4.2 Các hình thức liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
4.2.3. Các lĩnh vực liên kết
Quá trình kinh doanh nói chung và kinh doanh nông nghiệp nói riêng đều qua hai giai đoạn hoặc hai lĩnh vực ch nh là giai đoạn sản xuất và giai đoạn tiêu thụ. Để thực hiện hai giai đoạn này thì phải có cung ứng đầu vào vật chất, dịch vụ vì vậy trong nghiên cứu có thể coi đây là một giai đoạn trong liên kết. Phân tích thực trạng liên kết trong từng lĩnh vực thuộc các giai đoạn của quá trình kinh doanh được thực hiện chủ yếu qua thông tin điều tra hộ.Thực trạng chung về liên kết giữa hộ với DN theo quá trình kinh doanh được thể hiện qua thực tế liên kết qua ba giai đoạn trong kinh doanh.
Trong quá trình kinh doanh tỷ lệ tham gia liên kết giữa các giai đoạn bị giảm dần từ cung ứng đầu vào 32% tới liên kết sản xuất 19% tới liên kết tiêu thụ 12,4%. Như vậy trong số các hộ có tham gia nhận hỗ trợ theo các chương trình cũng không liên kết được với doanh nghiệp. Liên kết trong cung ứng đầu vào chiếm tỷ lệ cao nhất với 32% số hộ. Các đầu vào phổ biến nhất là giống, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Số hộ có liên kết thường rơi vào hộ tham gia mô
75
hình của các trung tâm và trạm trại. Các hộ khác thường mua bán tự do không cần ràng buộc để nhận hỗ trợ. Liên kết tất cảcác giai đoạn chỉ chiếm 6,4% là rất thấp vì đây là điều tra ở vùng hàng hóa tập trung, các điểm điều tra đều nằm trong vùng chương trình, dự án, đề án của nông nghiệp. Hơn nữa trong các giai đoạn lại liên kết với những tác nhân DN khác nhau. Như vậy cũng không thể gọi là liên kết theo chuỗi mà gọi là đa dạng hóa trong liên kết.
Bảng 4.7. Liên kết của hộ với doanh nghiệp trong các giai đoạn kinh doanh TT Liên kết
Hộ Điều
tra
Hộ có LK
Tỷ lệ (%)
Số hộ có liên kết tính theo xã Tiên
Phương
Nam Phương
Tiến
Đồng Tháp
Thanh Xuân
Lộc Thọ
1 Số hộ điều tra 250 175 69,8 50 50 50 50 50
2 Liên kết trong cung
ứng đầu vào 87 80 32,0 18 15 21 11 15
3 Liên kết trong sản xuất 75 48 19,0 5 7 18 10 8
4 Liên kết trong tiêu thụ 54 31 12,4 4 5 12 5 5
5 Liên kết toàn bộ 34 16 6,4 7 5 12 7 3
Nguồn: Điều tra hộ (2018)
* Xem xét cụ thể liên kết trong từng giai đoạn theo từng địa phương cho thấy:
- Trong cung ứng đầu vào thì liên kết trực tiếp giữa hộ và DN chiếm tỷ lệ đáng kể, trong số 80 hộ có liên kết cung ứng với DN thì 38 hộ có ký được hợp đồng chính thức với doanh nghiệp. Số còn lại chỉ là thỏa thuận miệng hoặc giấy viết tay hoặc không rõ ràng. Số có hợp đồng chính thức đều đánh giá mức độ thực hiện hợp đồng từ tốt đến rất tốt với sổđiểm đánh giá là 1,53.
Liên kết trong cung ứng đầu vào theo các xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng có sự khác biệt về số lượng liên kết, tuy nhiên số lượng đó không quá lớn. Cụ thể xã có liên kết lớn nhất là xã Đồng Tháp với 21 liên kết và thấp nhất là xã Thanh Xuân với 11 liên kết.
- Liên kết trong sản xuất
Trong sản xuất các hộ có những quan hệ liên kết với các tác nhân như hộ với các hộ khác, hộ với HTX, hộ với tổ hợp tác, hộ với các trung tâm trạm trai, hộ với các đơn vị nghiên cứu, hộ với các cơ sở tư nhân, hộ với doanh nghiệp…
76
Tùy từng hoạt động mà mối liên kết sẽ khác nhau. Khảo sát một số hoạt động thể hiện sựkhác nhau đó.
Bảng 4.8. Liên kết giữa hộ và doanh nghiệp trong một số hoạt động sản xuất TT Liên kết trong các hoạt
động Số
hộ
Tiên ã Phương
Phương Nam Tiến
Đồng ã Tháp
Thanh ã Xuân
Lộc ã Thọ 1 Hướng dẫn và hỗ trợ kỹ
thuật 30 5 4 8 8 5
2 Bảo vệ cây trồng vật nuôi 29 4 4 10 7 4
3 Tưới tiêu 19 2 3 7 2 5
4 Sơ chế, chế biến 22 4 3 5 5 5
5 Bảo quản 23 5 4 7 4 3
6 Giết mổ 30 5 4 8 8 5
7 Vận chuyển 38 7 5 11 8 7
8 iểm soát an toàn 33 6 5 9 8 5
Nguồn: Điều tra hộ (2018) Các hoạt động được liên kết nhiều là vận chuyển sản phẩm, kiểm soát an toàn, hỗ trợ kỹ thuật, giết mổ, bảo vệ cây trồng. Liên kết tưới tiêu, sơ chế, bảo quản t được quan tâm vì:
Tưới tiêu thường gián tiếp qua công ty thủy nông đến HTX, chỉ những nơi không có HTX hoặc HTX yếu kém thì các hộ liên kết trực tiếp với DN để điều tiết nước cho trang trại.
Sản phẩm của nông nghiệp Hà Nội chủ yếu là sản phẩm tươi, t qua sơ chế chế biến, bảo quản. Hơn nữa giá bảo quản đắt và bên bảo quản không chịu trách nhiệm về chất lượng. Rõ nhất là trường hợp liên kết bảo quản khoai tây vụđông để làm giống cho vụ xuân. Các hộ ở Chương Mỹ, MỹĐức ký với DN bảo quản khoai tây ởThường Tín với hợp đồng giá cả, cách đưa khoai đến và chở về, tỷ lệ hao hụt…nhưng không nêu r DN cam kết bao nhiêu % nảy mầm.
Liên kết giữa hộ và DN trong một số hoạt động sản xuất ở các xã có sự khác nhau r rệt. Các xã có số liên kết trong các hoạt động nhiều nhất đó là xã Đồng Tháp và xã Thanh Xuân; tiếp đến là xã Tiên Phương và xã Lộc Thọ; xã có các liên kết trong các hoạt động t nhất đó là xã Nam Phương Tiến (Bảng 4.8).
-Liên kết trong tiêu thụ
Các hộ thường sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm khác nhau. Ngoài phần tự tiêu thụ sản phẩm thì các hộ hợp tác liên kết tiêu thụ chủ yếu với các hộ khác, HTX, thương lái/thu gom, các bếp ăn, DN (kể cả lò mổ với sản phẩm chăn
77
nuôi). Tùy loại sản phẩm mà tình hình liên kết tiêu thụ sản phẩm sẽ có mức độ khác nhau.
Thực trạng liên kết còn được phản ánh qua ý kiến các doanh nghiệp. Các DN cũng xác nhận đã có liên kết với hộ nông dân trong cả 3 giai đoạn kinh doanh. Ba giai đoạn cung ứng, sản xuất, tiêu thụ được phân chia thành 10 công việc chi tiết. Nếu có 1 liên kết trong sốnày đều được tính là DN có liên kết nên tỷ lệ liên kết đạt khá cao và tăng dần từ cung ứng đến sản xuất và tiêu thụ nhưng cũng chỉ có 2 DN có liên kết toàn bộ cả3 giai đoạn đạt 6,6% chứng tỏ sự liên kết rất rời rạc. Liên kết trong tiêu thụ của DN với các hộ ở các xã không có sự khác biệt r rệt (Bảng 4.9).
Bảng 4.9. Liên kết của doanh nghiệp với các hộ
TT Liên kết Số
DN
ã Tiên Phương
Nam Phương
Tiến
ã Đồng Tháp
ã Thanh
Xuân
ã Lộc Thọ 1 Số DN
điều tra 30 6 7 6 5 6
2 Liên kết trong cung
ứng đầu vào 10 2 3 3 1 1
3 Liên kết trong sản xuất 14 3 3 4 2 2
4 Liên kết trong tiêu thụ 22 6 4 6 3 3
5 Liên kết toàn bộ 2 0 0 1 1 0
Nguồn: Điều tra DN (2018)
*Xem xét cụ thể liên kết trong từng giai đoạn kinh doanh của từng loại sản phẩm.
Hộ nông dân sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm nhưng do đề tài giới hạn nghiên cứu với 4 loại sản phẩm là quả, rau, hoa, lợn và gà nên nhằm phân tích thực trạng liên kết giữa hộ với DN theo 4 loại này thì đềtài đã phân loại các hộ điều tra theo hướng sản xuất kinh doanh chính là quả, rau, hoa, lợn, gà. Nội dung này được thực hiện thông qua thông tin điều tra hộ với 4 loại sản phẩm chủ yếu theo lựa chọn của đề tài là quả, rau, lợn và gà. Phân tích chỉ tập trung vào liên kết trực tiếp giữa hộ với DN dựa trên ý kiến của HND và DN.
- Trong cung ứng đầu vào: Liên kết trực tiếp giữa hộ và DN đã có với cả 4 loại sản phẩm. Trong đó chủ yếu với lĩnh vực chăn nuôi, lĩnh vực trồng trọt đã có nhưng còn t nhất là với sản xuất rau chỉcó hơn 5,9% số hộ liên kết trực tiếp với DN để mua một sốđầu vào mà DN không làm dịch vụ hoặc trên thị trường tự do
78
không bán. Là do trên thị trường các vật tư cho trồng cây ngắn ngày bán tràn lan, rất khó quản lý nên rất dễ mua.
Trong sản xuất: Liên kết trực tiếp xuất hiện ở cả 4 loại. Liên kết trong sản xuất giữa hộ với DN xẩy ra chủ yếu với chăn nuôi. Với trồng trọt thì liên kết trực tiếp với quả không đáng kể vì chủ yếu sản xuất quả dựa vào khả năng kinh nghiệm của hộ, các DN không đủ khả năng hợp tác với hộ. DN chỉ có thể hợp tác liên kết với hộ trong một số khâu như hướng dẫn cải tạo, chiết ghép vườn quả, hướng dẫn kỹ thuật bao quả, dùng chế phẩm, công nghệ x a lý Nano…
Bảng 4.10. Liên kết giữa hộ với doanh nghiệp theo một số sản phẩm TT Loại sản phẩm Số hộ trong
nhóm
Số liên kết với
Doanh nghiệp Tỷ lệ liên kết (%) 1 Trong cung ứng
Quả 95 33 34,7
Rau 67 6 8,9
Lợn 37 22 59,5
Gà 29 19 65,8
2 Trong sản xuất
Quả 95 9 9,47
Rau 67 15 22,39
Lợn 37 11 29,73
Gà 29 13 44,83
3 Trong tiêu thụ
Quả 95 11 11,58
Rau 67 9 13,43
Lợn 37 5 13,51
Gà 29 6 20,69
Nguồn: Điều tra hộ (2018) -Trong tiêu thụ: Tỷ lệ liên kết trong tiêu thụ sản phẩm rất thấp vì chỉ có một số hộ mô hình được các cơ quan của sở nông nghiệp và trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch kết nối với DN làm mô hình tuyên truyền. Không chỉ số hộ tham gia liên kết ít mà số sản phẩm DN mua của hộ cũng rất nhỏ, chỉ khoảng 3-4% số sản phẩm hộ sản xuất ra.
Ngoài liên kết trực tiếp với DN thì HND còn LK với các tác nhân khác.
Theo bảng 4.11, ta thấy chủ yếu các HND liên kết chủ yếu với HTX, các hộ hoặc c a hàng bán l , thương lái/thu gom, DN. Liên kết giữa DN cung ứng và HND là liên kết trực tiếp nên thường được thực hiện với những hộ đã có quan hệ mua bán
79
lâu dài với DN. Một số hộ tuy mới giao dịch lần đầu nhưng được bảo lãnh của chương trình dự án. Cách thanh toán có thể là trả tiền, chuyển khoản hoặc trả sản phẩm. Một số hộ không phải trả tiền mà chỉ ký nhận vật tư làm mô hình dự án còn thanh toán là do các đơn vị triển khai dự án thực hiện. Liên kết giữa hộ nông dân với các bên liên quan trong DNN ở xã Đồng Tháp là lớn nhất với 68 hộ có liên kết; tiếp đến là xã Thanh Xuân với 44 hộ có liên kêt; tiếp đến là xã Lộc Thọ và xã Nam Phương Tiến với số hộ có tham gia liên kết lần lượt là 39 và 38; cuối cùng là các xã Tiên Phương với 30 hộ tham gia liên kết.
Bảng 4.11. Liên kết giữa hộ nông dân với các bên liên quan trong kinh doanh nông nghiệp
TT Liên kết Số
hộ
Tỷ lệ (%)
ã Tiên Phương
Nam Phương
Tiến
ã Đồng Tháp
ã Thanh
Xuân
ã Lộc Thọ 1 Hộ nông dân-
Doanh nghiệp 80 32,0 15 17 25 14 9
2 Hộ nông dân-HTX 51 20,4 8 8 16 9 10
3 Hộ nông dân-C a
hàng bán l 69 27,6 11 3 21 18 16
4 Hộ nông dân-
thương lái 14 5,6 3 2 4 2 3
5 Hộ nông dân-tác
nhân khác 5 2,0 1 0 2 1 1
Tổng 219 87,6 38 30 68 44 39
Nguồn: Điều tra hộ (2018) Liên kết giữa hộ với các bên tác nhân còn lại cũng là liên kết trực tiếp nhưng cách thức rất đa dạng và mang tính chất nội bộ của từng nơi, từng thời điểm. Một sốtác nhân sau đó có quan hệ với DN nhưng một số không có quan hệ gì.
*Xem xét liên kết theo các mô hình cho thấy
Các lĩnh vực liên kết thể hiện thành các mô hình khác nhau. Từ kết quả khảo sát đề tài đã tổng quát hóa một số mô hình liên kết giữa hộ nông dân với DN đã vàđang tồn tại trên địa bàn Hà Nội.
80
Bảng 4.12. Tổng quát các mô hình liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp
(Mức độ phổ biến: Rất phổ biến 3, phổ biến 2, không phổ biến 1)
TT Mô hình Phổ biến Điều kiện
I Trong cung ứng đầu vào
1 Liên kết với đại lý của doanh
nghiệp 3 Đại lý tại địa phương. Đầu vào
thông thường 2 Liên kết có sự hỗ trợ của ngân
hàng, t n dụng 1 Có thể chấp hoặc thuộc diện ưu đãi 3 Liên kết trực tiếp 2 DN tại địa phương; đầu vào mới,
công nghệ cao 4 Liên kết cung ứng và giới thiệu
DN khác mua sản phẩm 1 DN chỉ kinh doanh đầu vào II Liên kết trong sản xuất
1 Liên kết hướng dẫn kỹ thuật mới,
kỹ thuật cao 2 DN bán đầu vào có cam kết bảo hành
2 Liên kết x lý sản phẩm sạch
hoặc bảo quản sản phẩm 1 DN có kho, điều kiện và công nghệ cao
3 Liên kết vận chuyển giết mổ gia súc
1 DN có phương tiện vận chuyển gia súc và bảo quản sau giết mổ
4 Liên kết quản lý chất lượng, truy
xuất nguồn gốc sản phẩm 1 Cơ quan quản lý chất lượng và khác mua nông sản yêu cầu
III Liên kết trong tiêu thụ
1 Liên kết tiêu thụ theo từng vụ 2 DN có yêu cầu và biết vùng sản 2 Liên kết tiêu thụ có đặt trước tiền 1 phẩmDN có khả năng và kinh doanh ổn
định 3 Liên kết tiêu thụ có hỗ trợ kỹ
thuật và quản lý chất lượng 1 DN kinh doanh sản phẩm an toàn IV Liên kết toàn diện
1 Liên kết sản xuất và tiêu thụ 1 DN có sản xuất và tiêu thụ hoặc chỉ có tiêu thu
2 Liên kết tất cả các khâu từ cung
ứng đầu vào đến sản xuất tiêu thụ 1 DN có khả năng, kinh doanh ổn 3 Liên kết bằng thuê đất và hợp tác định
kinh doanh
1 DN có khả năng, có thị trường, có đất tại địa phương
4 Liên kết qua gia công 1 DN có khả năng, có thị trường Nguồn: Điều tra (2018) và nghiên cứu tình huống (2016-2018) Sau đây là dẫn chứng về một số mô hình cụ thể:
-Liên kết giữa hộ và Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Liên Việt: Tại xã Thọ Lộc 4 hộ nông dân ký kết hợp tác xây dựng th điểm chuỗi liên kết chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm với các nội dung như tổ chức chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học toàn phần theo quy trình kỹ thuật được giám sát chặt chẽ của các bên
81
liên quan nhằm đảm bảo sản phẩm của chuỗi có chất lượng và an toàn thực phẩm; xây dựng các gian hàng sản phẩm của chuỗi tại các chợ trên địa bàn. Đây là mô hình th điểm liên kết của chương trình, các hộđược hỗ trợ một phần kinh phí nên chỉ có 4 hộđược tham gia.
- Liên kết giữa hộ trồng bưởi hữu cơ ở Nam Phương Tiến với Công ty cổ phần tập đoàn Quế Lâm trong cung ứng phân vi sinh hữu cơ và các DN Bác Tom, Bigreen, Sơn Hà để bán sản phẩm nhưng các DN trả quá r , chỉ bán được rất ít nên bà con tự bán cũng như bưởi thường. Hơn nữa chỉ bón vi sinh hữu cơ nên bưởi năng suất nhưng ăn nhạt khô nên khách hàng không thích. Liên kết này là do chủ trương của chương trình thành phố nên bà con được hỗ trợ 30% tiền phân, giống, thuốc phòng trừvà được chương trình giới thiệu các DN cung ứng và tiêu thụ.
- Liên kết giữa nông dân và DN chế biến sữa
Nông dân nuôi bò sữa ký hợp đồng liên kết bán sữa cho 3 công ty là công ty sữa Hà Nội, công ty Vinamilk và công ty sữa quốc tế IDP. Các DN xây dựng các trạm thu mua sữa tại các vùng để thu mua từ các hộ và chở về công ty để chế biến. Hình thức này cũng có xẩy ra một số điểm bất cập nên có thời gian nông dân phải đổ sữa, có thời gian nông dân phải bán bò để chuyển sang loại gia súc khác nhưng nhìn chung đây là liên kết phổ biến và thành công nhất so với các loại khác vì hầu hết sữa phải qua chế biến hoặc sơ chế mới đưa ra thịtrường.
- Liên kết giữa hộchăn nuôi và DN giết mổ gia súc gia cầm
Cho đến hết năm 2017 trên địa bàn Thành phố có 1.070 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, trong đó sốđược kiểm soát là 128 cơ sở (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2017). Trong số các cơ sở giết mổ thì số đăng ký DN rất ít. Chỉ tính riêng số được kiểm soát cũng chỉ có 4 doanh nghiệp. Các DN giết mổ liên kết trực tiếp với hộchăn nuôi theo hai cách là:
Các hộ thuê DN giết mổ gia súc rồi tự tiêu thụ. Trường hợp này chỉ cần thỏa thuận không bắt buộc hợp đồng chính thức.
DN thu mua gia súc của hộ, giết mổ và tiêu thụ. Nếu DN tiêu thụ tự do qua các quầy bán thịt ở các chợ dân sinh trên địa bàn thì cũng không cần hợp đồng mua bán. Nếu DN cung cấp cho các siêu thị, bếp ăn thì có thể phải ký hợp đồng và ràng buộc với giấy xác nhận chăn nuôi an toàn nếu siêu thị, nhà hàng yêu cầu.
82
- Liên kết giữa hộ chăn nuôi và DN theo hình thức chăn nuôi gia công. Chăn nuôi gia công là hình thức hợp tác giữa DN và người chăn nuôi, tạo ra sản phẩm chăn nuôi chất lượng cao, đảm bảo an toàn dịch bệnh. Để tham gia vào hệ thống chăn nuôi gia công, người chăn nuôi phải có vốn để xây dựng chuồng trại được thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và an toàn dịch bệnh cho từng loại vật nuôi. Trong quá trình sản xuất, hộ nuôi gia công phải cung cấp lao động, trang thiết bị và dụng cụ chăn nuôi. Các DN có trách nhiệm cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y và vắc xin; hướng dẫn, giám sát việc thực hiện quy trình kỹ thuật nuôi, thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền công nuôi theo kết quảchăn nuôi cho hộ gia công.
Trên địa bàn Hà Nội hộ nông dân chủ yếu nuôi gia công cho công ty CP Group, công ty Habaco, công ty TNHH Golden Star. Hình thức liên kết này đã giúp nông dân phát triển chăn nuôi, tăng thu nhập và thu nhập ổn định nhưng cũng có một số bất cập như vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường, công bằng giữa DN và hộchăn nuôi. Đặc biệt là chăn nuôi gia công ở Hà Nội chỉ tập trung trong phạm vi hẹp chủ yếu là các hộ ở Tiên Phương và Xuân Mai. Loại liên kết này cũng không được thành phố hỗ trợ và chú ý nên có rất ít thông tin.
- Công ty cổ phần Thực phẩm sạch 3F liên kết của 200 trang trại gà, 15 trại lợn rừng và trại giống gốc 750 nái. Công ty đã xây dựng được trại mẫu, tổ chức liên kết với người sản xuất theo hình thức hỗ trợ vùng nguyên liệu: Ứng trước kinh phí mua sản phẩm cho người sản xuất khi giá thị trường xuống thấp, xây dựng hệ thống c a hàng bán l , tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho người dân. Áp dụng hình thức chia s lợi nhuận và rủi ro, có cơ chế giá đối với người sản xuất theo biến động của thịtrường.
- Công ty cổ phẩn đầu tư và phát triển kinh tế trang trại Tiên Viên xây dựng và tổ chức hoạt động. Hình thức liên kết giữa DN và người sản xuất theo hình thức
“thuận mua vừa bán cùng thương thảo giá khi có biến động giá cả trên thị trường, bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người sản xuất, hiện đã xây dựng được thương hiệu trứng gà sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định cho người dân.
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển kinh tế trang trại Tiên Viên xây dựng và tổ chức hoạt động. Hình thức liên kết giữa DN và người sản xuất theo hình thức “thuận mua vừa bán cùng thương thảo giá khi có biến động.