội đồng.

Quy hoạch hệ thống CTTL hoàn chỉnh, đồng bộ và luôn được nâng cấp Đến nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, với sự đầu tư rất lớn của nhà nước, sự đóng góp của nhân dân và các tổ chức quốc tế, đã xây dựng được 909 hệ thống thuỷ lợi có quy mô diện tích phục vụ từ 1 ha trở lên. Đa phần các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng chưa được đầu tư đồng bộ do thiếu nguồn vốn, nhiều hệ thống công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng công trình đầu mối mà không đầu tư hệ thống kênh, dẫn đến không phát huy được hiệu quả đầu tư. Mặt khác, do việc đầu tư còn dàn trải, đầu tư vào những công trình chưa cấp bách và không phát huy được hiệu quả cao nhất, có công trình đầu tư xây dựng chưa tuân theo quy hoạch. Chính sách khuyến khích xã hội hoá đầu tư công trình thủy lợi chưa thu hút được các cá nhân và doanh nghiệp tư nhân tham gia.

Đội ngũ nhân lực quản lý quy hoạch thủy lợi có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu

Bảng 2.3. Đội ngũ nhân lực quản lý Nhà nước về quy hoạch thủy lợi

Đơn vị: Số người

TT Đơn vị Số CC, VC

Trình độ

Thạc sỹ Đại học CĐ, TC, SC 1 Sở Nông nghiệp và PTNT 5 5

2 Chi cục thủy lợi 8 3 5

Tổng cộng 13 8 5 0

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên 2018 Bảng 2.4 thể hiện ở số lượng cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về quy hoạch thuỷ lợi với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Nhận thấy, đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý cấp tỉnh trở lên đã đáp ứng được yêu cầu về số lượng nhân lực và trình độ chuyên môn.

53 Đánh giá quản lý kinh tế

+ Khả năng đảm bảo tài chính:

Khả năng đảm bảo tài

chính = Kinh phí thực tế cho O&M

= 156.159.000.000

= 88,5%

Kinh phí yêu cầu cho O&M 176.459.670.000 + Về kinh phí cấp bù TLP

Tỷ lệ kinh phí cấp bù TLP =

Kinh phí cấp bù TLP theo kế hoạch

=

50.245.000.000 = 96,2%

Kinh phí cấp bù TLP theo thực tế 52.254.800.000

+ Về chi phí quản lý vận hành (O&M) Tỷ lệ chi phí

O&M =

Kinh phí thực tế O&M

=

156.159.000.000

= 78,7%

Tổng doanh thu thực tế của tổ

chức 198.321.930.000

Qua số liệu tính toán cho thấy khả năng đảm bảo tài chính đạt 88,5% là do chi phí nhà nước cấp cho các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi rất thấp trong khi nhu cầu sửa chữa, cải tạo cũng như xây mới ngày càng nhiều hơn. Nhưng bên cạnh đó tỷ lệ thu TLP nội đồng đạt 96,2% từ đó cho thấy hộ dùng nước mong muốn từ việc đóng TLP nội đồng thì sẽ được cung cấp nước kịp thời cũng như được đáp ứng tốt về các yêu cầu trong sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ chi phí O&M chỉ đạt 78,7% do kinh phí các tổ chức quản lý khai thác CTTL bỏ ra nhiều nhưng nguồn thu thì gần như không có.

Hầu hết nguồn thu chủ yếu từ cấp bù TLP của Nhà nước.

. Đánh giá kết quả đầu ra

- Hiệu quả sử dụng công trình:

Hiệu quả sử

dụng CT = Số CT hoạt động bình thường

= 980

= 88,6%

Tổng số các công trình 1.106

- Nâng cao năng suất nông nghiệp vùng được tưới (nhờ công trình thuỷ lợi):

Hệ số quay vòng

ruộng đất =

Diện tích gieo trồng trong năm (ha)

=

84.577

= 57%

Diện tích canh tác (ha)

148.612 - Phát huy hiệu quả công trình:

Duy trì diện tích

tưới = Diện tích tưới thực tế (ha)

=

84.577 = 92%

Diện tích tưới thiết kế (ha) 92000

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quy hoạch thủy lợi trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)