4.3.1.1. Ảnh hưởng của chính sách nhà nước về khuyến khích th c ẩy liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản của Nhà nước
Để khuyến kh ch thúc đẩy liên kết nhà nước đã ban hành một số nghị quyết và quyết định như: Quyết định số80/2002/QĐ-TTg ngày 24/6/2002 về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; và gần đây nhất, Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Nghị quyết số80/2002/QĐ-TTg đã chỉ ra trong liên kết sản xuất thì hộ nông dân được s dụng giá trị quyền s dụng đất để góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết với DN hoặc cho DN thuê đất sau đó nông dân được sản xuất trên đất đã góp cổ phần, liên doanh, liên kết hoặc cho thuê và bán lại nông sản cho doanh nghiệp, tạo sự gắn kết bền vững giữa nông dân và doanh nghiệp. Nhà nước
101
khuyến khích các DN thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá (bao gồm nông sản, lâm sản, thuỷ sản) và muối với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hoá để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Trên địa bàn Hà Nội cũng đã xuất hiện một số mô hình liên kết qua góp đất như mô hình ở Sóc Sơn trước đây, nông dân s dụng đất góp cổ phẩn với DN nhưng sau đó đã thất bại. Nghị quyết cũng coi DN là bên chủ động ký hợp đồng với người sản xuất trong đó có nông dân nên hầu như sự chủđộng là do DN và vì vậy cũng không hợp lý. Nhiều hợp đồng giữa DN và hộ nông dân bị vi phạm nhưng không được x lý. Khi vi phạm thì thường nông dân bị thiệt thòi nên nông dân cũng không muốn liên kết.
Hộp 4 4 Cánh đồng mẫu lớn của Hà Nội
Chương trình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao của Hà Nội triển khai đã đáp ứng các tiêu chí về xây dựng cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Qua thực hiện chương trình, đến nay Hà Nội đã xây dựng được 120 mô hình CĐML quy mô 100ha đến 150ha.
Chương trình đã tạo sự lan tỏa rộng rãi, mang lại hiệu quả kinh tếcao cho người trồng lúa. Đến nay, các mô hình này đã phát triển bền vững.
Nguồn: Trao đổi với Bà Hoàng Thị Hòa, Giám đốc Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội, tháng 8/2017 Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn xác định Cánh đồng lớn là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mô ruộng đất lớn, với mục đ ch tạo ra sản lượng nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia.
Các hình thức hợp tác, liên kết quy định trong Quyết định này bao gồm: Hợp tác liên kết giữa nông dân, các tổ chức đại diện của nông dân, DN với nhau được thực hiện bằng các hợp đồng cung cấp dịch vụđầu vào gắn với sản xuất, tiêu thụ và chế biến nông sản thuộc các dựán cánh đồng lớn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong điều kiện sản xuất nhỏ manh mún của Việt Nam nói chung và đặc biệt của Hà Nội nói riêng thì rất khó có các dựán cánh đồng lớn theo quy định.
102
Trong gần 5 năm triển khai Nghị quyết nhưng ở Hà Nội hầu như có rất ít cánh đồng mẫu lớn, hơn nữa một số cánh đồng gọi là mẫu lớn cũng lại rất nhỏ.Đến năm 2017 diện tích lúa của Hà Nội là 189.862 ha (Sở NN & PTNT Hà Nội, 2017), Chương trình lúa hàng hóa chất lượng cao triển khai tại 12 huyện trọng điểm lúa trong 4 năm cũng chỉ xây dựng được 120 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích khoảng trên 12000 ha là quá ít và thực chất đến nay hầu như không có hợp đồng tiêu thụ lúa giữa hộ và DN hoặc giữa hộ và DN thông qua HTX trên các cánh đồng này. Với một số tỉnh cánh đồng mẫu lớn cũng gặp khó khăn vì vậy Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg chỉ có hiệu lực gần 4 năm từ 25 tháng 10 năm 2013 đến 20/8/2018. Một nghị quyết lớn tồn tại thời gian quá ngắn, hầu như chưa kịp triển khai thì đã tạo sự chán nản cho DN và nông dân vì gần như không thể với tới tiêu chí lập dự án theo quy định hỗ trợ.
Hiện nay bắt đầu thực hiện ch nh sách thúc đẩy liên kết qua Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 5/7/2018 về Chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nghị định mới đang tạo nên một hy vọng mới cho sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nghị định này chỉ rõ hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chính là liên kết.
Liên kết là việc thỏa thuận, tự nguyện cùng đầu tư, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của nông dân, cá nhân, hợp tác xã, DN (gọi chung là các bên tham gia liên kết) để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.
Trong nghị định đã chỉ r 4 nhóm đối tượng áp dụng trong đó có nông dân và doanh nghiệp, các hình thức liên kết đã đi theo quá trình kinh doanh nông nghiệp.
Tuy vậy việc thực hiện còn tùy thời gian ban hành hướng dẫn thực hiện.
4.3.1.2. Ảnh hưởng từ chính sách hỗ trợ của thành phố à Nội
Tất cả các địa phương trong cả nước đều triển khai thực hiện các văn bản ch nh sách như nhau nhưng tùy thuộc điều kiện riêng mà chịu các ảnh hưởng khác nhau. Chính sách và cách chỉ đạo của thành phố Hà Nội đã có ảnh hưởng tới thúc đẩy liên kết trong kinh doanh nông nghiệp trên địa bàn. Cụ thể:
- Ảnh hưởng của ch nh sách đầu tư theo chương trình, dựán, đề án
Các chương trình dự án, đề án phát triển nông nghiệp hoặc xúc tiến thương mại nông nghiệp đều đề cập vấn đề liên kết, coi liên kết là một tiêu chuẩn đểđánh giá sự thành công hay thất bại của đầu tư, hỗ trợ theo chương trình, dựán, đề án.
Vì vậy các đơn vị triển khai chương trình, dựán, đề án nông nghiệp như các trung tâm, các trạm trại của Sở nông nghiệp và PTNT; các đơn vị của sở công thương;
các bộ phận của Trung tâm đầu tư, xúc tiến thương mại và du lịch Hà Nộiđều phải
103
tìm kiếm sự hợp tác của các tác nhân như HTX, DN và hộ nông dân. Trong các báo cáo đánh giá chương trình, dự án, đề án nông nghiệp ít nhiều cũng có đề cập từ liên kết và nêu tên một số tác nhân nhất là HTX và doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng của chủ trương xây dựng các mô hình liên kết để nhân rộng Do chủ trương này nên thời gian qua các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp đang phát triển mạnh mẽtrên địa bàn Hà Nội. Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, toàn TP đã xây dựng và phát triển được 115 mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất - tiêu thụ nông sản an toàn, trong đó có 54 chuỗi có sự tham gia của các HTX (Lâm Nguyễn, 2018). Các hỗ trợ liên kết ngoài hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất, tiêu thụ còn hỗ trợ mô hình nâng cao trình độ, kiến thức về liên kết cho cán bộ và các tác nhân. Đây là nội dung mới nhằm tăng cường năng lực liên kết.
Một số hoạt động chính xây dựng và phát triển mô hình liên kết: Đào tạo, tập huấn kiến thức về kỹ thuật, quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm... cho các đối tượng tham gia chuỗi; Hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi; Hỗ trợ xây dựng các điểm bán và giới thiệu sản phẩm; Hỗ trợth điểm cho một số chuỗi áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi bằng mã QR, từ đó giúp các chuỗi minh bạch quá trình sản xuất, tạo niềm tin cho khách hàng khi s dụng sản phẩm. Đặc biệt thường xuyên phối hợp với Hội người tiêu dùng, Hội Liên hiệp phụ nữ Hà Nội tổ chức các Hội nghị tập huấn, Hội thảo, tham quan nhằm thay đổi nhận thức và tư duy tiêu dùng thực phẩm an toàn.
Về tiêu thụ thì đã xây dựng các c a hàng, điểm bán và giới thiệu các sản phẩm của chuỗi trên địa bàn thành phố (chủ yếu tại các quận nội thành). Đến nay, hàng ngày các chuỗi đang cung cấp cho thịtrường khoảng 13 tấn thịt gia cầm; 26 tấn thịt lợn; 2 tấn thịt bò; 282 nghìn quả trứng; 78 tấn sữa.
Một số hoạt động chính xây dựng và phát triển chuỗi: Phổ biến, tập huấn cho cơ sở các tài liệu, danh mục vật tư đầu vào, hướng dẫn hồ sơ ghi chép nhật ký s dụng thuốc BVTV, biên bản kiểm tra chéo,… Các vùng sản xuất đều tổ chức phân nhóm, hoạt động kiểm soát chéo nhau nên nông dân thay đổi tập quán canh tác và s dụng thuốc BVTV.
- Ảnh hưởng của việc tổ chức và quản lý liên kết trong kinh doanh nông nghiệp.
104
Tổ chức và quản lý liên kết của Hà Nội cũng có những ảnh hưởng tới thúc đẩy liên kết kinh doanh nông nghiệp. Trước năm 2013 việc thúc đẩy liên kết trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp được thực hiện rời rạc, riêng rẽ tại các trung tâm của Sở Nông nghiệp Hà Nội như Trung tâm phát triển cây trồng, trung tâm phát triển chăn nuôi... Trung tâm phát triển chăn nuôi Hà Nội được thành lập trên cơ sở Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc lớn Hà Nội (1/8/2008). Đến tháng 3/2010 mới được bổ sung nhiệm vụ phát triển chăn nuôi lợn, gia cầm và ngày 19/12/2011 mới đổi tên Trung tâm Phát triển chăn nuôi gia súc lớn Hà Nội thành Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội còn Trung tâm phát triển cây trồng Hà Nội đã được thành lập và hoạt động từ 24/12/2002. Các chương trình đề án nông nghiệp cũng được triển khai ở Trung tâm từ rất sớm nên các hoạt động xúc tiến liên kết được triển khai từ năm 2011 trong Chương trình lúa hàng hóa chất lượng cao.
Để tập trung các hoạt động xúc tiến thương mại, thúc đẩy liên kết vào một đầu mối nên ngày 1/10/2013 Hà Nội dã quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội với chức năng làm đầu mối giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nông nghiệp đối với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, nhà sản xuất, kinh doanh nông lâm sản, thủy sản, sản phẩm làng nghề trên địa bàn thành phố.
Ngày 15/6/2015 UBND thành phốHà Nội đã công bố Quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, thương mại, du lịch thành phố Hà Nội. Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội được sát nhập vào đây và mang tên Phòng Xúc tiến thương mại nông nghiệp.
Sự thay đổi tổ chức quản lý thúc đẩy liên kết đã có ảnh hưởng đến kết quả liên kết nhất là liên kết theo chuỗi. Trong 6 dạng chuỗi thì qua điều tra cho thấy các chuỗi trồng trọt được xây dựng từ rất sớm và là yêu cầu trong phê duyệt các chương trình lớn như rau an toàn, lúa chất lượng cao, quả giá trị cao, chè an toàn.
Các chương trình này đều báo cáo thành công nhưng trên thực tế các chuỗi này còn nhiều bất cập. Các chuỗi chăn nuôi được xây dựng muộn nhưng lại thành công hơn, bền hơn, được tin tưởng hơn (Viện Khoa học PTNT, 2017). Cũng qua thảo luận cho thấy nhiều cơ sở đang tìm kiếm các bên để liên kết theo chuỗi từ sản xuất - chế biến/giết mổ - tiêu thụ.
105
Với sựthay đổi tổ chức và quản lý thúc đẩy liên kết nên các hoạt động kết nối sản xuất - tiêu thụ, nông dân - DN ngày càng đa dạng và chuyên nghiệp hóa hơn. Số lượng các mô hình liên kết ngày càng tăng. Trước năm 2014 chỉ nói chung là liên kết các nhà, sau đó mới đề cập tới liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ, năm 2017 có 63 chuỗi liên kết, nay đã tới 70 hoặc 80 chuỗi tùy vào thông tin của các cơ quan khác nhau.
4.3.1.3. Ảnh hưởng của các tổ chức oàn thể và nghề nghiệp của nông dân Ở nông thôn nông dân thường tham gia các tổ chức đoàn thể và nghề nghiệp khác nhau. Các tổ chức này cung đã góp phần thúc thúc đẩy liên kết giữa thành viên của họ với các doanh nghiệp.
-Với các tổ chức đoàn thể
Hộp 4.5. Hỗ trợ liên kết của các tổ chức đoàn thể cho Hội viên
“Vì có hội nông dân huyện nên chúng tôi mới đến được với nông dân Hà Nội còn trước đây chỉ mua tỉnh khác trong khi đó chúng tôi lại đóng trên đất Hà Nội (Phát biểu của ông Nguyễn Trọng Thơm, Giám đốc công ty Vinanusoy trong buổi PRA tại huyện Chương Mỹ ngày 15/5/2018).
-Vụ đông năm 2016-2017 nông dân trong xã gieo trồng nhiều cây vụ đông như rau màu, đỗ tương. Thu hoạch được mùa lắm, mỗi sào được tới 60-70kg đỗ tương nhưng tư thương ép giá quá, chỉ trả có 5.000đ/kg nên không ăn thua. Cũng may hội nông dân do ông Đào Xuân Thịnh là chủ tịch đã mời được công ty thức ăn gia súc của huyện về mua với giá 7.500 đ/kg. Bà con chúng tôi biết ơn hội nông dân và ông Thịnh lắm.
Nguồn: Trao đổi với ông ng Bùi Văn Hải, xã Nam Phong, Phú Xuyên, Hà Nội ngày 5/3/2018 Các tổ chức đoàn thể như hội phụ nữ, đoàn thanh niên cộng sản, hội cựu chiến binh, hội nông dân chủ yếu tác động tới thúc đẩy liên kết qua tuyen truyền, vận động nhưng một số tổ chức đã bắt đầu có vai trò thực sự trong tổ chức cho nông dân liên kết với doanh nghiệp. Tuy chưa có nhiều nhưng có thể đưa ra một số dẫn chứng với hội nông dân Chương Mỹ và Phú Xuyên; Hội phụ nữ Nam Phương Tiến; Vai trò các Hội thường là kết nối nông dân với DN hoặc.
Hội nông dân Chương Mỹ và Hội nông dân xã Đại xuyên đã kết nối công ty Vinanusoy về thu mua đỗ tương cho nông dân với giá cao hơn thị trường còn
106
chủ tịch Hội nông dân xã Đại xuyên, huyện Phú Xuyên cũng đã hỗ trợ nông dân liên kết được với doanh nghiệp.
-Với các tổ chức nghề nghiệp
Hộp 4.6. Nghiên cứu tình huống về Hội chăn nuôi và tiêu thụ gà Mía Sơn Tây
Thịxã Sơn Tây là địa danh du lịch của Hà Nội với nhiều địa chị và sản vật như nhà cổĐường Lâm, gà m a Sơn Tây. Gà m a Sơn Tây vừa là sản vật cho du lịch vừa là sản phẩm OCOPs trong chương trình phát triển nông thôn nên cần tìm cách bảo tồn và phát triển. Vì vậy tháng 3/2015 Hội chăn nuôi và tiêu thụgà M a Sơn Tây được thành lập với 23 hội viên, chủ yếu là các hộchăn nuôi gà M a trên địa bàn Thịxã. Đến tháng 7/2018 Hội đã có 26 hội viên (trong đó có một DN chuyên về công tác ấp nở và tiêu thụ con giống) với tổng đàn gà là 90.000 con. Hội đã tự xây dựng Chuỗi liên kết Chăn nuôi - tiêu thụ gà Mía; Xây dựng, quản lý và s dụng nhãn hiệu tập thểgà M a Sơn Tây. Hội cũng đã giúp hội viên liên kết với DN trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, giới thiệu sản phẩm, ứng thức ăn gia súc.
Nguồn: Trao đổi với ông Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụgà m a Sơn Tây ngày 18/6/2018 Các tổ chức nghề nghiệp của nông dân được lập ra nhằm mục đ ch hỗ trợ nhau phát triển KDNN. Các tổ chức nghề nghiệp của nông dân thường là hội, hiệp hội, câu lạc bộ… Tuy Hà Nội chưa chú ý đến các hội nghề nghiệp của nông dân nhưng cũng đã có một số tự lập ra và sau đó cũng được đỡ đầu bởi một số chương trình của nhà nước. Một số hội nghề nghiệp thường được nhắc tới ở Hà Nội như: Hội chăn nuôi và tiêu thụ M a Sơn Tây, Câu lạc bộ trang trại tr xã Cổ Đông (Sơn Tây), Hội nhãn chín muộn Hoài Đức, Hội bưởi đường Quế Dương...
Các tổ chức nghề nghiệp có thể thay mặt nông dân tìm nguồn cung ứng vật tư, giống, hỗ trợ kỹ thuật từ các DN để mua chung về phân phối cho các hộ hoặc giới thiệu DN với HND sau đó hai bên sẽ thỏa thuận LK trực tiếp với nhau. Về tiêu thụ sản phẩm các hội nghề nghiệp có thể tự tổ chức tiêu thụ sản phẩm cho hội viên hoặc kết nối để nông dân thỏa thuận bán trực tiếp cho doanh nghiệp, giúp làm thương hiệu, tổ chức đào tạo tập huấn... Tuy vậy dạng liên kết này cũng chỉ mới l t , thu hút được một số ít nông dân làm mô hình với sự hỗ trợ của nhà nước, vai trò DN chưa cao, chỉmang t nh tượng trưng.